Khi hình dáng, chất liệu, kết cấu đang dần trở thành những yếu tố thiết yếu để một thương hiệu kể câu chuyện của riêng mình, nơi mà phần đồ hoạ không còn đóng vai trò là người kể chính nữa.
The True Honey Company (TTHC) là thương hiệu chuyên sản xuất mật ong mānuka – một loại hoa đơn sắc – loại mật ong này được sản xuất rộng rãi ở Úc và New Zealand từ mật hoa của cây mānuka. Chúng có màu sắc và kết cấu độc đáo đi kèm theo là chế độ ăn kiêng Methyglyoxal ở mức độ cao, đồng thời cũng là một hợp chất hữu cơ có tính kháng khuẩn và vi-rút cao.
Với mức giá từ 60.00AUD (tương đương 960.000VND) tới 230.00AUD (3.680.000VND) mỗi lọ, cộng thêm một thị trường tràn ngập mật ong dưới tiêu chuẩn và marketing không trung thực, việc truyền tải được giá trị của sản phẩm và cam kết đảm bảo chất lượng và đạo đức sản xuất của TTHC thông qua sức ảnh hưởng và hấp dẫn của thương hiệu và thiết kế bao bì là tối quan trọng. Công việc này đã được giao phó cho Marx Design – một studio chuyên thiết kế đồ hoạ và bao bì tại Auckland, nơi nổi tiếng với việc thiết kế các chất liệu và cấu trúc bao bì khác nhau để thể hiện sự quý hiếm và giá trị cao của những sản phẩm tương tự TTHC.
Marx Design trở lại với dự án này vào năm 2019 để phát triển bao bì cho Rare Harvest, phiên bản limited của mật ong mānuka từ TTHC được chứng nhận 1,700+ MGO (31+UMF), một chỉ số cao chưa từng có (những chỉ số đo lường này đại diện cho chất lượng của mật ong). Marx Design đã bắt tay cùng với Think Packaging sử dụng ngôn ngữ thiết kế để đẩy cao giá trị và sự quý hiếm của loài hoa Mānuka.
Lấy cảm hứng từ cây Mānuka với năm cánh hoa trắng, và qua quá trình làm việc với Think Packaging, Marx Design đã phát triển một cấu trúc hộp mới, phù hợp với ngôn ngữ thiết kế của thương hiệu đã được xác định trước đó. Chiếc hộp này sẽ chứa một hũ mật ong độc đáo có nắp xoay bằng tay và cây khuấy mật ong được làm bằng gỗ.
Trong bài review của BP&O về thiết kế bao bì đầu tiên của The True Honey Company (hình dưới), chúng ta có thể thấy cách tiếp cận bao bì của họ không chỉ có chức năng bảo vệ trong quá trình vận chuyển mà còn tạo ra sự khác biệt so với các loại bao bì khác qua việc sử dụng các bọc bong bóng và các viên polystyrene. Bao bì này nhấn mạnh giá trị của sản phẩm và nhân văn với môi trường thông qua thiết kế bằng các cấu trúc có tác động đối với sinh thái thấp hơn. Các hộp mật ong này đã phát triển và giới thiệu với chúng ta một cách gấp bao bì hoàn toàn mới và bất ngờ chứa đựng vẻ đẹp của cấu trúc hình dáng và sự sáng tạo.
Và một lần nữa, Marx Design lại sát cánh cùng với Rare Harvest để chế tạo chiếc hộp mô phỏng hình dạng và màu sắc của hoa Mānuka, tạo ra một sự liên kết chặt chẽ với thiên nhiên, đồng thời cũng là đại diện cho một tư duy thẩm mỹ tuyệt đẹp.
Thoạt đầu nhìn vào bao bì, ta có thể thấy phần đồ họa hơi đơn điệu, logo của TTHC hiện tại chỉ đóng vai trò nhỏ trong một trải nghiệm bao bì phức tạp hơn nhiều, và điều này đã thành công trong việc tạo ấn tượng với khách hàng và giúp họ ghi nhớ thương hiệu Rare Harvest. Những chi tiết nhỏ đã góp phần làm cho thương hiệu này trở nên thanh lịch hơn rất nhiều, thay vì chỉ dựa vào mỗi phần đồ hoạ của chúng.
Với bao bì cũ, hình dáng và chất liệu đã được tôn lên hơn hẳn phần đồ hoạ. Cả bề mặt đen hoàn toàn của bao bì cũ và màu trắng trổ bông của bao bì mới phát hành gần đây đều thể hiện sự thủ công của sản phẩm chính (cả bề mặt bao bì và các đường cắt) được thiết kế để tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm đối thủ và nhấn mạnh đặc trưng của thương hiệu TTHC. Cả hai đều được xếp vào thị trường dành cho sản phẩm siêu-cao-cấp khi hình dáng, chất liệu, kết cấu đang dần trở thành những yếu tố thiết yếu để một thương hiệu kể câu chuyện của riêng mình, nơi mà phần đồ hoạ không còn đóng vai trò là người kể chính nữa.
Thiết kế chính: Marx Design
Thiết kế cấu trúc: Think Packaging
Font sử dụng: Aperçu