Quản lý và sử dụng tiền bạc một cách thông minh không phải là việc có những khoản đầu tư lợi nhuận tốt đi kèm với rủi ro cao, không phải là việc tài khoản ngân hàng của bạn có hàng dài chữ số 0. Cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể chi tiêu và sử dụng đồng tiền mình kiếm được một cách hợp lý hơn.
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại tốn quá nhiều tiền cho bộ quần áo này, cho bữa ăn này, cho các thú vui giải trí này? Đọc bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được những bước cơ bản để có khả năng tài chính vững vàng.
Các Bước Quản Lý Và Sử Dụng Tiền Bạc
1. Đặt ra một mục tiêu về tài chính
Thấu hiểu tình trạng hiện tại sẽ giúp bạn xây dựng được ngân sách phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bạn có đang tiết kiệm để mua một đôi giày, một chiếc xe mới, hay dùng chúng để trả nợ tiền nhà? Hãy liệt kê đầy đủ các công việc ưu tiên cần sử dụng đến tiền bạc của mình ra một tờ giấy, từ đó bạn sẽ đặt được mục tiêu về tài chính phù hợp.
2. Thống kê thu nhập theo tháng từ tất cả các nguồn.
Hãy bắt đầu tính tổng thu nhập của bạn trong một tháng để cân đối giữa thu và chi. Bạn cần chắc chắn rằng mọi chi tiêu của mình sẽ không vượt quá thu nhập cá nhân để phòng trừ các trường hợp khẩn cấp cần phải sử dụng đến tiền bac.
>>> 9 Lý do thất bại trong kinh doanh
3. Tính toán các chi phí cần thiết.
Liệt kê đầy đủ các khoản chi phí cố định theo tháng của bạn. Những khoản chi phí đó có thể là tiền nhà, tiền điện thoại, tiền xe cộ đi lại, tiền ăn hàng ngày, tiền đi chơi với người yêu và các khoản chi phí khác nữa.
Tính toán xong có lẽ bạn sẽ hơi giật mình một chút đấy.
4. Tìm kiếm những khoản tiền có thể tiết kiệm được.
Tiếp đó hãy rà soát tất cả các khoản chi phí mà bạn phải bỏ ra theo ngày, theo tháng. Đừng bỏ qua những khoản nhỏ như tiền vé xe, tiền trà đá, tiền cà phê.. bởi gộp lại theo tháng cũng là một con số lớn đấy.
Bạn có thể phát hiện ra những khoản tiền bị phung phí có thể tiết kiệm được mà bản thân không hề hay biết.
5. Theo dõi chi tiêu của bản thân.
Bạn có thể liệt kê các khoản chi tiêu của mình ra giấy, ra excel hoặc các phần mềm quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại. Việc theo dõi chi tiêu hàng ngày sẽ giúp bạn tránh chi tiêu quá tay, cuối tháng phải ăn mỳ tôm 3 bữa 1 ngày.
6. Đặt ra các mục tiêu tiết kiệm.
Việc tiết kiệm sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết rõ mình tiết kiệm vì lý do gì. Hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể như, khoản rủi ro khẩn cấp, khoản mua nhà, sửa nhà, khoản hưu trí, khoản du lịch,.. Rõ ràng việc đặt ra các mục tiêu tiết kiệm sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực hơn.
7. Đầu tư cho bản thân.
Tất nhiên rồi, đừng quên đầu tư cho bản thân chính là ưu tiên số một. Dành tiền bạc và thời gian mua một vài quyển sách hay, tham dự những khóa học của chuyên gia sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, tăng được thu nhập của mình trong tương lai.
Khám phá thêm các kiến thức kinh doanh khác tại Blog của Malu