Shop bạn mở đã lâu nhưng hàng bán cứ đều đều, lợi nhuận vẫn đủ ăn nhưng không có sự tăng trưởng? Bài viết này Malu sẽ đưa ra 5 lý do thường khiến shop thời trang của bạn không cách nào tăng trưởng được doanh thu. Ghi nhớ 5 lý do này để có cách gia tăng lợi nhuận hiệu quả nhé!
1. Chi phí ngày một tăng trong khi doanh số vẫn dậm chân tại chỗ
Theo thời gian, việc kinh doanh của bạn được cải thiện nhưng không đủ bù đắp giá chi phí ngày càng leo thang. Những chi phí tăng lên có thể kể đến như chi phí thuê nhân viên, thuê mặt bằng, giá vốn hàng hóa lớn hơn hay điện nước cũng tăng dần qua các năm.
Để doanh số được cải thiện, khi bạn không thể kiểm soát được sự tăng lên của chi phí, hãy tìm cách thúc đẩy hoạt động bán hàng để gia tăng doanh số.
Nếu bạn cảm thấy doanh thu bán hàng đang có xu hướng tăng, nhưng lại không để ý đến chi phí cũng có chiều hướng lớn dần, thì tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận sẽ không có sự tăng trưởng.
Tốt nhất là bạn nên tạo những báo cáo phân tích tình hình bán hàng theo từng tháng theo các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận để có sự đánh giá đúng nhất thực trạng bán hàng. Từ đó có những cách thức để cải thiện doanh số bán hàng.
2. Bán mãi những mặt hàng đã cũ
Bán mãi những mặt hàng đã cũ
Thời trang là ngành luôn có sự thay đổi. Bởi vậy, nếu kinh doanh mà bán mãi những mặt hàng đã cũ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của cửa hàng. Những mặt hàng bán chạy không phải lúc nào cũng phù hợp và bán chạy ở mọi thời điểm. Xu hướng thời trang luôn thay đổi, khi các mẫu váy áo đã hết trend, khách hàng thường giảm hứng thú với những mặt hàng từng bán chạy đó.
Một ví dụ đơn cử, năm ngoái cửa hàng bán rất chạy một mẫu áo sơ mi. Năm nay bạn dự định sẽ nhập lại mẫu áo đó về bán. Trước khi làm vậy, hãy cân nhắc:
– Không nhập số lượng lớn để xem thị hiếu khách hàng tại thời điểm hiện tại
– Màu sắc mẫu áo đó có còn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng?
Nếu có ý định bán những mặt hàng cũ, hãy chắc rằng mặt hàng đó là tiềm năng, có thể bán được, tránh tình trạng nhập số lượng lớn gây tình tràng tồn đọng vốn kéo dài.
3. Chỉ mãi bán cho khách quen
Cửa hàng bạn đã lâu không có những khách hàng mới mà chỉ bán cho khách quen, đó là nguyên nhân khiến doanh số không thể tăng trưởng. Bên cạnh việc duy trì tập khách hàng thân quen, hãy tìm kiếm những khách hàng mới.
Muốn có những khách hàng mới, hãy mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động bán hàng bằng việc marketing sản phẩm nhiều hơn (chạy quảng cáo, khuyến khích hàng giới thiệu bạn bè, đăng bán trên nhiều kênh mới hơn…).
4. Không dám thay đổi
Không dám thay đổi là nguyên nhân khiến doanh thu khó có tiến triển
Nằm mãi trong vùng an toàn khiến cửa hàng khó có sự bứt phá về doanh số. Hãy mạnh dạn thay đổi phương thức bán hàng, cách quản lý cửa hàng hay thay đổi về sản phẩm, kênh bán hàng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Những thay đổi cần dựa trên việc nghiên cứu thói quen của khách hàng, nhu cầu của thị trường và đối thủ cạnh tranh. Rất nhiều cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là trong ngành thời trang đã có sự tăng trưởng đáng kể sau khi thay đổi phương thức quản lý cửa hàng, cải tiến các sản phẩm hay thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng.
Để hiệu quả kinh doanh được cải thiện, hãy xóa bỏ tư duy “không cần thay đổi” đi, thay vào đó, hãy “dám nghĩ, dám thay đổi” để gặt hái nhiều thành công hơn.
5. Chạy theo đám đông khi đã muộn
Nắm bắt xu thế và hiệu ứng đám đông thường giúp bạn bán được nhiều hàng hơn. Tuy nhiên, việc chạy theo xu hướng và đám đông cần đúng thời điểm, đừng để quá muộn mới thực hiện. Điều này cần sự nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường và nhạy bén với tâm lý khách hàng.
Nếu “chạy theo đám đông khi quá muộn”, bạn có thể gặp phải những rủi ro:
– Đối thủ đã bán trước, khi họ chuẩn bị sang trend mới, bạn mới bắt đầu bán những mặt hàng quá nhiều người đã mua.
– Không có sự khác biệt, khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm ấy tại bất cứ đâu.
– Hết trend, không bán được hàng, lâu thu hồi được vốn.
Hiệu ứng đám đông bao giờ cũng có 2 mặt, trước khi chạy theo hiệu ứng đám đông, hãy cân nhắc việc bạn làm được gì và có thể mất gì. Đem đến cho bạn nhiều cơ hội, đồng nghĩa với nó bạn cần chuẩn bị những phương tiện, kinh nghiệm và nắm bắt đúng thời điểm để đạt được kết quả kinh doanh như mong đợi. Chúc các bạn kinh doanh thành công!