Khi Facebook quyết định mua Instagram vào năm 2012, liệu họ đã chuẩn bị gì để thành công?
Rất nhiều những “chuyên gia” đã chỉ trích Facebook bởi quyết định chi 1 tỉ đô la cho quyết định thấu tóm một phần mềm ảnh được hoạt động bởi 13 nhân viên này. Nhưng cho đến nay, chắc chẳng còn ai nghi ngờ gì về thành công của Instagram nữa. Giá trị hiện tại của Instagram đã tăng gấp 10 lần, đạt $102 tỉ đô la, gấp 10 lần chi phí Facebook dành cho việc mua lại.
Công bằng mà nói, Instagram không thể cạnh tranh với Facebook ở số lượng người dùng. Phần mềm này hàng tháng có 800 triệu người dùng, biến nó trở thành kênh mạng xã hội lớn thứ 3 thế giới, nhưng vẫn còn kém xa con số của nhà vô địch Facebook khi họ có tới 2 tỷ lượt người dùng hàng tháng. Vậy còn chần chừ gì mà không đầu tư ngay tiền vào chiến dịch digital marketing trên Facebook để có khả năng tiếp cận gấp đôi gấp ba lượng người dùng?
Bởi vì, bài viết này sẽ giải thích rõ hơn ở bên dưới, sự quan trọng không nằm ở số lượng, mà nằm ở chất lượng. Đối với những thương hiệu có đối tượng khách hàng mục tiêu từ 30 tuổi trở xuống, chi phí marketing trên Instagram có lẽ sẽ hiệu quả, đặc biệt là với những ngành như thời trang, làm đẹp và cả kiến trúc.
Ngoài ra, bài viết cũng sẽ đưa ra các tips để xây dựng chiến lược marketing trên cả 2 nền tảng công nghệ này. Nhưng điều đầu tiên hãy nói về thuật toán của 2 mạng xã hội này trước.
Thuật toán của Instagram và Facebook
Các trang social media sử dụng thuật toán riêng của họ để cung cấp cho người dùng những trải nghiệm đặc biệt, mới mẻ, giúp bạn nhìn thấy những bài đăng mà bạn yêu thích, và không để các vấn đề bạn không muốn quan tâm xuất hiện. Và đối với những người làm marketing, thuật toán của Facebook và Instagram sẽ kiểm soát hoàn toàn chiến thuật quảng cáo của họ.
Vậy ưu điểm của thuật toán Instagram đối với Marketing là gì?
Thuật toán của Instagram
- Tương tác. Số lượng trái tim và bình luận ở mỗi bài.
- Tính liên quan. Bài đăng có liên quan tới người dùng?
- Mối quan hệ. Bài đăng từ các tài khoản mà người dùng khác tương tác sẽ thường được xếp hạng cao hơn
- Thời gian. Những bài đăng gần đây nhất sẽ xếp hạng cao hơn.
- Tìm kiếm profile. Bài đăng từ tài khoản được nhiều người dùng tìm kiếm sẽ xếp hạng cao hơn.
- Chia sẻ trực tiếp (direct). Bài đăng được người dùng chia sẻ trực tiếp sẽ được xếp hạng cao hơn, và người chủ bài đăng đó cũng được xếp hạng cao hơn.
- Thời gian trên bài đăng. Thời gian được tính lúc người dùng xem ảnh (không phải lúc lướt trên Insta)
Thuật toán mới của Facebook
- Bạn bè và gia đình. Bài đăng từ người quen sẽ được xếp hạng cao hơn. Điều này quan trọng bởi nó có nghĩa là sẽ giảm đi các bài đăng từ doanh nghiệp.
- Tương tác. Số lượng likes, bình luận, chia sẻ mà bài đăng nhận được.
- Khuyến khích tương tác. Bài đăng khuyến khích để người dùng tương tác với nhau sẽ xếp hạng cao hơn.
- Hình ảnh và video. Các bài đăng có hình ảnh, video sẽ xếp hạng cao hơn các bài chỉ có chữ.
- Câu tương tác. Các bài đăng chủ ý câu likes, chia sẻ, bình luận sẽ bị xếp hạng thấp.
- Bài đăng quảng bá. Các bài đăng cố gắng quảng bá người dùng tới mua sản phẩm,dịch vụ hoặc tham gia các event sẽ bị xếp hạng thấp.
Mục đích cập nhật thuật toán mới của Facebook là để hướng tới trải nghiệm người dùng, khuyến khích họ tạo các cuộc hội thoại nhiều hơn, nhưng đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp quảng cáo trên Facebook.
Marketing Hiệu Quả Trên Instagram Và Facebook
Chúng ta đã tìm hiểu về cách Facebook và Instagram xếp hạng bài viết, hãy đi tiếp vào phần quan trọng hơn.
1. Đối tượng khách hàng
Có thể nói, Instagram sẽ tốt hơn ở mang marketing trực tiếp: tương tác với người dùng, tăng nhận diện thương hiệu, và influencer marketing. Hơn thế nữa, Instagram là mỏ vàng cho người dùng dưới 30 tuổi, đặc biệt là đối tượng teens.
Facebook, ngược lại, vẫn giữ khả năng hiện thị cho nhóm người dùng lớn tuổi hơn. Một điểm khá hay của Facebook, là mạng xã hội này biến mình thành một phễu lọc người dùng cho các website thứ 3, ví dụ như các trang thương mại điện tử. Instagram cấm hoàn toàn việc chia sẻ link trong bài đăng và bình luận, chỉ cho phép xuất hiện trên phần bio.
Khiến việc kéo traffic về cho website trên Instagram theo cách tự nhiên rất khó khăn.
2. Khả năng tương tác
Facebook tập trung nhiều hơn vào cải thiện tương tác cá nhân của người dùng, khuyến khích người dùng chia sẻ nội dung tới những người họ biết. Do đó, 40% người dùng Facebook không hề thích tương tác với các thương hiệu.
Instagram, ngược lại, đặt sự quan tâm của mình vào khám phá và trải nghiệm (thông qua hình ảnh và video) nhiều hơn so với tương tác. Đối với giới trẻ, Instagram là một nơi lý tưởng để người dùng học hỏi các xu hướng mới, khám phá các nghệ sĩ mới, cũng như theo dõi được người họ hâm mộ.
Instagram thống trị các ngành công nghiệp như thời trang, làm đẹp, thiết kế nội thật, kiến trúc, nhiếp ảnh và tin tức người nổi tiếng.
Điều này khiến cho việc mời các influencer thực hiện chiến dịch marketing sản phẩm của mình tỏ ra vô cùng hiệu quả trên Instagram. Khi người dùng tương tác rất tích cực với các giới thiệu sản phẩm trên Instagram, còn đối với Facebook thì thường ngược lại, sẽ bị lờ đi.
Một ưu điểm nữa của Instagram là khả năng tương tác với khách hàng. Vào năm 2014, nghiên cứu của Forrester chỉ ra rằng, tỉ lệ tương tác trên Facebook chỉ ở mức 0.7%, còn con số này của Instagram ấn tượng hơn nhiều với 4.21%. Một nghiên cứu cập nhật hơn của Selfstartr còn đưa ra các con số cụ thể hơn: chỉ 32% người dùng Facebook thường xuyên tương tác với các thương hiệu, trong khi con số này ở Instagram là gấp đôi (68%).
Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng trong khi các thương hiệu trên Instagram, mỗi bài đăng của họ sẽ tiếp cận tới 100% người theo dõi, thì con số này giảm chỉ còn…6% trên Facebook.
Có thể lý do của số liệu trên xuất phát từ những hạn chế của thuật toán Facebook gây ảnh hưởng tiêu cực tới các thương hiệu, hoặc đơn giản hơn đó chỉ là thói quen sử dụng của người dùng mà thôi. Nhưng dù gì đi nữa, thì Instagram vẫn hạ Facebook đo ván trong cuộc chiến doanh nghiệp muốn dành cải thiện tương tác của khách hàng.
Cũng không quên khi nhắc tới sự hiện diện của đối thủ trên thị trường. Con số hiện diện của marketers trân Facebook là gần gấp 3 lần Instagram. 93% người làm marketing sử dụng Facebook, so sánh với chỉ 36% số đó sử dụng Instagram.
Ngoài ra, marketing tự nhiên (organic) trên Facebook đã giảm 63% kể từ năm 2012, trong khi đó cùng một thời điểm Instagram đã tăng 115%. Chắc chắn một điều dễ nhận ra là kể từ lần cập nhật lớn đó của Facebook, tư duy marketing trên nền tảng này bắt buộc phải thay đổi.
7 Cách xây dựng chiến lược Marketing trên Instagram:
Số liệu như vậy là quá đủ rồi. Chúng ta cùng xem một thương hiệu cần làm gì để tối ưu hiệu quả marketing trên Instagram.
1. Đừng loại Facebook ra khỏi cuộc chơi.
Với khả năng tiếp cận và chia sẻ, Facebook vẫn rất rất quan trọng cho người làm marketing, nên đừng loại Facebook hoàn toàn. Đó sẽ là nơi tuyệt vời để cho đăng tải những tin tức mới của thương hiệu, và kênh quảng cáo trả phí trên Facebook chắc chăn sẽ hiệu quả hơn nhiều so với Instagram.
Nhưng về mảng tương tác với khách hàng, Instagram vẫn là nơi làm tốt hơn.
2. Đăng tải nội dung hình ảnh.
Chắc chắn rồi, trên Instagram, bạn cần hình ảnh đẹp và thể hiện được thông điệp bạn muốn truyền tải, cũng như nhất quán với thương hiệu.
3. Tạo những nội dung có giá trị.
Việc đăng tải và chia sẻ thành quả của người khác được chấp nhận trên Facebook, nhưng đối với Instagram, việc chia sẻ này không được khuyến khích. Vậy nên hãy đầu tư thật nhiều vào những hình ảnh mang nội dung có giá trị.
4. Đừng quên Hashtag.
Bạn không thể nhắm đối tượng mục tiêu trực tiếp trên Instagram, nhưng hashtag là giải pháp tuyệt vời. Liệt kê đầy đủ các hashtag để giúp bài đăng của bạn được tìm thấy bởi đúng đối tương.
Phần mô tả có thể thêm tối đa 30 hashtag, nhưng bạn luôn có thể thêm chúng nếu cần thiết ở dưới phần bình luận.
5. Tạo ra các cuộc thi, minigame.
Tổ chức mini game luôn là một cách tốt để nhận được nhiều sự tương tác của người dùng. Tại sao không bắt đầu bằng việc tổ chức một cuộc thi nhiếp ảnh trên Instagram?
Việc có người dùng quảng bá cho thương hiệu của bạn là cách quảng cáo hoàn toàn miễn phí, đừng quên tạo ra một hashtag của riêng chiến dịch này.
6. Chọn một phong cách nhất quán.
Hãy chọn một phong cách nhất quán cho tài khoản Instagram của bạn. Nếu thương hiệu của bạn là du lịch, chỉ nên đăng ảnh du lịch.
Nếu như bạn là nhà hàng, chỉ nên đăng ảnh đồ ăn. Việc bạn càng chuyên về một thứ bao nhiều, nó sẽ càng tốt bấy nhiêu ( mặc định là các bức ảnh có đủ sự thu hút )
7. Tối ưu bio và mô tả.
Đây là chỗ duy nhất để bạn có thể nói về mình, vậy nên bio và mô tả trên Instagram rất quan trọng. Ngoài địa chỉ website, bạn nên thêm cả câu slogan, cũng như miêu tả sơ bộ về mình (có thể thêm hashtag liên quan). Sử dụng logo làm ảnh đại diện nữa.
Vậy Facebook hay Instagram?
Thay vì bỏ hết trứng của bạn vào một giỏ, sẽ tuyệt vời hơn khi bạn sử dụng cả 2 công cụ Facebook và Instagram với đúng thế mạnh của chúng.
Quảng cáo trả phí trên Facebook vẫn rất hiệu quả, và nó cho phép thương hiệu tiếp cận tới đối tượng với đa dạng độ tuổi hơn Instagram. Facebook cũng là một cổng tuyệt vời cho các website bên ngoài bởi nó cho phép người dùng đăng tải và chia sẻ đường link mọi nơi.
Nhưng đối với việc tương tác trực tiếp với khách hàng và xây dựng đặc điểm thương hiệu, Instagram chiến thắng rõ ràng (dựa vào các số liệu phía trên). Ít đối thủ là một điểm cộng (nên hãy nhanh tay chiếm lĩnh thị trường này trước khi nó trở nên chật chội).
Nếu như xu hướng này tiếp tục diễn ra, có thể Instagram sẽ vượt qua Facebook trong mảng quảng cáo ở tương lai, hoặc cả số lượng người dùng nữa. Nhưng ở hiện tại, Facebook vẫn ảnh hưởng lớn tới chiến lược digital marketing của bạn. Đừng vội loại Facebook ra khỏi bàn chiến lược của ban, đồng thời phát triển sự hiện diện của thương hiệu trên Instagram.