Đối với bất kỳ một team thiết kế nào, có một quy trình làm việc bài bản được xây dựng sẵn sẽ giúp cho tiến trình làm việc trơn tru hơn. Từ đó, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Quan trọng nhất là quy trình giúp hạn chế tối đa các rủi ro tiềm tàng. Nếu như đang điều hành hoặc có nhu cầu thuê một phòng thiết kế bên ngoài, bạn không nên bỏ qua bài viết này. Bài đăng hôm nay sẽ cung cấp các kiến thức về:
- Quy trình thiết kế đồ họa là gì?
- 5 bước chính trong quy trình của Phòng thiết kế thuê ngoài
- Vai trò của phản hồi trong thiết kế (và cách tối ưu hóa nó)
Quy trình thiết kế đồ họa là gì?
Đó là các bước hoặc giai đoạn được thực hiện để thiết kế đi từ ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh.
Nghe có vẻ dễ dàng, phải không? Thực tế, còn rất nhiều yếu tố khác giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có vô số trở ngại ngăn cản đội nhóm thiết kế làm việc hiệu quả.
Để hiểu kỹ hơn, hãy nghiên cứu 5 bước trong quy trình của Phòng thiết kế thuê ngoài dưới đây.
5 bước trong quy trình của Phòng thiết kế thuê ngoài
1. Bắt đầu với một Creative Brief:
Quá trình thiết kế luôn bắt đầu với một creative brief. Đây là nhân tố quyết định toàn bộ concept/định hướng cho dự án. Nó được cho là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình hình thành ý tưởng trực quan cho thiết kế.
Creative Brief là một tài liệu được soạn ra nhằm giúp designer hiểu được các đề mục công việc trong dự án. Cũng như các yêu cầu từ nhãn hàng đối với team thiết kế. Do đó, hãy lên một brief chi tiết và giàu thông tin hết mức có thể.
Trong một brief, nên gồm các hạng mục sau:
- Thông tin chi tiết về doanh nghiệp
- Brand Guidelines
- Công chúng mục tiêu
- Vấn đề đang gặp phải (nếu có)
- Thành quả kỳ vọng
- Timeline dự kiến
- Ngân sách
- Dự đoán hành vi người tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ
- Một số nguồn tham khảo
2. Triển khai các nghiên cứu chuyên sâu:
Tùy thuộc vào phạm vi của dự án, những thông tin được đưa vào là khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng muốn có được nhiều thông tin giá trị nhất trong brief để tối thiểu hóa thời gian xử lý các vấn đề phát sinh.
Mỗi designer nên tự mình trải qua nghiên cứu để hiểu tốt hơn về khách hàng cũng như chọn được phong cách làm việc thích hợp với từng dự án.
Giai đoạn nghiên cứu thường bao gồm các hoạt động như:
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- Dự đoán hành vi của công chúng mục tiêu (ví dụ tương tác trên MXH)
- Đưa tất cả kiến thức đã học vào thực tiễn
- Xây dựng moodboard để so sánh đối chiếu và chuẩn bị đề bạt ý tưởng.
3. Brainstorm ý tưởng thiết kế:
Trước khi một nhà thiết kế dốc toàn lực vào một dự án, hãy yêu cầu họ brainstorm một số ý tưởng và trình bày chúng. Hãy nhớ bao gồm cả các phác thảo này trong creative brief.
Nếu khách hàng đã có những hình dung khá sắc nét về thành phẩm cuối cùng, hãy khuyến khích họ tham gia brainstorm. Ngoài ra, team design cũng nên xin các tham khảo có liên quan từ client để đảm bảo các idea có sự mạch lạc nhất.
Sau khi designer đưa ra 3-5 ý tưởng, hãy quyết định xem bạn muốn tiếp tục với option nào. Điều này sẽ giúp quy trình công việc thiết kế đồ họa diễn ra suôn sẻ, giúp team đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian nhanh chóng.
4. Review ở các bước 10/50/99:
Khi xác định các mốc quan trọng trong brief, đừng quên thường xuyên review với các nhà thiết kế trong suốt quá trình làm việc. Quy trình phản hồi 10/50/99 đảm bảo rằng ta đang kiểm tra những phần quan trọng nhất của dự án, giúp đưa ra phản hồi phù hợp kịp thời.
Hoàn thành 10%: Có được khung bài bản cho thiết kế cuối cùng. Ở giai đoạn này, có thể đưa ra phản hồi về tầm nhìn và hướng đi mà dự án hướng tới.
Hoàn thành 50%: Các yếu tố cốt lõi đã chốt và đang trong quá trình kết hợp. Phương hướng không còn là vấn đề gây tranh cãi. Thay vào đó, hãy xem xét tầm nhìn mà được chọn trước đó liệu có đang được diễn giải đúng trong thiết kế hay chưa?
Hoàn thành 99%: Tinh chỉnh lại toàn bộ các phần còn khúc mắc. Ví dụ: đường nét, màu sắc, khoảng cách, …
5. Trình bày sản phẩm cuối cùng:
Thiết kế đã được hoàn thiện. Giờ là lúc bàn giao các files và triển khai ấn phẩm vào thực tiễn. Kỹ càng hơn, có thể yêu cầu chính designers đưa ra phản hồi về quy trình dự án vừa thực hiện. Liệu có điều gì nên được cải thiện không? Dần dần, quy trình sẽ được hoàn thiện và tối ưu cho tất cả mọi người.
Vai trò của phản hồi trong thiết kế (và cách tối ưu hóa nó)
Tại sao phản hồi lại quan trọng?
Designer không phải những nhà tiên tri có thể đọc được tâm trí khách hàng. Do đó, feedback (hay phản hồi) là công cụ giao tiếp tối quan trọng. Nếu thấy thiết kế còn thiếu sót ở đâu, hãy truyền đạt lại cho designer.
Việc phản hồi không chỉ nằm ở lời nói. Nó còn thể hiện qua cách bạn làm việc cùng team. Hãy cố gắng thông cảm và thấu hiểu cũng như giúp đỡ mọi người.
Mẹo đưa ra phản hồi hiệu quả:
Phản hồi với bối cảnh cụ thể:
Tức là luôn gắn feedback với các mục tiêu ban đầu của dự án. Ví dụ, màu sắc chưa đủ nổi bật. Hoặc CTA chưa đủ mạnh mẽ.
Rõ ràng và cụ thể:
Những phản hồi như “Tôi không thích cái này” hầu như vô nghĩa và kém giúp ích. Thay vào đó, hãy nhận xét thật cụ thể. Như “Tôi muốn thiết kế thật nổi bật bằng việc sử dụng màu sắc tươi sáng”.
Mô tả vấn đề thay vì đưa ra giải pháp:
Điều này khá là khó vì ta thường tập trung vào chi tiết, đưa ra cách làm luôn thay vì cố gắng lý giải vấn đề đang nằm ở đâu. Ví dụ: “Tôi không nghĩ hình ảnh này sẽ khiến công chúng đồng cảm vì họ … Ấn phẩm này đang hướng đến … thay vì … Do đó, …”
Tóm lại, chìa khóa của một feedback hiệu quả nằm ở việc rõ ràng, rành mạch và đưa ra ví dụ cụ thể.
Rất mong bài viết vừa rồi đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu về các dịch vụ như Phòng thiết kế thuê ngoài, hãy đến với Malu để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ giàu kinh nghiệm nhé!
Nếu bạn đang tìm một đơn vị uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logo, hệ thống bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0988 622 991, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của Malu Design sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!
————————
Malu Design – Branding Identity Agency
Hotline: 0988 622 991