Dưới sự phát triển của đô thị và ngày càng có nhiều người chọn sống ở chung cư – nơi chỉ có ban công, không có sân vườn rộng rãi. Do đó, nhu cầu thị trường tìm mua cây cảnh ngày càng nhiều nên đây cũng là ngành hàng bạn có thể triển khai để “hốt bạc”. Tìm hiểu cách kinh doanh cây cảnh và xem ý tưởng này có phù hợp với bạn không?

1. Mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh cần bao nhiêu vốn? 

Bạn có thể bắt đầu kinh doanh cây cảnh với một mảnh đất nhỏ hoặc một ví trí trong vườn nhà để trồng cây. Bạn sẽ cần mua hạt giống, cành giâm, chậu hoặc giàn tự chế…  Ngoài ra cũng phải mua dụng cụ, chẳng hạn như dây nhôm hoặc đồng để đi dây, kéo lõm để cắt tỉa, các loại phân bón để kích thích cây phát triển. 

Cần bao nhiêu tiền để bắt đầu kinh doanh cây cảnh phụ thuộc vào loại hình kinh doanh (cửa hàng offline hay online), hình thức kinh doanh (bán mới, mua đi bán lại) và loại cây cảnh.

  • Với hình thức kinh doanh cây cảnh online: Cần chuẩn bị số vốn từ 10 – 20 triệu, chủ yếu là nhập hàng và mua các dụng cụ chăm sóc cây. Không cần phải chi tiền cho mặt bằng, trang trí cửa hàng thì bạn sẽ phải dồn tiền để chạy quảng cáo online để thu hút, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

kinh doanh cay canh e1631605719752 1200x2048 1

  • Với hình thức mở cửa hàng kinh doanh: Bạn cần có số vốn lớn hơn khoảng 40 – 50 triệu để trả tiền thuê mặt bằng. Thường hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh sẽ yêu cầu bạn thanh toán luôn từ 3 – 6 tháng.

cua hang kinh doanh cay canh

Diện tích mặt bằng kinh doanh cửa hàng cây cảnh cũng không cần quá rộng, tầm 20 – 30m2 là vừa đủ nhưng nên sắp xếp hợp lý để tạo không gian rộng rãi, thoải mái.

Nếu sau 6 tháng – 1 năm tình hình kinh doanh tốt bạn có thể mở rộng quy mô cửa hàng. Trong quá trình mở cửa hàng offline, nên kết hợp với các kênh online, giới thiệu sản phẩm trên fanpage, hội nhóm facebook để nhiều khách hàng biết đến bạn hơn.

Những chi phí cố định khác khi mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh bao gồm chi phí mua hạt giống, đất, chậu và các dụng cụ chăm sóc cây sẽ chiếm khoảng 30% doanh thu trung bình.

2. Xác định thị trường mục tiêu khi kinh doanh cây cảnh 

Có thể chia chân dung khách hàng mục tiêu theo những nhóm sau:

  • Khách hàng doanh nghiệp
  • Những người theo sở thích, những người làm vườn tại nhà và những người đang tìm kiếm quà tặng cũng là những khách hàng tuyệt vời để nhắm mục tiêu. 
  • Những khách hàng đơn giản là muốn tìm mua cây xanh để trang trí trong nhà hoặc nơi làm việc

Việc chia nhóm khách hàng trên sẽ giúp bạn xác định nguồn nhập cây cảnh, giá bán, dịch vụ phù hợp. Những người kinh doanh cây cảnh có kinh nghiệm thường tập trung vào nhóm khách hàng 1, 2.

3. Gợi ý nguồn cung cấp cây cảnh giá sỉ

3.1. Chợ đầu mối về cây cảnh

Với cây cảnh để bàn bạn có thể tìm nguồn cây và chậu từ khu vực Hoàng Hoa Thám, ĐH Nông Nghiệp hay Tây Tựu (Hà Nội), làng hoa Gò Vấp, hoặc tại phường An Phú Đông  (Tp. Hồ Chí Minh).

Với cây giả, cây nhựa, bạn có thể đến chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ An Đông, Kim Biên (Tp. Hồ Chí Minh) với đa dạng kích thước, màu sắc cho bạn lựa chọn. Thị trường cây giả, cây nhựa có cả kích thước siêu bé, chỉ khoảng 3-5 cm trông rất ngộ nghĩnh. Giá nhập dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn tùy từng loại, kích thước.

Hạt giống, cây giống, cành chiết bạn có thể tìm mua buôn hạt giống từ khu vực Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) hoặc liên hệ các doanh nghiệp sản xuất giống cây trồng.

cho hoa hoang hoa tham

Nếu bạn có ý định tìm hiểu kinh doanh hoa tươi có thể đọc thêm bài viết: Kinh doanh shop hoa tươi và kinh nghiệm mở cửa hàng hoa đắt khách

3.2. Tự trồng cây để bán 

Nếu bạn là người thích làm vườn, tỉ mẩn, cẩn thận có thể tự tạo nguồn hàng bằng cách mua hạt giống, cành chiết về chăm sóc. Sau đó khi cây cảnh phát triển thì bán cho khách hàng có nhu cầu. Tham khảo các nguồn cung cấp cây cảnh giống như Malu gợi ý trên.

3.3. Cộng tác viên với các nhà vườn lớn 

Nếu bạn không tự tin vào khả năng chăm sóc cây cảnh, có thể tìm đến những nhà vườn đàm phán làm CTV bán hàng. Bạn sẽ không cần đầu tư chi phí nhập hàng mà sẽ được % từ đơn hàng thành công.

Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian, chi phí để tìm kiếm và chốt đơn với khách hàng. Một số hình thức quảng cáo như đăng bài lên tài khoản facebook cá nhân, post bài trao đổi trong hội nhóm facebook, zalo….

tuyn ctv e1631607240485 1194x2048 1

4. Cách quảng bá & tiếp thị kinh doanh cây cảnh

Quảng cáo là chìa khóa để thực hiện chiến lược tiếp thị tốt. Nếu cửa hàng cây cảnh của bạn ở thành phố, khu vực đông dân cư hãy tổ chức một cuộc triển lãm cây cảnh rồi quảng bá hình ảnh thật nhiều. Chuẩn bị sẵn danh thiếp hoặc tờ rơi khi bạn tổ chức các sự kiện đó,

Xây dựng fanpage bán hàng là điều cần thiết, thường xuyên đăng tải những kiểu dáng, mẫu cây mới hoặc tổ chức minigame để thu hút tương tác từ khách hàng.

Đặc biệt khi post hình ảnh sản phẩm trên fanpage hoặc Instagram, bạn nên đầu tư phần hình ảnh. Bên cạnh những tiêu chuẩn: đẹp, rõ nét, cần quan tâm đến bố cục, ánh sáng, để sản phẩm nổi bật, thu hút khách hàng.

hinh anh san pham e1631607322879 1185x2048 1

5. Làm thế nào để giữ chân khách hàng quay trở lại

Cây cảnh ngày càng trở nên phổ biến để làm quà tặng ngày lễ, tết, khai trương, khánh thành… Do đó, bạn nên chăm sóc khách hàng cũ để họ ghé mua sắm nhiều hơn hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè của họ.

Đối với khách hàng lần đầu tiên mua sắm tại cửa hàng cây cảnh, bạn có thể khai thác một số thông tin như tên, địa chỉ, ngày sinh, địa chỉ email..

Vào những ngày lễ, tết hoặc sinh nhật khách hàng, bạn có thể gửi tin nhắn chúc mừng kèm voucher mua sắm để họ nhớ đến bạn.

Nếu cửa hàng bạn có xây dựng website, cập nhật thường xuyên các chương trình khuyến mãi, xây dựng blog, feedback khách hàng để xây dựng uy tín cho thương hiệu.

6. Tạo website đặt hàng cho cửa hàng cây cảnh của bạn 

Dưới đây là những lý do chính tại sao cửa hàng cây cảnh của bạn cần một website đặt hàng:

  • Tất cả các cửa hàng cây cảnh thành công đều có trang web – đây là kênh bán hàng uy tín, xây dựng thương hiệu vững mạnh.
  • Các tài khoản mạng xã hội như trang Facebook hoặc tài khoản cá nhân chịu ảnh hưởng của chính sách facebook nên nhiều khi quảng cáo sẽ bị ảnh hưởng. Còn website của bạn do bạn quản trị thì tính bền vững cao hơn.
  • Việc tạo một website đặt hàng cực kỳ đơn giảnBạn không cần phải mua tên miền, lập trình hay thuê thiết kế, chỉ cần sử dụng giải pháp eShop Web tích hợp trong Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh dễ dàng tạo website đặt hàng chỉ với 5 bước cơ bản. 

website cay canh

7. Một số kỹ năng mà bạn cần có để kinh doanh cây cảnh thành công

Một người kinh doanh cây cảnh hỏi sẽ luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi về các loài cây cảnh khác nhau và biết cây nào dễ trồng hơn và loài cây nào là tốt nhất cho một môi trường nhất định (cây nào nên trồng trong nhà, cây nào có thể sống được bên ngoài, miền Bắc phù hợp với cây nào, khí hậu miền Nam phù hợp với cây nào…).

Ngoài ra, bạn cũng cần có một chút kiên nhẫn, có khiếu nghệ thuật. Những kỹ năng mềm này sẽ hữu ích trong việc tạo dáng cho cây của bạn. Tất nhiên, bạn cũng biết cách cắt tỉa, đi dây, tưới nước, thay chậu, bón phân, chăm sóc cây.

cham soc cay canh

8. Tổng kết

Mở cửa hàng cây cảnh là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cho những người làm vườn, những người đam mê cây cối. Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh cây cảnh mà bạn có thể áp dụng vào thực tiễn để mang về doanh thu hiệu quả.