marketing tuong tac 1

Không thể phủ nhận, sự thành công của rất nhiều thương hiệu đình đám đến từ phương thức Marketing gián đoạn (Interruption Marketing), điển hình như Coca-Cola hay Nikes. Tuy nhiên, phần lớn những thương hiệu còn lại thì vẫn đang chật vật tìm kiếm sự chú ý, với mức kinh phí quảng cáo khổng lồ mỗi năm.

Với số đông, mô hình Marketing cổ điển này không mấy hiệu quả. Khi bản thân sản phẩm chưa thực sự hấp dẫn, hay một start-up với độ nhận diện thấp, Marketing gián đoạn khó có thể cứu vãn được cục diện. Marketing tương tác mới là lá bài giúp đảo ngược tình thế. 

Những cạm bẫy của Marketing gián đoạn

Mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng đã thay đổi mạnh mẽ kể từ thời kỳ hoàng kim của Mad Men. Phương thức Marketing gián đoạn truyền thống với lượng lớn quảng cáo không ngừng nghỉ, sales hay các thông tin khuyến mại từng là lựa chọn duy nhất. Đây là mô hình truyền thông một chiều tập trung vào sự thuyết phục.

Các thương hiệu thu hút bằng việc gây áp lực lên người tiêu dùng. Không phủ nhận phương pháp này đã từng rất hiệu quả, chủ yếu do thời đó các kênh giao tiếp còn hạn chế, phần lớn là TV, radio và báo in. 

Từ đó trở về sau, loài người đã chứng kiến những sự thay đổi ngoạn mục trong công nghệ, truyền thông, quan điểm xã hội và cả các đặc điểm về nhân khẩu học.

Người tiêu dùng hiện nay có quyền năng lựa chọn cả nội dung và cách tiếp nhận nội dung. Thế hệ Millennials – đang chiếm phần đa lực lượng lao động là nhóm thúc đẩy mạnh nhất xu hướng này. 

khao sat millennials

Theo một khảo sát nhóm của McCarthy năm 2014, 84% Millennials nói rằng mình không tin vào quảng cáo

Vấn đề sâu xa nằm ở phương thức giao tiếp lỗi thời của các thương hiệu: tiếp cận khách hàng, cố gắng thuyết phục mua hàng một cách dồn dập. Millennials muốn thời gian và trí tuệ của họ được tôn trọng. Thế hệ này khao khát được kết nối, trao đổi và tự trải nghiệm. Marketing gián đoạn không phải thứ họ muốn, tương tác mới là chìa khóa. 

Kỷ nguyên của Marketing tương tác

Áp dụng Marketing tương tác giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Chiến lược này có nghĩa là tương tác nhằm đem lại giá trị cho khách hàng. Nền tảng của mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng và thấu hiểu lẫn nhau.

Hãy để khách hàng trở thành một phần của câu chuyện thương hiệu. Trong Marketing tương tác, nội dung rất quan trọng. Bởi ngoài phương thức tư vấn 1-1 thì nội dung tương tác trên nền tảng mạng xã hội và kỹ thuật số cực kỳ được ưa chuộng. 

Người tiêu dùng cần nội dung

content quan trong

Giữa một biển thông tin như hiện nay, công chúng cực kỳ khó tính trong việc lựa chọn họ sẽ tiếp nhận loại content như thế nào. Họ thường hướng đến những nội dung phục vụ nhu cầu, mục đích của họ. Cung cấp dạng nội dung như vậy giúp thương hiệu đem lại giá trị cho khách hàng.

Người tiêu dùng chủ động chọn tương tác

chu dong tuong tac

Millennials không muốn sự ép buộc, họ sẽ chủ động tương tác với thương hiệu, nếu họ muốn. Khi có thông điệp và giọng nói thương hiệu mạnh mẽ, người dùng sẽ tìm đến bạn một cách tự nhiên. Nội dung có tính tương tác càng cao, khả năng được công chúng ủng hộ càng lớn. 

Theo khảo sát của NewsCreed, 62% Millennials nói rằng nội dung online thúc đẩy sự trung thành thương hiệu

Người tiêu dùng cần sự minh bạch

su minh bach 1

Sống trong một xã hội “siêu kết nối”, công chúng muốn biết chính xác họ đang tương tác với ai. Sẽ không có cơ hội nào cho một doanh nghiệp vô danh với thông điệp không xác thực. 

Hãy vì mục đích cao cả đừng chỉ nhìn vào lợi nhuận

trach nhiem doanh nghiep

Millennials rất đề cao giá trị. Họ muốn biết chính xác thương hiệu mà họ chọn mua đang ủng hộ và tin tưởng điều gì. Khảo sát Millennial Branding năm 2015 chỉ ra rằng, 75% người được hỏi nhận thấy việc doanh nghiệp đóng góp cho xã hội thay vì chỉ tạo ra lợi nhuận là cực kỳ quan trọng. 

Điều này rất cần được lưu tâm vì người tiêu dùng tin rằng thương hiệu họ lựa chọn giúp phản ánh bản sắc cá nhân của họ. Nội dung online là cơ hội tuyệt vời để cung cấp các thông tin nền về thương hiệu (tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị). 

Với tất cả lý giải trên, Marketing tương tác là công cụ hữu hiệu nhất để xây dựng mối quan hệ với khách hàng – nhưng chỉ khi thương hiệu biết cách triển khai nội dung chính xác.

5 cách giúp xây dựng chiến lược Marketing tương tác hiệu quả

Chú trọng cả chất và lượng: 

Marketing tương tác cần duy trì một nguồn content ổn định. Một ấn phẩm đơn lẻ không giúp xoay chuyển tình thế. Thương hiệu cần một đội sáng tạo nội dung chất lượng, đều đặn, từ đó phân phối hợp lý để tối ưu hóa nội dung. Hãy đảm bảo rằng đội ngũ của mình gồm có đủ: chuyên viên chiến lược nội dung, nhân viên sản xuất (biên tập viên, thiết kế, lập trình, …), nhân viên phân phối, SEO.

Ai cũng có thể sáng tạo nội dung:

Mặc dù đội Marketing sẽ phụ trách nội dung, những ý tưởng không nên chỉ đến từ một nguồn. Toàn bộ nhân sự từ tài chính, sales, … nên trau dồi kiến thức và biến chúng thành những nội dung có giá trị. 

Thử nghiệm công nghệ và công cụ mới:

Công nghệ đã mở ra và thúc đẩy kỷ nguyên của Marketing tương tác. Bất kỳ nền tảng nào giúp nội dung dễ dàng tiếp cận với khách hàng đều giúp ích rất lớn.

Tối ưu hóa quy trình:

Marketing tương tác giống như một cuộc chạy đua. Mục tiêu của thương hiệu là tăng cả chất lượng và hiệu quả trong thời gian nhanh chóng. Hãy cởi mở với nhiều chiến lược mới để tìm ra con đường cho mình. Tự mãn và thỏa hiệp chính là thứ kìm hãm sự phát triển. 

Tìm hiểu thêm các bài viết về Marketing tại blog của Malu

Nguồn tham khảo: https://www.columnfivemedia.com/why-engagement-marketing-matters/

Đọc thêm >>> Performance Marketing là gì? Tại sao các doanh nghiệp đổ tiền vào Performance Marketing