Theo sự phát triển công nghệ, các thiết bị ngày càng được ra đời và cải tiến nhiều hơn để phục vụ cho công việc, đời sống của chúng ta. Bất kỳ ngành nghề nào cũng có sự hỗ trợ từ các thiết bị công nghệ để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công việc nhanh và chính xác hơn. Về mảng thiết kế cũng có một “trợ thủ” chính là bảng vẽ điện tử.
Vậy bảng vẽ điển tử là gì? Bảng vẽ điện tử có cần thiết không? Bảng vẽ điện tử loại nào tốt? Malu Design sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về loại bảng vẽ đặc biệt này.
Bảng vẽ điện tử là gì?
Bảng vẽ điện tử là một thiết bị chuyên dụng trong các lĩnh vực thiết kế. Tuy có ngoại hình khá giống một chiếc máy tính bảng nhưng các chức năng của máy sẽ được lập trình riêng để phục vụ tốt nhất cho công việc này.
Bảng vẽ điện tử cơ bản sẽ bao gồm một bảng vẽ cảm ứng, nhiều loại được trang bị màn hình LCD và một chiếc bút cảm ứng chuyên dụng để kết hợp với phần mềm trên máy thông qua màn hình cảm ứng.
Các tiêu chí chọn mua bảng vẽ điện tử
Khi chọn mua bảng vẽ điện tử, bạn cần xác định rõ nhu cầu, mục đích sử dụng của mình vì hiện nay thiết bị này có rất nhiều loại khác nhau. Bên dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn chọn mua bảng vẽ điện tử dễ dàng hơn.
Đối tượng sử dụng
Bạn vừa mới bắt đầu học, tìm hiểu về thiết kế hay đã thành thạo các kĩ năng trong lĩnh vực này? Bảng vẽ thiết kế sẽ có đầy đủ các phân khúc phù hợp với mục đích của bạn, từ cơ bản đến nâng cao với nhiều tính năng phức tạp hơn.
Kiểu dáng
Kiểu dáng của máy cũng rất quan trọng, máy có thể được trang bị một màn hình to hoặc nhỏ, thân máy mỏng hoặc nhẹ. Màn hình của bảng vẽ được tử có kích thước vào khoảng 6 – 16 inch và có nhiều loại có độ mỏng, nhẹ khác nhau. Hãy xác định rõ nhu cầu sử dụng của bạn mà chọn máy có kích thước phù hợp, thuận tiện hơn cho công việc của bạn.
Chất lượng vùng làm việc
Nhiều bảng vẽ điện tử hiện nay có một vùng làm việc riêng biệt, vùng này cho phép điều khiển cảm ứng bằng bút kèm theo. Hãy chọn một số sản phẩm có độ mượt cao, tăng độ chính xác cho từng nét vẽ của bạn.
Ngoài ra, bên cạnh phần cảm ứng thì các bảng vẽ điện tử còn có nhiều phím chức năng, thông thường là 8 – 16 phím. Bạn có thể tận dụng các phím này thay thế các phím tắt, giúp thao tác nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Chất lượng màn hình LCD
Tuy nhiều loại bảng vẽ được trang bị màn hình LCD nhưng thật cũng có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Chúng ta nên chọn màn hình có đủ độ rộng, kết hợp với độ phân giải cao, chất lượng hiển thị màu sắc cũng rất quan trọng.
Hiện các bảng vẽ có màn hình Full HD giá thành cũng đã ổn hơn rất nhiều. Khi mua máy có màn hình LCD, thông thường nhà sản xuất sẽ tặng kèm cho chúng ta một miếng dán chống trầy xước.
Bút cảm ứng
Bút cảm ứng có thể xem như là “vật bất ly thân” khi sử dụng bảng vẽ điện tử. Giống với bảng vẽ điện tử, bút cảm ứng cũng đa dạng không kém về mẫu mã và các chức năng. Chọn loại bút cảm ứng phù hợp sẽ giúp bạn điều khiển các tác vụ dễ dàng hơn, cũng như thao tác với bảng vẽ thoải mái hơn.
Khả năng tương thích với các thiết bị
Độ tương thích của bảng vẽ điện tử với các thiết bị như laptop, điện thoại sẽ giúp bạn thao tác, truyền dữ liệu linh hoạt hơn. Ngoài ra, khả năng cài đặt được các phần mềm đồ họa nổi tiếng hiện nay như Photoshop, Illustrator, CorelDraw,… là rất quan trọng.
Thương hiệu
Hiện bảng vẽ điện tử khá đa dạng về thương hiệu, mỗi thương hiệu sẽ có phong cách thiết kế và chất lượng sản phẩm khác nhau, cùng với đó là giá thành sản phẩm khác nhau. Chúng ta nên chọn các thương hiệu nổi tiếng, có độ uy tín và chất lượng sản phẩm cao để đảm bảo sử dụng được lâu dài.
Một số thương hiệu bảng vẽ điện tử uy tín
Hiện nay có khá nhiều thương hiệu sản xuất bảng vẽ điện tử trên thị trường nhưng không phải ai cũng biết chúng ta nên chọn thương hiệu nào sẽ uy tín và có chất lượng cao. Bên dưới đây là tổng hợp một số thương hiệu đã rất nổi tiếng, được nhiều người chọn mua và có cả ưu điểm và nhược điểm của từng hãng.
Wacom
Wacom là hãng sản xuất bảng vẽ điện tử số 1 thế giới đến từ Nhật Bản. Các sản phẩm từ Wacom có thiết kế hiện đại, nhiều tính năng vượt trội, hướng đến trải nghiệm sử dụng của người dùng. Sản phẩm cũng được chia thành nhiều phân khúc với giá thành khác nhau nên việc lựa chọn sẽ rất dễ dàng.
Hiện nay Wacom đã có mặt trên hơn 150 quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Vì vậy, bạn có thể chọn mua sản phẩm chính hãng từ Wacom trên một số trang thương mại điện tử để được chính sách bảo hành, đổi trả tối nhất.
Ưu điểm
- Hiện các sản phẩm từ Wacom đều là chính hãng và chưa có sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái trên thị trường nên bạn sẽ yên tâm hơn khi chọn mua.
- Wacom có sự đa dạng về sản phẩm của họ, từng phân khúc sẽ dành cho mỗi đối tượng người dùng khác nhau, kể cả người mới bắt đầu làm quen với bảng vẽ điện tử.
- Độ ổn định của sản phẩm khi dùng khá tốt, hầu như không xảy ra lỗi kết nối hay các vấn đề khác liên quan đến phần mềm.
- Độ bền sản phẩm siêu cao, không bị xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng.
- Wacom hỗ trợ nhiều phương thức kết nối, song song đó các các nút chức năng tiện dụng.
Nhược điểm
- Do có chất lượng rất tốt nên giá thành sản phẩm của Wacom vẫn còn rất cao so với nhiều thương hiệu khác.
Gaomon
Gaomon là một thương hiệu khá nổi tiếng đến từ Trung Quốc. Hãng này chuyên sản xuất nhiều loại bảng vẽ điện tử với các mẫu mã khác nhau từ năm 2011, đến năm 2016 thì sản phẩm của Gaomon mới thực sự có mặt trên thị trường quốc tế.
Sản phẩm của Gaomon đã được nhiều người dùng yêu thích do có giá thành rất rẻ nhưng chất lượng và trải nghiệm của nó mang lại là hoàn toàn xứng đáng.
Ưu điểm
- Giá thành rất phù hợp.
- Rất nhiều kích thước bảng vẽ, từ nhỏ đến lớn.
- Chất lượng có thể so sánh với các thương hiệu cao cấp hơn.
- Trọng lượng của bản vẽ khá nhẹ.
Nhược điểm
- Các sản phẩm từ Gaomon vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam và thông thường phải đặt hàng từ nước ngoài.
Việc đặt hàng từ nước ngoài hiện nay đã không còn là vấn đề khi các sàn thương mại điện tử hỗ trợ chúng ta giao tận nhà với mức giá rất rẻ.
XP-Pen
XP-Pen là một trong những thương hiệu bảng vẽ điện tử đang được ưa chuộng trên khắp thế giới. Có xuất xứ từ Nhật Bản, sản phẩm của XP-Pen có thiết kế tối ưu cho không gian làm việc, bảng vẽ rất mỏng nhẹ, các nút chức năng khác được thiết kế rất tinh tế, mang lại màu sắc hiện đại trên từng sản phẩm.
Tuy có chất lượng khá cao nhưng giá các sản phẩm từ hãng lại rất “dễ chịu” nên rất dễ tiếp cận.
Ưu điểm
- Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
- Công nghệ được trang bị cho bảng vẽ rất tốt.
- Bảng vẽ điện tử đạt được nhiều chứng nhận tại thị trường châu Âu.
- Giá thành bảng vẽ khá rẻ và được chia thành nhiều phân khúc, dễ chọn lựa.
Nhược điểm
- Phần driver của bảng vẽ vẫn còn một số lỗi nhỏ nhưng vẫn có thể khắc phục nhanh chóng và không ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Huion
Huion là một thương hiệu từ Trung Quốc và đã có hơn 15 năm phát triển nên chất lượng của bảng vẽ điện tử của hãng là không thể phủ nhận. Mức giá của Huion thuộc mức vừa phải với nhiều phân loại bảng vẽ khác nhau, chức năng, thiết kế khác nhau.
Ưu điểm
- Thiết kế độc đáo, hiện đại. Kích thước bảng vẽ khá nhỏ gọn, tính di động cao.
- Được tích hợp nhiều tính năng hữu ích.
- Các phím chức năng khá đa dạng, có thể tùy biến theo ý muốn của người dùng.
Nhược điểm
- Giá thành vẫn còn khá cao.
Top 10 bảng vẽ điện tử thông minh nên mua
Malu đã tổng hợp danh sách top 10 bảng vẽ điện tử tốt nhất, bạn có thể tham khảo các thông số chi tiết và giá thành phù hợp với túi tiền của mình.
1. Bảng vẽ điện tử Wacom Intuos Pro Medium PTH-660
Nếu bạn đang tìm một bảng vẽ điện tử có kích thước gọn nhẹ thì Wacom Intuos Pro Medium PTH-660 là sự lựa chọn thích hợp nhất. Với một thiết kế tinh tế màu đen tuyền, phù hợp với mọi không gian làm việc. Kích thước bảng vẽ chỉ bằng một chiếc máy tính bảng sẽ thì bạn có thể dễ dàng mang đi bất cứ đâu.
Phía bên trái của bảng vẽ là 8 Express Key cùng với Touch Ring ở giữa, bạn có thể sử nó thay vì phải gõ các phím tắt trên bàn phím máy tính.
Khả năng tương thích của sản phẩm khá cao khi có thể kết nối đến hệ điều hành Windows hoặc MacOS thông qua kết nối USB, Bluetooth. Bút Wacom Pro Pen 2 thật sự rất “đáng đồng tiền bát gạo” với độ nhạy áp lực cao gấp 4 lần so với nhiều sản phẩm khác, khả năng cảm biến góc nghiêng cũng rất tuyệt vời.
Các nút chức năng trên thân bút còn cho phép bạn điều khiển các đối tượng trên phần mềm 3D.
Thông số kĩ thuật
- Kích thước: 338 x 219 x 8mm.
- Trọng lượng: 700g.
- Vùng hoạt động: 224 x 148mm.
- Độ phân giải: 5.080 lpi.
- Lực nhấn bút: 8192.
- Kết nối: USB, Bluetooth.
- Hệ điều hành: Windows 8.1 trở lên và MacOS.
- Hỗ trợ cảm ứng chạm đa điểm.
- Hỗ trợ hiển thị nhanh.
- 8 phím tắt tùy biến.
- Touch Ring có 4 phím tùy biến.
Giá tham khảo của Wacom Intuos Pro Medium PTH-660
2. Bảng vẽ điện tử XP-Pen Deco 01
XP-Pen Deco 01 là một sự lựa chọn rất hợp lí cho những bạn mới bắt đầu học thiết kế và làm quen với bạn vẽ điện tử. Vùng vẽ của máy khá rộng do giới với các phím tắt đã bị xóa bỏ, bạn có thể thoải mái thao tác, bên cạnh là 8 phím chức năng (Express Key) tùy chỉnh, tương thích với các phần mềm đồ họa phổ biến hiện nay.
Kích thước nhỏ gọn, độ dày chỉ 8mm sẽ giúp bạn thuận tiện hơn khi có thể mang bảng vẽ ra các quán cà phê để làm việc. Điểm đặc biệt ở XP-Pen Deco 01 là các góc của bảng vẽ có khả năng phát sáng nhẹ và có thể điều chỉnh, nhờ đó mà bạn có thể làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng.
Bút stylus kèm theo sản phẩm được bọc đệm cao su êm ái có lực nhất lên đến 8192 và một số nút chức năng hoán đổi công cụ thông minh. Song song đó, bút cũng không cần sử dụng pin nhưng tốc độ phải hồi lên đến 266 RPS, độ chính xác khi vẽ sẽ rất cao.
Thông số kĩ thuật
- Trọng lượng: 589g.
- Vùng hoạt động: 254x159mm.
- Trọng lượng: 589g.
- Độ chính xác: 0.01 inch.
- Hệ điều hành: Windows, MacOS.
- Kết nối: USB.
- Độ cao nhận tín hiệu bút: 10mm.
Giá tham khảo của XP-Pen Deco 01 là
3. Bảng vẽ điện tử Gaomon 1060Pro
Là một sản phẩm bảng vẽ điện tử có giá rất rẻ, thuộc phân khúc thấp, Gaomon 1060Pro có thể phục vụ nhu cầu sử dụng cho việc thiết kế, làm việc trên Word,…
Thiết kế màu đen tuyền, có lớp sơn tĩnh điện, cảm giác sờ vào khá tốt. Máy có vùng vẽ lên đến 10×6 inch, cũng vừa đủ để sử dụng các tác vụ. Bên cạnh cũng có rất nhiều phím chức năng khác nhau, được bố trí theo hàng dọc bao gồm 8 phím cứng và 16 phím mềm. Bút kèm theo sản phẩm có lực nhấn 8192 mức khác nhau, không thua kém gì các loại máy cao cấp khác.
Khả năng tương thích của bản vẽ này cũng được đánh giá cao khi bạn có thể kết nối qua hệ điều hành Windows 7 trở lên, MacOS và cả Android cho nền tảng di động nữa.
Thông số kĩ thuật
- Vùng hoạt động: 10×6 inch.
- Độ dày bảng vẽ: 14mm.
- Độ phân giải: 5080 lpi.
- Lực nhấn bút: 8192.
- Dung lượng pin bút cảm ứng: 800 giờ.
- Hệ điều hành: Windows, MacOS, Android.
- Phần thẻ nhớ có thể mở rộng lên đến 64GB.
Đây làm một sản phẩm rất phù hợp cho những bạn muốn làm quen với bảng vẽ điện tử và muốn tiết kiệm túi tiền.
Giá tham khảo của Gaomon 1060Pro là
4. Bảng vẽ điện tử Wacom Intuos CTL-4100
Wacom Intuos CTL-4100 sẽ không đòi hỏi quá nhiều thời gian vì nó rất dễ làm quen và sử dụng. Thiết kế của bảng vẽ này thật sự có rất nhiều cải tiến so với các phiên bản trước của hãng, kể cả những thương hiệu khác. Các phím chức năng hiện giờ đã được thiết kế lõm xuống, tạo thành một vị trí để bút khi tạm ngưng làm việc.
Kích thước của Intuos CTL-4100 rất nhỏ gọn, nó sẽ không chiếm quá nhiều diện tích trên bàn làm việc của bạn. Có thể nói đây là một thiết kế hiện đại và tối giản.
Chất lượng bút của Wacom từ trước đến nay chưa bao giờ làm người dùng thất vọng về độ phản hồi, các phím chức năng và cảm giác thao tác từ bút. Độ chính xác của từng nét vẽ là không cần bàn cãi. Cùng với đó, bút cũng không cần sạc pin.
Nếu bạn yêu thích sự gọn nhẹ thì đây là sản phẩm nên mua nhất.
Thông số kĩ thuật
- Kích thước: 200 x 160 x 8.8mm.
- Trọng lượng: 430g.
- Vùng hoạt động: 152 x 95mm.
- Độ phân giải: 2540 lpi.
- Kêt nối: USB.
- Độ phản hồi: 133 pps.
- Lực nhấn bút: 4096.
- Bao gồm 4 phím tùy chỉnh.
Ngoài ra, dòng sản phẩm này còn có phiên bản kích thước to hơn.
Giá tham khảo của Wacom Intuos CTL-4100 là
5. Bảng vẽ điện tử Huion H420
Tuy có một kích thước siêu gọn nhẹ nhưng Huion H420 có đầy đủ các chức năng cần thiết của một bảng vẽ điện tử. Ngay cạnh vùng cảm ứng 102 x 57mm chính là 3 nút chức năng, bạn có thể sử dụng thay thế cho thao tác chuột, bàn phím thông thường.
Chiếc bút cảm ứng có lực ấn lên đến 2048 mức, một con số vừa đủ cho một sản phẩm giá rẻ. Thân bút có đệm cao su chống trượt, ở trên là hai phím chức năng tiện dụng.
Huion H420 có thể sử dụng tốt cho cả Windows và MacOS, nó hỗ trợ thao tác trên các phần mềm đồ thông dụng hiện nay.
Thông số kĩ thuật
- Kích thước: 176 x 111 x 7.5mm.
- Trọng lượng: 267g.
- Kết nối: USB.
- Vùng hoạt động: 106 x 64,6mm.
- Hệ điều hành: Windows, MacOS.
- Độ phản hồi: 200pps.
- Lực nhấn bút: 2048.
- Có 3 nút chức năng.
Giá tham khảo của Huion H420 là
6. Bảng vẽ điện tử Huion H610PRO
Thuộc phân khúc cao cấp từ Huion, H610PRO mang một thiết kế độc đáo vào phần viền trên và dưới được làm cong xuống, giúp bảng vẽ được cố định trên bàn ổn định hơn. Vùng hoạt động lên đến 10 x 6.25 inch, cộng với 16 phím chức năng tiện dụng bên dưới màn hình là quá đủ để chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian thao tác. Nhà sản xuất còn tích hợp thêm 8 phím tắt bên cạnh tay trái của bảng vẽ, thao tác sẽ trở nên nhanh gọn nhất.
Bút cảm ứng có dung lượng pin lên đến 800 giờ đồng hồ chỉ sau 2 tiếng sạc đầy là một điểm cộng lớn cho sản phẩm.
Huion H610PRO hỗ trợ kết nối Android thông qua cổng OTG với một số điện thoại có hỗ trợ.
Thông số kĩ thuật
- Kích thước: 360 x 240 x 10mm.
- Vùng hoạt động: 254 x 158.8mm.
- Độ phản hồi: 233pps.
- Trọng lượng: 635g.
- Kết nối: USB.
- Lực nhấn bút: 8192.
- Hệ điều hành: Windows, MacOS, Android.
- Hỗ trọ 16 phím chức năng và 8 phím tắt.
Giá tham khảo của Huion H610PRO là
7. Bảng vẽ điện tử Ugee M708
Kích thước bảng vẽ điện tử Ugee M708 lên đến 12 inch, thiết kế bao gồm 8 phím tắt tùy chỉnh bên cạnh. Độ mỏng nhẹ của sản phẩm có thể so sánh được với nhiều dòng máy cao cấp từ Wacom khi độ mỏng chỉ vào 0.8mm nên bạn có thể di chuyển máy đi bất kì nơi đâu.
Bút cảm ứng đặc biệt không dùng pin và có cả các nút nên thân máy. Lực ấn của bút lên đến 8192 mức, độ nhạy rất cao, hoạt động mượt mà hơn trên bảng vẽ.
Thông số kĩ thuật
- Kích thước: 35.3 x 24.5 x 1cm.
- Vùng hoạt động: 10 x 6 inch.
- Trọng lượng: 1170g.
- Vùng hoạt động: 10x 6.25 inch.
- Độ phân giải nét vẽ: 5080 LPI.
- Lực nhấn bút: 8192.
- Độ phản hồi: 233RPS.
- Kết nối: USB.
- Hệ điều hành: Windows, MacOS, Android.
- Bao gồm 16 phím chức năng và 8 phím tắt cứng.
Giá tham khảo của Ugee M708 là
8. Bản vẽ điện tử Gaomon GM116HD
Được trang bị màn hình LCD với độ phân giải, chất lượng Full HD 1920×1080 kích thước 11.6 inch, GaomonGM116HD sẽ mang lại trải nghiệm sử dụng trực quan với đầy màu sắc chân thực nhất cùng công nghệ nền IPS.
Bên cạnh màn hình là 8 phím tắt chức năng tiện dụng, bạn có thể thao tác chọn công cụ trên phần mềm nhanh hơn so với sử dụng bàn phím và chuột.
Bút cảm ứng kèm theo cũng khá xịn xò, có lực nhấn 8192 cấp độ khác nhau, nét vẽ sẽ trở nên đa dạng hơn.
Thông số kĩ thuật
- Kích thước: 36,2 x 20cm.
- Độ phân giải màn hình: 1920×1080 (Full HD) tỉ lệ 16:9.
- Loại màn hình LCD: IPS.
- Độ phân giải: 5080LPI.
- Lực nhấn bút: 8192.
- Tốc độ quét bút: 226 điểm/s.
- Kết nối: HDMI, USB.
- 8 phím cứng chức năng.
Giá tham khảo của Gaomon GM116HD là
9. Bảng vẽ điện tử XP-Pen Artist 12 Pro
Chất lượng sản phẩm của XP-Pen luôn được đánh giá cao, XP-Pen Artist 12 Pro mang lại một trải nghiệm vẽ chân thực nhất trên màn hình LCD Full HD 11.6 inch. Màn hình sử dụng công nghệ full-laminated tránh hiện tượng lệch ngồi bút, tăng độ chính xác cho từng nét vẽ.
Đặc biệt, bên trái của bảng vẽ có 8 phím chức năng và 1 nút màu đỏ dùng để điều khiển đối tượng 3D, ví dụ như xoay, phóng to, thu nhỏ,… Có thể nói, trải nghiệm sử dụng của bạn sẽ được nâng cao đáng kể.
Thông số kĩ thuật
- Kích thước: 351.52 × 225.38 × 12.9mm.
- Vùng làm việc: 256 x 144mm.
- Độ phân giải màn hình: 1920 x 1080 (Full HD) tỉ lệ 16:9.
- Độ phân giải: 5080LPI.
- Lực nhấn bút: 8192.
- Số màu hiển thị: 16.2 triệu màu.
- Tốc độ phản hồi: 266RPS.
- 8 phím tắt tiện dụng.
- 1 phút điều khiển đối tượng.
Giá tham khảo của XP-Pen Artist 12 Pro là
10. Bảng vẽ điện tử Gaomon GM156HD
Cái tên cuối cùng trong danh sách của chúng ta chính là bảng vẽ điện tử Gaomon GM156HD với màn hình LCD. Màn hình của phiên bản này khá to, lớn hơn so với một chiếc laptop 15.6 inch, cũng vừa đủ để chúng ta thao tác thoải mái nhất. Malu đánh giá cao về màu sắc hiển thị trên màn hình khi tone màu không bị chói, màu sắc có vẻ ấm, dễ chịu hơn cho mắt khi dùng trong một thời gian dài.
Bút của sản phẩm cũng được thiết kế không cần dùng pin vẫn có thể sử dụng được, tăng thêm phần tiện lợi cho người dùng. Độ phản hồi của bút rất nhanh, hầu như không có độ trễ, nét vẽ của bạn sẽ chính xác hơn rất nhiều lần.
Thông số kĩ thuật GAOMON 156HD version 2022:
- Chất liệu vỏ: Nhựa ABS
- Màu sắc: Đen
- Công nghệ màn hình: IPS LCD
- Kích thước (dài – rộng – cao): 452.4 x 252 x 19.5mm
- Kích thước bảng vẽ: 15.6 inch
- Khu vực làm việc: 344.16 x 193.59mm
- Khối lượng: 1.58kg
- Độ phân giải màn hình: 1920 x 1080 (16:9)
- Tương phản: 1000:1 – Góc nhìn trực quan: “89 ° / 89 ° (H) / 89 ° / 89 ° (V) (Typ.) (CR > 10)”
- Độ sáng: 250cd / m2
- Gam màu: 72% (NTSC)
- Lực nhấn : 8192
- Tốc độ phản hồi : 266pps
- Độ Phân Giải bút : 5080LPI
- Số lượng phím cứng: 10
- Cổng tín hiệu: Mini HDMI, Type-C
- Hệ thống tương thích: Win 7 trở lên, Mac OS 10.11 trở lên
- Độ nghiêng khung tản nhiệt tùy chỉnh: 20 – 80 độ
- Bút không sạc
- Chiều cao cảm ứng: 10mm
Giá tham khảo của Gaomon GM156 là
Ưu và nhược điểm chung của bảng vẽ điện tử
Bảng vẽ điện tử cũng có một số ưu nhược điểm riêng của nó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Ưu điểm
- Thiết kế hiện đại, mang tính thẩm mĩ cao. Kích thước bảng vẽ nhỏ gọn sẽ phù hợp với nhiều không gian làm việc, tiện cho việc di chuyển khắp nơi.
- Thao tác vẽ trên bảng vẽ điện tử sẽ rất thoải mái, cho độ chính xác rất cao do có thể cảm biến được áp lực từ ngòi bút. Bút cảm ứng cũng được thiết kế chuyên dụng với nhiều kích cỡ ngòi khác nhau, phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau.
- Có thể tương thích với nhiều thiết bị khác nhau, nhiều phần mềm vẽ đồ họa chuyên dụng trên mọi nền tảng.
- Tạo sự thoải mái khi làm việc trong thời gian dài, cổ tay sẽ không bị mỏi như sử dụng chuột máy tính.
Nhược điểm
- Nhiều sản phẩm giá thành vẫn còn khá cao, nhiều bạn học sinh, sinh viên khó tiếp cận được.
- Các phiên bản có màn hình LCD cũng có giá cao.
Tuy có mức giá cao nhưng đổi lại chất lượng của bảng vẽ điện tử là không cần bàn cãi.
Nên mua bảng vẽ điện tử hay máy tính bảng?
Cũng có rất nhiều phân vân không biết nên chọn mua bảng vẽ điện tử hay máy tính bảng để phục vụ nhu cầu vẽ đồ họa trên phần mềm. Tuy có bề ngoài khá giống nhau, nhưng 2 thiết bị này hoàn toàn khác nhau về một số mặt, bên dưới đây là các so sánh chi tiết, bạn có thể tham khảo.
1. Tính tiện dụng
Máy tính bảng được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu học tập, giải trí và cũng có thể hỗ trợ vẽ cơ bản. Tuy nhiên, bảng vẽ điện tử là thiết bị chuyên dụng dành cho vẽ đồ họa, vì thế nó sẽ được loại bỏ các tính năng không cần thiết như chụp ảnh, gọi điện,… chính vì thế mà nó sẽ được tập trung hơn vào các chức năng hỗ trợ vẽ, cùng với các phím tắt tiện dụng, điều khiển thông qua bút cảm ứng.
Do vậy, bảng vẽ điện tử cũng có độ mỏng nhẹ cao hơn so với máy tính bảng thông thường, giá thành sản phẩm cũng rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc loại bỏ nhiều tính năng không cần thiết cũng giúp bạn tập trung hơn vào công việc của mình, tránh bị phân tâm bởi các ứng dụng giải trí xung quanh.
2. Các phần mềm chuyên dụng
Các phần mềm hỗ trợ vẽ, thiết kế chuyên nghiệp, nổi bật là các phần mềm từ Adobe sẽ tương thích tốt hơn với bảng vẽ điện tử. Tuy trên nền tảng di động của máy tính bảng vẫn có các phần mềm này, bạn vẫn có thể tải và sử dụng nhưng nhiều tính năng bị hạn chế đáng kể do là nền tảng mobile, ngược lại thì bảng vẽ điện tử sẽ được cài đặt hoặc tương thích sử dụng trên hệ điều hành Windows, MacOS.
Hơn nữa, một số phần mềm cũng không có mặt trên nền tảng di động, ví dụ là một số phần mềm nổi tiếng như Dimensions, Adobe Indesign, Blender,… nên đây cũng là một hạn chế rất lớn trên máy tính bảng. Chính vì vậy, khi dùng bảng vẽ điện tử, các tính năng trên nhiều phần mềm đồ họa sẽ không bị mất do được kết nối trực tiếp với các thiết bị khác.
3. Độ chính xác của nét vẽ
Tuy cả hai thiết bị đều có khả năng tương tác thông qua màn hình, vùng làm việc cảm ứng nhưng chúng có sự khác biệt rất lớn.
Do dùng bút cảm ứng chuyên dụng và được trang bị các công nghệ chuyên biệt để cảm biến áp lực bút nên độ chính xác của nét vẽ trên bảng vẽ điện tử chắc chắn sẽ rất cao, thêm vào đó là độ nghiêng, đậm nhạt của từng nét vẽ. Song song đó, bút cảm ứng của bảng vẽ điện tử còn có thêm nhiều các chức năng khác, hỗ trợ người dùng tốt hơn khi làm việc.
Còn đối với máy tính bảng thì ngoài dùng tay ra, bút cảm ứng cũng chỉ hỗ trợ các tính năng không cần thiết cho công việc này.
Tạm kết
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu các thông tin liên quan đến bảng vẽ điện tử. Bạn có thể tham khảo danh sách tổng hợp các sản phẩm bảng vẽ điện tử để so sánh giữa các sản phẩm. Bạn có quyết định mua bảng vẽ điện tử không? Bạn sẽ mua loại nào? Chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời của mình rồi.