Song song với việc bán hàng, cách quản lý shop quần áo (offline và online) là điều bạn cần quan tâm và đầu tư đúng mực ngay từ những ngày đầu kinh doanh. Dưới đây là kinh nghiệm quản lý cửa hàng cực hiệu quả cho các shop thời trang, phụ kiện tránh thất thoát, tăng lợi nhuận.

1. Cách quản lý kho cửa hàng

Quản lý kho hàng khoa học là điều không hề dễ dàng gì, dù bạn bán hàng quần áo trên mạng nhưng bạn vẫn cần có 1 kho hàng cố định. Bạn đừng nghĩ rằng kho hàng của mình nhỏ và ít hàng mà bỏ qua việc ghi chép, quản lý kho hàng khoa học nhé.

Trước khi bắt tay vào nhập hàng, kho hàng của bạn cần được sắp xếp gọn gàng sao cho có thể nhanh chóng tìm thấy sản phẩm khi cần thiết. Bạn có thể sử dụng kệ, giá, tủ được đánh dấu hoặc dán tên để sắp xếp sản phẩm nhanh chóng.

acheteur 1024x683 1

Nếu bạn bán hàng quần áo người lớn, bạn có thể chia các kệ theo kiểu dáng sản phẩm, sắp xếp theo từng dây sản phẩm với các size từ XS, S, M, L, XL hoặc theo màu sắc.

Đối với hàng quần áo trẻ em, bạn có thể sắp xếp theo dây sản phẩm từ số 1 đến số 10, mỗi kệ có thể xếp từ 2-5 mẫu sản phẩm. Ngoài ra, với các sản phẩm có khả năng “chạy hàng” nhanh, bạn nên ưu tiên sắp xếp tại những kệ dễ lấy và dễ thấy nhất.

Cách sắp xếp này không chỉ giúp bạn tìm sản phẩm nhanh chóng mà trong quá trình kiểm kê cũng trở nên dễ dàng hơn. Các kiểu kệ, giá, tủ giữ đồ, bạn có thể tìm mua tại Đê La Thành, Phố Huế,….với kiểu 2 tầng hoặc 3 tầng phù hợp với diện tích kho.

Kinh nghiệm quản lý kho hàng cho thấy, khi nhập sản phẩm vào kho, các chứng từ, hóa đơn, biên bản giao hàng đều là những thông tin bạn cần quan tâm. Những số liệu này cần được bổ sung vào các bảng thống kê excel hoặc phần mềm quản lý cửa hàng, sổ sách để có thể thống nhất giữa đầu và đầu ra sản phẩm.

Với sản phẩm lưu kho, bạn có thể lựa chọn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho với hình thức “nhập trước xuất trước” hay “nhập sau xuất trước”. Kinh doanh quần áo nên lượng hàng của bạn khó tránh khỏi tình trạng tồn kho.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, khách hàng có thể chuyển ngay sang mua hàng thu đông, khiến hàng hè ngay lập tức bị ế. Trong trường hợp này, bạn cần cân nhắc giữa việc xuất kho các sản phẩm hàng đông đã có và đưa hàng hè về lưu kho, không phụ thuộc vào việc sản phẩm hàng đông được nhập vào trước hay sau hàng hè.

Kiểm kê sản phẩm thường xuyên bên cạnh việc đối chiếu số liệu sổ sách là những việc bạn cần tiến hành thường xuyên, khoảng 1 tháng/1 lần. Số lượng sản phẩm đang bán có bao nhiêu, đã bán bao nhiêu sản phẩm và còn tồn kho số lượng nào, mặt hàng nào… là những thông tin bạn nhận được sau quá trình kiểm kê. Từ đó, có thể đưa ra quyết định nhập hàng mới hay khuyến mãi giảm giá để “đẩy hàng”.

Nếu gặp khó khăn trong quá trình quản lý tồn kho quần áo, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để dễ dàng thống kê lượng hàng xuất – nhập – tồn thực tế hàng ngày. Phần mềm sẽ tự động báo cáo cho bạn chi tiết về số lượng từng mẫu mã, màu sắc, size số, qua đó tiết kiệm cho bạn thời gian cũng như công sức đối chiếu số sách, kiểm kê hàng tháng. Giảm thiểu tình trạng thất thoát hay tồn kho số lượng lớn.

2. Quản lý tồn kho sản phẩm

Bán hàng trên website không chỉ giúp bạn tạo dựng hình ảnh kinh doanh chuyên nghiệp và hỗ trợ khách hành nhanh chóng, mà còn là trợ thủ đắc lực trong việc quản lý sản phẩm của cửa hàng.

Mỗi ngày bạn bán bao nhiêu sản phẩm, với những mặt hàng từ váy, áo cho đến mũ, khăn len…, đều được hiển thị trong danh sách đơn hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào những đơn hàng này, bạn vẫn gặp không ít khó khăn trong việc thống kê số lượng sản phẩm bán ra, kiểm tra sản phầm nào còn nhiều, còn ít để lên phương án nhập hàng trong tháng tới.

Vì vậy, quản lý shop quần áo thông qua hệ thống phần mềm quản lý bán hàng, sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn này. Nếu không, bạn vẫn có thể quản lý được số lượng sản phẩm đã bán và tồn kho bằng cách kê khai vào sổ theo dõi hoặc file excel. Dù sử dụng hình thức nào, việc quản lý chặt chẽ sản phẩm là điều vô cùng quan trọng trong khi bán hàng.

 

3. Cách quản lý nhân viên cửa hàng

Trong năm đầu tiên bán hàng quần áo, bạn có thể tự mình thực hiện các công việc, từ nhập hàng đến bán hàng. Tuy nhiên, từ năm thứ 2 trở đi, khi công việc bán hàng đã đi vào luồng và bạn muốn mở rộng công việc kinh doanh hay mở cửa hàng, bạn sẽ cần sự hỗ trợ của nhân viên.

Bạn có thể quản lý nhân viên dựa trên thời gian làm việc, số lượng tin nhắn hoặc điện thoại trả lời khách hàng và từ số đơn hàng thực hiện được hay doanh số bán hàng nhân viên đạt được.

thu ngan cua hang quan ao

Quản lý nhân viên hiệu quả cho shop kinh doanh quần áo

Hầu hết các cửa hàng đều trả lương nhân viên dựa theo hiệu quả làm việc. Tức là khi họ bán được nhiều, họ sẽ được lương cao, bán được ít thì lương cũng sẽ thấp hơn. Quản lý doanh số của nhân viên, thời gian làm việc của họ cũng như phân quyền, phân rõ vai trò của từng người sẽ giúp cho hiệu quả bán hàng được tăng rõ rệt.

 

4. Cách quản lý cửa hàng hiệu quả: vấn đề tài chính

Thông qua bản kế hoạch tài chính trong kế hoạch kinh doanh, bạn đã dự tính được nguồn vốn cần thiết để hoạt động trong 1 năm cũng như những khoản cần chi và lợi nhuận thu về trong thời gian quản lý shop quần áo.

Dù bạn chỉ bán quần áo trên mạng hay mở thêm cửa hàng truyền thống, kinh nghiệm quản lý cửa hàng từ nhiều chủ shop cho thấy việc quản lý nguồn tiền là vô cùng quan trọng.

Bạn có thể ghi chép các khoản thu chi trong sổ hay file excel nhưng việc này sẽ gây khó khăn không nhỏ khi bạn mất thời gian tính toán và tìm kiếm số liệu.

Những công việc quản lý shop quần áo, sản phẩm, nhân viên, tài chính sẽ tiêu tốn của bạn khá nhiều thời gian nhưng đây đều là những việc cần làm mà bất kỳ chủ shop kinh doanh quần áo nào cũng phải giải quyết.

 

5, Quản lý khách hàng

Khách hàng là nguồn sống của cửa hàng. Bên cạnh các hoạt động thu hút khách hàng mới, hãy chú ý chăm sóc khách hàng cũ để giữ họ thật lâu.

Quản lý thông tin khách hàng không chỉ giúp bạn chăm sóc khách hàng tốt, gửi những ưu đãi phù hợp với họ. Thông tin khách hàng cũng là căn cứ để bạn xác định địa điểm kinh doan (nếu mở thêm chi nhánh), và là nguồn để giúp bạn chạy quảng cáo target mục tiêu hiệu quả.

Hiện nay, khách hàng tại các shop thời trang được lưu giữ thông tin và có những ưu đãi chủ yếu như:

  • Giảm giá, khuyến mãi vào dịp sinh nhật
  • Ưu đãi vào dịp lễ tết
  • Ưu đãi cho thành viên thân thiết (khách vip, thành viên bạc, vàng…)
  • Ưu đãi dịp giao mùa…

Hơn 70% doanh số bán hàng của nhiều shop quần áo, giày dép đến từ nguồn khách quen. Kinh nghiệm quản lý cửa hàng là ngoài việc duy trì chất lượng hàng hóa, hãy duy trì mối quan hệ với khách hàng thật khăng khít và bền chặt,

Nếu gặp khó khăn trong quản lý khách hàng, hãy sử dụng những ứng dụng giúp bạn quản lý thông tin khách hàng, tạo thẻ thành viên và gửi ưu đãi đến họ. Bạn có thể quản lý hiệu quả hơn, cũng giúp khách hàng thích thú hơn mỗi lần ghé thăm shop để mua hàng.

6. Quản lý đơn hàng và tình trạng giao hàng

BanHang TaoDonHang

Quản lý đơn hàng và tình trạng giao hàng

Trước đây, khi mạng xã hội và các sàn TMĐT chưa phát triển, việc quản lý đơn hàng chủ yếu diễn ra tại cửa hàng. Những năm gần đây, bán hàng online trở nên rầm rộ, quản lý đơn hàng và quản lý giao hàng càng đặc biệt quan trọng.

Kinh nghiệm trong việc quản lý giao hàng, đơn hàng tại các shop thời trang, đó là nên quản lý tập trung và đồng bộ. Vừa tiện theo dõi tình trạng giao hàng, vừa dễ dàng tạo đơn hàng trên hệ thống mà không cần sử dụng quá nhiều ứng dụng, website của từng nhà vận chuyển, mạng xã hội hay sàn TMĐT.

Ngày nay, việc tích hợp vận chuyển vào các phần mềm bán hàng đã giúp các cửa hàng thời trang kết nối giao hàng nhanh chóng hơn.

 

7. Quản lý mua hàng và nhà cung cấp

Rất nhiều shop thời trang đang mặc định rằng, mua hàng và nhà cung cấp có thể không cần quan tâm quá nhiều. Nhưng thực tế đã chứng minh, quản lý thông tin mua hàng và nhà cung cấp đặc biệt quan trọng để phát triển cửa hàng.

Khi kinh doanh quần áo, bạn đã từng gặp tình trạng thiếu hàng để bán, nhầm lẫn công nợ nhà cung cấp, thậm chí giữa nhiều nhà cung cấp bạn vẫn thường nhớ lẫn lộn số tiền đã trả…

Kinh nghiệm quản lý cửa hàng để tình trạng này không còn xảy ra, hãy lưu tâm hơn đến việc quản lý các thông tin liên quan đến mua hàng và nhà cung cấp. Để từ đó, tránh những sai sót không đáng có như sai sót trong dòng tiền, không đủ hàng trả khách…

 

Thay vì chỉ quan tâm đến một vài nghiệp vụ cơ bản như bán hàng, quản lý thu chi, hãy chú ý đến 7 yếu tố quan trọng được nêu trên đây nhé. Chúc các bạn thành công!