Nội thất một thị trường tiềm năng nhưng không phải là một mặt hàng dễ kinh doanh. Để gia tăng tính cạnh tranh các ngành hàng như đồ gia dụng, đồ ăn vặt, cây cảnh, mỹ phẩm, thời trang,… đang sử dụng hình thức kinh doanh online. Vậy đối với ngành nội thất thì sao? Cùng Malu lên kế hoạch kinh doanh nội thất online chi tiết để nâng cao doanh số, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nhé!
1. Tổng quan ngành kinh doanh nội thất
Ngành kinh doanh nội thất ở Việt Nam được biết đến với những sản phẩm thủ công chất lượng có tính thẩm mỹ cao. Nhưng để đánh giá tổng quan về ngành thì chúng ta cùng tìm hiểu một số yếu tố sau:
1.1. Phân khúc thị trường
Thị trường nội thất Việt Nam có thể chia thành 2 phân khúc chính: Hàng thông thường và hàng cao cấp.
- Các sản phẩm thông thường là mặt hàng nội địa được làm thủ công bởi thợ mộc hoặc các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương.
- Hàng nhập khẩu hoặc được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn, chuyên nghiệp là dòng cao cấp hơn.
1.2. Đối thủ cạnh tranh
Bất kể kinh doanh trên kênh offline hay online chúng ta cũng phải biết đối thủ của mình là ai? Họ đang nằm ở vị trí nào trên thị trường? Mặt hàng họ đang bán, kênh phân phối, chiến lược kinh doanh,… ra sao? Mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh nội thất này khá cao, vì thế việc tìm hiểu đối thủ trên thị trường càng quan trọng.
Sau đó tự đánh giá năng lực, lợi thế cạnh tranh của chính cửa hàng mình để tìm được chiến lược phát triển hợp lý. Ví dụ như kinh doanh nội thất online.
1.3. Tiềm năng khi kinh doanh nội thất online
Kinh doanh online được đánh giá là một bước đi rất tiềm năng và góp một phần không hề nhỏ tới thành công của nhiều cửa hàng, có thể đáp ứng nhiều ngành hàng khác nhau bao gồm cả nội thất. Khi mua hàng trực tuyến, khách hàng có thể tham khảo những hình ảnh, giá cả, mô tả, thậm chí là cả đánh giá của người mua trước về một sản phẩm, từ đó ra tăng cơ hội chốt đơn.
Đối với ngành nội thất, có một câu hỏi lớn là “làm sao tìm được khách hàng?” đặc biệt là khách hàng mua online. Đáp án chính là thông qua những kênh bán và truyền thông tiếp thị của bạn.
Thế giới trên Internet rộng lớn nhưng người có nhu cầu mua hàng thường tập trung nhiều trên các “khu chợ online” như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website bán hàng,… Quan trọng là phải phủ sóng sản phẩm nội thất của bạn trên các kênh này, để khi khách hàng tìm kiếm mặt hàng nội thất thì luôn có thể tìm ra sản phẩm và thương hiệu của bạn.
Nếu bạn tự tin vào sức cạnh tranh của thương hiệu mình, cung cấp được mức giá hợp lý, sản phẩm chất lượng thì không có lý do gì khách hàng lại không mua hàng của bạn.
Xem thêm: Hot: Ý tưởng kinh doanh đồ décor nội thất online
2. Ưu nhược điểm của ý tưởng kinh doanh nội thất online
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
Khách hàng có xu hướng muốn đến tận nơi kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua . Nên kinh doanh nội thất online gặp khó khăn trong việc xây dựng niềm tin trong lòng khách hàng |
3. Gợi ý những kênh kinh doanh nội thất online phù hợp
Một số kênh kênh truyền thông hiệu quả để kinh doanh nội thất online như:
3.1. Website bán hàng
Để có thể tiếp cận với khách hàng, bạn cần có công cụ, cầu nối để tiếp cận. Website bán hàng là một sự lựa chọn không tồi. Bạn sẽ không gặp bất kỳ hạn chế nào về hình ảnh, nội dung trên website. Một số “ông lớn” như: Phố Xinh, Nhà Đẹp, Dafuco,… đều có website riêng là công cụ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình.
Website cần có giao diện dễ nhìn, phân chia nội dung rõ ràng để khách hàng dễ tìm kiếm thông tin. Nên thiết kế website có thể mua hàng ngay và thao tác mua hàng nhanh gọn, đơn giản.
3.2. Mạng xã hội
Mạng xã hội là một kênh quảng bá sản phẩm vô cùng hiệu quả, hỗ trợ bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách chính xác, dễ dàng. Đối với ngành nội thất, mạng xã hội khó có thể trở thành kênh bán hàng trực tiếp nhưng để tương tác với người dùng, tăng nhận diện thương hiệu của bạn trong cộng đồng thì cực hiệu quả.
Với Facebook, Instagram, TikTok,… chạy quảng cáo có thể giúp bạn tiếp cận được khách hàng một cách tối ưu nhất. Những hình ảnh sản phẩm hiển thị trên mạng xã hội được bố trí, sắp xếp theo nhiều cách đẹp mắt, dễ thu hút khách hàng.
3.3. Sàn thương mại điện tử
Nhận thấy nhu cầu mua bán mặt hàng nội thất gia tăng, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã đẩy mạnh việc kinh doanh mặt hàng này với nhiều chiến dịch khuyến mại, giảm giá hay dịch vụ hỗ trợ.
Ngoài ra lượng người dùng trên các sàn TMĐT là cực lớn, nếu biết các tận dụng bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi họ thành khách hàng của mình. Chính vì thế, nhiều cửa hàng kinh doanh nội thất online trên thị trường đã lựa chọn đây là kênh bán chủ lực.
Nắm chắc thời điểm có chương trình khuyến mãi phù hợp đẩy mạnh tiêu thụ. Ngoài ra, hình ảnh nên được đầu tư cho hợp với đối tượng mục tiêu của shop. Cung cấp đầy đủ các loại thông tin để gia tăng độ tin cậy cho gian hàng nội thất online của mình.
3.4. Kênh diễn đàn và định dạng khác
Các diễn đàn và blog đã không còn là kênh tương tác, giao lưu số một nhưng bạn vẫn có thể convert được khách hàng từ đây. Đừng bỏ xót bất cứ cơ hội nào để tiếp cận khách hàng. Việc có thể thấy được sản phẩm, thương hiệu nội thất của bạn ở mọi nơi trên internet sẽ giúp gia tăng độ nhận diện và dễ làm cho khách hàng ghi nhớ.
4. Lập kế hoạch kinh doanh nội thất online chi tiết và hiệu quả
4.1. Lựa chọn thời điểm và xu hướng khi kinh doanh nội thất online
Cũng giống như rất nhiều các mặt hàng khác, kinh doanh nội thất cũng rất coi trọng yếu tố thời điểm. Một bí quyết trong ngành là bạn có thể tìm hiểu xem người ta hay đi mua bất động sản, mua nhà vào khoảng thời gian nào trong năm, bởi đi kèm với đó họ cũng sẽ mua nhiều nội thất.
Ngành nội thất bị ảnh hưởng nhiều bởi gu thẩm mỹ, sự sáng tạo và tính nghệ thuật. Nhu cầu và xu hướng sử dụng đồ nội thất cũng khác đi theo từng thời điểm. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật những mẫu nội thất mới, phù hợp với thị hiếu của tệp khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm tới.
4.2. Nghiên cứu đối thủ trên thị trường
Xác định xem đối thủ đang bán chạy và không bán được những mặt hàng, chủng loại nào. Tìm hiểu nguyên do là bởi thời vụ, gu thẩm mỹ, chất liệu,… hay bất cứ lí do gì để làm tiền đề lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp.
Về mặt truyền thông, mình bán online vậy đối thủ trực tiếp trên nền tảng online của mình là ai, họ tiếp cận tới khách hàng tiềm năng thông qua các kênh nào, với những chiến dịch marketing ra sao. Tham khảo các mẫu quảng cáo nội thất của đối thủ và học tập những content quảng cáo thú vị có lượng khách hàng quan tâm nhiều.
Và cần tránh đánh chung thị trường và sản phẩm với những ông lớn nổi tiếng trong ngành.
4.3. Tạo được sự khác biệt về sản phẩm
Sản phẩm nội thất trên thị trường rất nhiều, để tạo điểm nhấn thu hút khách hàng bạn cần lựa chọn những sản phẩm độc đáo hoặc chuyên biệt, khác lạ so với đối thủ. Bạn có thể lựa chọn kinh doanh những sản phẩm đồ nội thất chỉ làm từ gỗ, hoặc những sản phẩm nội thất thông minh, những sản phẩm chỉ có xuất sứ từ một địa điểm nổi tiếng,… Và cho khách hàng biết được thế mạnh về sản phẩm của bạn kinh doanh.
Khách hàng nội thất thường có tâm lý nếu một cửa hàng bán chuyên về một dòng sản phẩm cố định, xuất sứ từ một quốc gia hoặc mang một phong cách riêng thì sẽ đáng tin hơn và dễ ra quyết định mua hàng hơn.
4.4. Xây dựng nội dung, hình ảnh cho sản phẩm
Người tiêu dùng online chỉ được xem sản phẩm qua màn hình nên độ tin tưởng của họ thường không cao. Để khách hàng cảm nhận về sản phẩm của mình một cách chân thực và rõ nét nhất bạn cần đầu tư về mặt hình ảnh, nội dung.
Nên chụp nhiều góc khác nhau để khách hàng có thể quan sát được và ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Đính kèm với phần hình ảnh là phần nội dung mô tả sản phẩm, công dụng, chất liệu, xuất sứ, giá bán,… cung cấp đầy đủ thông tin để khách hàng có thể tìm hiểu kỹ.
Một số mẹo đơn giản bạn tự chụp được để sản phẩm nội thất của bạn trông thật đẹp mắt và tăng cơ hội bán được hàng với giá cao:
- Đảm bảo sản phẩm sạch sẽ trước khi chụp
- Hạn chế đồ vật không cần thiết, tập trung vào sản phẩm chính
- Điều kiện chụp ảnh phải tốt từ ánh sáng đến bố cục
Thêm vào đó, liệu sản phẩm của bạn có câu chuyện gì thu hút không? Có nằm trong bộ sưu tập giới hạn? Được làm bằng chất liệu đặc biệt hiếm có? Hay sản phẩm đang là hot được những người nổi tiếng sử dụng? Ngoài ra, để tăng sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm, bạn có thể thêm các giấy chứng nhận, bằng cấp, giải thưởng nếu có.
4.5. Lập kế hoạch marketing online
Lập kế hoạch marketing cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thu hút khách hàng. Đối với mỗi kênh bán hàng sẽ có những chiến lược marketing riêng biệt. Thực hiện các chương trình giảm giá khuyến mãi, cung cấp dịch vụ vận chuyển sản phẩm, tổ chức các minigame tặng quà hoặc gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng vào các ngày sinh nhật lễ, Tết.
Với kênh bán hàng online, bạn nên tạo một website bán hàng chuyên về nội thất, đầu tư chạy Quảng cáo Google, tối ưu hóa từ khóa để khi khách hàng tra cứu các vấn đề liên quan đến mặt hàng nội thất thì trang của bạn luôn ở top đầu tìm kiếm.
Ngoài ra, bạn nên đa dạng hóa kênh bán hàng để tương tác và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Có thể khai thác cả trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… và sàn TMĐT. .
4.6. Dự toán chi phí đầu tư kinh doanh nội thất online
Chi phí đầu tư là một phần quan trọng tiếp theo cần nghiên cứu và tính toán để hoàn thành những nội dung đã vạch ra. Không nên tính ra con số sát nút quá mà cần để vơi ra tránh trường hợp giá cả biến động làm thiếu vốn đầu tư. Luôn thêm sẵn một phần vốn dự phòng để xoay vòng kinh doanh thời gian đầu và phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra.
Đồ nội thất không phải là một mặt hàng dễ bán, nên thời gian đầu bạn không nên ôm quá nhiều hàng. Số vốn đầu tư để nhập hàng cũng không phải là con số nhỏ nên nếu ôm hàng quá nhiều và không bán được sẽ dẫn đến tồn kho, thua lỗ.
Tổng kết
Kinh doanh đồ nội thất online không dễ dàng vì khách hàng rất khó tính, tính cạnh tranh lại khá cao. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết để lên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiệu quả nhất.