Freelancer đang trở thành hướng đi phổ biến của người lao động trên toàn thế giới cũng như Việt Nam. Thống kê cho thấy có tới 10 triệu lao động tại Việt Nam từ bỏ công sở để trở thành một Freelancer. Vậy Freelancer là gì? Làm Freelancer là làm gì? Hãy cùng Malu Design đi trả lời những câu hỏi đó trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Freelancer là gì?
Freelancer là cách gọi đơn giản về những người làm việc tự do. Họ được trả tiền để thực hiện công việc khách hàng yêu cầu mà không bị ràng buộc về thời gian, địa điểm làm việc. Đúng như tính chất “Free” trong tên gọi, những người làm việc tự do được làm việc cho nhiều người cùng lúc, nhiều công việc tại cùng một thời điểm. Điều họ cần đảm bảo chính là công việc hoàn thành theo đúng tiến độ hai bên thỏa thuận với nhau.
Freelancer là làm công việc gì?
Thực chất, có rất nhiều công việc khác nhau có thể được làm dưới hình thức Freelancer. Chỉ cần là công việc không bắt buộc đến tận nơi để bàn giao, thảo luận hay thực hiện, nó đều có thể làm Freelancer.
Hiện tại, rất nhiều ngành nghề đã xuất hiện hình thức làm việc tự do. Nhưng nổi bật nhất có thể kể tới các nhóm công việc như sau: viết lách, dịch thuật, thiết kế, lập trình, marketing, web design, sale… Tùy thuộc vào chuyên môn của mình, bạn có thể tìm kiếm một công việc phù hợp để bắt đầu hành trình Freelancer của mình đấy.
- Thiết kế/ Design: Công việc này yêu cầu bạn phải sử dụng thành thạo một số phần mềm nhất định để hỗ trợ công việc, ví dụ: Canva, Photoshop, AI,… Tuy nhiên, công việc này mang lại mức thu nhập khá cao trong danh sách những công việc Malu Design giới thiệu.
- Lập trình: Công việc chính trong lĩnh vực này chính là: lập trình website, thiết kế ứng dụng trên điện thoại, phát triển phần mềm,… Công việc đòi hỏi bạn cần thành thạo hoặc hiểu rõ về các ngôn ngữ lập trình như: HTML, CSS, Javascript, jQuery, Python,…
- Content/Viết lách: Công việc này phù hợp cho tất cả mọi người, chỉ cần bạn là người yêu thích viết lách, muốn sáng tạo nội dung trên các nền tảng Internet. Bạn có đảm nhận công việc trên website, facebook, mô tả sản phẩm cho những cửa hàng trực tuyến,…
- Dịch thuật: Nếu bạn có khả năng dịch thuật các ngôn ngữ, bạn có thể nhận những dự án dịch phụ đề cho phim, hoặc sách báo,….
Ưu và nhược điểm của hình thức làm việc tự do
Dù đang trở thành trào lưu, nhưng không phải ai cũng có thể lựa chọn để trở thành một freelancer. Để hiểu được lý do, hãy cùng xem những ưu nhược điểm của hình thức làm việc này nhé.
Ưu điểm của làm việc Freelancer là gì?
Có sự linh hoạt cao
Điều khiến nhiều người ưa thích công việc Freelacer đó chính là sự linh hoạt, không cần phải làm việc trong một khung thời gian như hành chính, công sở.
Bạn là một Project Manager của chính mình. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn một khoảng thời gian làm việc mỗi ngày, đảm bảo mình có sự tập trung lớn nhất. Đặc biệt, bạn cũng có thể đi làm ở quán cafe, ngồi tại nhà, trên thư viện, thậm chí là một bãi biển khi đang đi du lịch.
Công việc Freelancer giúp bạn chủ động kiểm soát
Với hình thức làm việc này, bạn có toàn quyền lựa chọn công việc, chủ dự án khiến bạn cảm nhận được sự phù hợp. Trong trường hợp công việc không đúng chuyên môn hay có mức thù lao quá thấp, bạn có thể từ chối, không hợp tác. Không có bất kỳ điều gì ràng buộc trong hình thức làm việc này nên bạn rất dễ dàng đi tìm kiếm một đối tác mới.
Có thể làm việc cho khách hàng quốc tế mà không cần đi xa
Nếu bạn đang muốn làm việc với khách hàng quốc tế nhưng chưa có điều kiện “xuất ngoại”, những công việc Freelancer thực sự là lựa chọn tuyệt vời. Hiện tại, internet đã khiến việc kết nối toàn cầu trở nên đơn giản hơn. Bạn có thể nhanh chóng tìm thấy những nhà tuyển dụng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó, thử sức để tìm kiếm những cơ hội tuyệt vời hơn cho sự nghiệp của mình.
Giúp bạn rèn luyện kỹ năng hiệu quả
Khi làm việc theo hình thức này, bạn có thể chủ động chọn lựa những công việc yêu cầu kỹ năng mà mình muốn rèn luyện. Từ đó, trau dồi và nâng cao kỹ năng đó một cách thật chủ động. Đây là điều mà bạn khó lòng tìm kiếm được ở môi trường làm việc công sở bị bó buộc bởi những hệ thống quản lý ngặt nghèo.
Cách làm Freelancer có nhược điểm gì?
Bên cạnh những ưu điểm Malu Design vừa liệt kê ở trên, công việc Freelancer cũng có những nhược điểm nhất định. Bao gồm:
Tính cạnh tranh rất cao
Thời điểm này, Freelancer đang thực sự là xu hướng của người lao động. Và tham gia vào môi trường này đồng nghĩa bạn phải đối diện với sự cạnh tranh cực lớn. Để nắm bắt được một dự án, bạn sẽ phải chủ động nghiên cứu công việc, đưa ra mức giá phù hợp để chiếm được hợp đồng cũng như lòng tin của khách hàng.
Yêu cầu tính kỷ luật, sự tự giác rất cao
Làm việc tự do đồng nghĩa với việc không có bất kỳ ai quản lý, thúc ép bạn làm việc. Bạn có thể làm bất kỳ giờ nào, bất kỳ thời điểm nào. Và nghiễm nhiên, nếu bạn có quá giấc đến 10 giờ hay 14 giờ cũng không có hình phạt được đưa ra.
Nếu không có tính tự giác, bạn sẽ khiến tình trạng này diễn ra thường xuyên. Khi đó, chắc chắn thu nhập của bạn sẽ bị thâm hụt rất nhiều. Việc phát triển công việc, thăng tiến nghề nghiệp gần như là điều không thể.
Không được bảo vệ bởi doanh nghiệp
Khi làm việc với doanh nghiệp, tỷ lệ bạn bị lừa đảo hay “bùng lương” là cực thấp. Tuy nhiên, điều này lại khá thường gặp khi bạn dấn thân vào hành trình Freelancer. Khi đối tác không thanh toán hợp đồng, chắc chắn bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để tranh cãi, mà tỷ lệ lấy lại được thu nhập cũng không cao. Do đó, người làm những công việc này cũng cần đủ cứng rắn để bảo vệ quyền lợi của mình trong những trường hợp như vậy.
Không có đơn vị trung gian
Thông thường, người lao động và đơn vị cung cấp việc làm sẽ làm việc với nhau thông qua trung gian kết nối. Đó có thể là một doanh nghiệp đại diện, cá nhân/doanh nghiệp môi giới việc làm. Khi đó, đơn vị trung gian sẽ đóng vai trò thương thảo, thỏa thuận, giải quyết khúc mắc. Nếu bạn lựa chọn trở thành một Freelancer, bạn sẽ phải tự giải quyết những vấn đề này mà không nhận được sự hỗ trợ của bên thứ 3.
Một số trang web freelancer uy tín
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hình thức làm việc tự do, rất nhiều website uy tín đã xuất hiện để kết nối chủ dự án với Freelancer trên toàn thế giới. Dưới đây là những website uy tín nhất mà Freelancer nên tham gia để tìm việc.
Upwork
Đứng đầu trong danh sách này chính là Upwork là một website sở hữu hơn 10 triệu lượt đăng ký của Freelancer. Con số đăng ký của nhà tuyển dụng trên trang này hiện tại cũng đã chạm mốc 5 triệu. Có thể khẳng định, Upwork chính là kênh tuyển dụng Freelancer lớn nhất hiện nay.
Vậy Upwork có những công việc gì? Hiện tại, các công việc được đăng tải trên Upwork thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Như lập trình, dịch vụ khách hàng, kế toán, nhân sự, viết lách, dịch thuật,… Vì số lượng tài khoản Freelancer trên trang rất lớn, bạn cần nỗ lực làm nổi bật hồ sơ nếu muốn kiếm được việc làm ưng ý.
Fiverr
Nếu bạn đang thắc mắc website để tìm việc Freelancer, hãy chọn Fiverr. Đây là một trong những trang tìm việc uy tín, được nhiều Freelancer lựa chọn. Tại đây, những người làm việc tự do giữ vai trò như người bán. Họ sẽ chủ động đăng tải dịch vụ cung cấp, kèm theo báo giá. Khách hàng sẽ chủ động nghiên cứu hồ sơ của Freelancer và liên hệ mua dịch vụ nếu cảm thấy phù hợp.
Freelancer
Freelancer là một website tìm kiếm công việc tự do sở hữu giao diện thân thiện, khiến người tiêu dùng đặc biệt thích thú. Để truy cập và sử dụng trang, bạn có thể dễ dàng đăng ký tài khoản qua Facebook và liệt kê tới 20 kỹ năng làm việc mà bạn có thể đáp ứng. Sau đó, trang Freelancer sẽ chủ động gợi ý cho bạn những công việc phù hợp để ứng tuyển, kết nối với nhà tuyển dụng.
Website này có tính năng đặc biệt là cho phép chủ sở hữu dự án đăng tải một cuộc đấu giá công khai dành cho Freelancer. Từ đó, họ có thể tìm ra những ý tưởng tốt nhất từ Freelancer với một mức chi phí cạnh tranh. Điều này có lợi với nhà tuyển dụng, nhưng với Freelancer thì không. Người lao động có thể mất thời gian làm việc, đưa ra những ý tưởng nhưng không được trả lương.
People Per Hour
Peopleperhour là nơi chủ dự án thường xuyên đăng tải thông tin dự án cũng như mức chi phí, ngân sách mà họ có thể chi trả cho công việc này. Phí trung gian của Peopleperhour.com trong tháng đầu tiên là 20% cho 500 đô. Sau đó, khoản phí này sẽ được hạ xuống còn 5% nên khá có lợi với Freelancer.
10 nghề freelancer có thể làm để kiếm tiền phổ biến nhất
Hiện tại, bạn có rất nhiều lựa chọn công việc khi trở thành 1 Freelancer. Dưới đây là những nghề nghiệp phổ biến, có nhiều cơ hội việc làm nhất.
1. Nghề viết bài – Blogger Freelancer
Viết lách là một trong những lựa chọn hàng đầu để bạn trở thành Freelancer. Bạn có thể viết blog cho các kênh truyền thông, hành nghề Copywriting, giới thiệu sản phẩm, làm phỏng vấn,… Mỗi hình thức sẽ mang những ưu nhược điểm riêng và đòi hỏi những kỹ năng riêng. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm là cơ hội nghề nghiệp Freelancer đối với người viết lách rất cao.
Để bắt đầu với công việc này thì tốt nhất là bạn nên tự xây dựng một blog riêng cho mình trước. Trên blog này, bạn sẽ tự do thể hiện trình độ, kinh nghiệm viết lách của mình thông qua nhiều bài đăng về đa dạng chủ đề. Đây cũng sẽ là cơ sở để bạn thuyết phục khách hàng giao các dự án quan trọng với mức lợi nhuận cao.
2. Tiếp thị, PR – Marketing Freelancer
Đây là một lựa chọn khó khăn vì khó lòng trở thành một người PR giỏi khi làm việc online. Chính vì vậy nhiều Freelancer bị choáng ngợp trong giai đoạn đầu tiên của công việc khi khó lòng kết nối với đối tác, đồng nghiệp của mình.
Tuy nhiên, chỉ cần chọn được chức danh phù hợp và dành thời gian để làm quen là được. Bạn sẽ sớm bắt nhịp với công việc và thấy nó tuyệt vời đến thế nào đấy.
3. Chỉnh sửa nội dung – biên soạn lỗi
Rất nhiều bản thảo sách, đồ án tốt nghiệp, văn bản quan trọng được viết nhưng chưa được trau chuốt về câu từ. Và công việc của những người chỉnh sửa nội dung chính là kiểm tra, chỉnh sửa câu từ sao cho thật trôi chảy, rõ ràng, đảm bảo cấu trúc câu tốt nhất có thể.
Một biên tập viên giỏi sẽ đảm bảo được tính dễ đọc của bản thảo. Đồng thời, soát lỗi chính tả, ngữ pháp và chỉnh sửa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, ý muốn của người viết truyền tải trong bản thảo đó.
4. Dịch thuật Freelacner
Công việc dịch thuật có thể phục vụ cho nhiều ngành nghề khác nhau như luật, y tế, kế toán, kỹ thuật, nghiên cứu thị trường, giải trí, xuất bản,… Để làm được công việc này, bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ tốt. Đồng thời nắm được những điểm cơ bản của chuyên ngành mà mình có ý định tham gia.
Nhìn chung, dịch giả thành công khi làm freelacer đều là những người có ngôn ngữ, kỹ năng ngữ pháp tuyệt vời. Nhờ vậy, họ có thê tiến hành dịch thuật tốt, tạo ra những bản dịch chất lượng cho khách hàng của mình.
5. Freelancer thiết kế/code website
Nếu bạn là code, có trình độ về làm website, con đường freelancer sẽ rộng mở với bạn. Nhu cầu tuyển dụng của ngành nghề này trong thực tế đang ở mức rất cao. Và mức thu nhập của nó cũng là những con số đáng mơ ước.
Đặc biệt, nhân viên thiết kế website có thể làm việc với nhiều khách hàng đến từ các quốc gia trên thế giới mà không cần quá giỏi ngôn ngữ. Đây thực sự là ưu điểm khiến công việc này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
6. Làm trợ lý ảo
Nếu bạn đang tìm một lựa chọn để bắt đầu làm Freelancer, hãy thử với công việc trợ lý ảo. Đây là công việc cung cấp sự hỗ trợ hành chính qua điện thoại, internet hay mạng xã hội.
Hiện tại, nhu cầu tuyển dụng trợ lý ảo của các doanh nghiệp đang rất cao. Bạn có thể ứng tuyển để trở thành một nhân viên hỗ trợ ảo cho khách hàng của họ.
7. Nhập dữ liệu – Data entry freelancer
Nếu bạn có thể đánh máy với tốc độ đạt hơn 60 từ/ phút, bạn có thể lựa chọn công việc này để kiếm tiền online. Không đỏi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức hay hoạt động trí não, việc của bạn chỉ là đánh máy lại những dữ liệu có sẵn mà thôi. Công việc này có thể thực hiện từ nhiều vị trí khác nhau với thời gian linh động. Tuy nhiên, mức thu nhập có được từ nó cũng không cao.
8. Dạy kèm online
Đây là công việc dành cho người có trình độ sư phạm. Freelancer sẽ giảng dạy nhiều bộ môn khác nhau cho học sinh thông qua hình thức online. Tuy linh động và có thu nhập tốt, những công việc này thường đòi hỏi bằng cấp, trình độ nhất định và kiểm tra thông tin ứng viên rất cẩn thận.
9. Làm SEO Website
Công việc SEO tập trung vào quá trình tối ưu một, nhiều website để nó thân thiện hơn, được Google/các công cụ tìm kiếm khác đánh giá cao hơn. Từ đó, có thứ hạng cao hơn trên thanh công cụ tìm kiếm. Đây chính là điều cần thiết để doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ và có thêm nhiều khách hàng trong cuộc chiến kinh doanh online.
10. Trở thành kế toán freelancer
Nếu bạn có nghiệp vụ kế toán, bạn cũng có thể lựa chọn trở thành Freelancer. Hiện tại, nhu cầu tuyển dụng kế toán tự do của các doanh nghiệp rất lớn. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn có thể làm việc cho nhiều doanh nghiệp cùng lúc để có được khoản thu nhập mong muốn. Tuy nhiên, bạn cần xác định là những công việc này có rất nhiều áp lực đấy.
Câu hỏi thường gặp
Sinh viên có thể làm freelancer không?
Sinh viên hoàn toàn có thể trở thành Freelancer và nó là một tiền đề rất tốt cho cơ hội đi xin việc làm sau này của bạn. Đây như thời gian tích lũy kinh nghiệm để dành cho tương lai.
Người làm công việc Freelancer có thể nhận tiền như thế nào?
Những người làm nghề tự do có thể nhận tiền qua tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng như một hình thức thanh toán. Các khoản thanh toán này thường được xử lý thông qua PayPal hoặc một hệ thống thanh toán trực tuyến khác.
Lời kết
Như vậy, bạn đã biết Freelancer là gì, Freelancer là nghề gì. Với những thông tin trong bài viết này, Malu Design sẽ giúp bạn hiểu hơn, sẵn sàng hơn khi có ý định trở thành một freelancer. Hãy chuẩn bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức và truy cập vào những website lớn để tìm được cho mình một công việc ưng ý nhé.