media

Rebranding – Tái cấu trúc thương hiệu là một trong những chiến lược marketing khó khăn nhất cho các thương hiệu đã hoạt động nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ, với kỳ vọng mang đến một làn gió mới mẻtruyền cảm hứng cho người tiêu dùng, đồng thời vẫn giữ sự nhất quán trong giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Liệu có tồn tại công thức chung nào trong các chiến lược tái cấu trúc thương hiệu thành công? Cùng Malu tìm hiểu trong 5 Case Study dưới đây.

5 Case Study Rebranding – Tái cấu trúc thương hiệu

1. Adobe Creative Cloud

Tháng 5/2020, Adobe đã đăng tải bài viết “Evolving Our Brand Identity” (tạm dịch: Nâng cấp bản sắc thương hiệu) để giải thích về quyết định rebrand của mình: “Chúng tôi đang tạo ra những thay đổi cho thương hiệu để khách hàng dễ dàng nắm bắt danh mục sản phẩm và có cái nhìn mới mẻ về công ty.”

media 1

Adobe hiện đang sở hữu hơn 50 phần mềm dịch vụ khiến người dùng thường xuyên “choáng ngợp” khi lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Chính vì vậy, công ty đã thiết kế lại một số biểu tượng sau:

  • Logo công ty
  • Logo Creative Cloud
  • Logo sản phẩm
  • Các góc cạnh của logo được bo tròn hơn

media

Những thiết kế mới đã góp phần tạo điểm nhấn và sắp xếp các dịch vụ sản phẩm của Adobe Creative Cloud một cách hiệu quả hơn. Ví dụ, tất cả các ứng dụng trong danh mục Video của Adobe đều có màu tím và xanh dương tương tự nhau.

2. Starbucks 

Cũng vào năm ngoái, Starbucks đã ra mắt trang web “Starbucks Creative Expression”, mô tả chi tiết các yếu tố của thương hiệu – về tông giọng, font chữ và logo trong nỗ lực tạo ra sự nhất quán trên các kênh truyền thông và cửa hàng của Starbucks.

media

Bằng cách này, Starbucks định hình mình như một thương hiệu cởi mở, sáng tạo và hiện đại. Chẳng hạn, trong mục Voice, Starbucks mô tả “Chúng tôi hạn chế truyền tải những thông điệp cạnh tranh để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, giúp họ tìm thấy chính xác những điều mà họ mong muốn tại Starbucks.”

Gần đây, Starbucks cũng “tân trang” lại logo của thương hiệu, loại bỏ dòng chữ “Starbucks Coffee” và tạo điểm nhấn với hình ảnh mỹ nhân ngư – Siren. Chiến lược này của Starbucks được đánh giá là đơn giản và hiệu quả. Thay vì thực hiện những bước đi xa vời với nguồn gốc thương hiệu, công ty vẫn giữ vững tầm nhìn cơ bản của mình và thực hiện những thay đổi nhỏ để tiếp tục phục vụ nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng.

3. Dunkin’ Donuts (nay là Dunkin’)

Đầu năm 2019, huyền thoại cửa hàng cà phê và bánh nổi tiếng thế giới đã quyết định chuyển trọng tâm kinh doanh sang lĩnh vực cà phê và rút ngắn tên thương hiệu từ Dunkin’ Donuts thành Dunkin’.

media 2

Chiến lược tái cấu trúc của Dunkin’ nhằm đáp ứng sở thích, thị hiếu và phong cách của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong khoảng 50 năm qua, đặc biệt là xu hướng hạn chế carbohydrate và đường trong thức ăn.

4. Petco

Vào tháng 10/2020, Petco – nhà bán lẻ vật nuôi và các sản phẩm, dịch vụ cho thú cưng tại Mỹ đã chính thức chuyển hướng kinh doanh thành một công ty chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho “những người bạn nhỏ”.

media 3

Công ty hơn 50 năm tuổi này đã thiết kế lại website và ứng dụng để tập trung vào các tài liệu về sức khỏe của vật nuôi, công cụ tìm kiếm thức ăn phù hợp và mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm cho thú cưng. Petco cũng thiết kế lại logo của mình, lựa chọn thiết kế màu xanh – trắng đơn giản thay vì hình ảnh thú cưng đặc trưng trước đây.

media 4

Quyết định này của Petco bắt nguồn từ xu hướng nhiều người dân ở Mỹ coi thú cưng như thành viên trong gia đình. Do đó, công ty đặt mục tiêu xây dựng định vị thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi.

5. GoDaddy

Năm ngoái, nền tảng hosting web GoDaddy thành lập từ năm 1997 đã thực hiện một “cuộc cải cách” toàn diện để phù hợp định vị mới “A new brand for a new era” (tạm dịch: Một thương hiệu mới cho một kỷ nguyên mới), được truyền cảm hứng từ người dùng của GoDaddy – các nhà khởi nghiệp.

media 5

Một trong những thay đổi nổi bật nhất của Godaddy là logo mới “GO”, đại diện cho “tinh thần kiên cường của các nhà khởi nghiệp và niềm vui mà họ trải nghiệm ở khắp mọi nơi”

Thiết kế mới của GoDaddy sử dụng hình ảnh sống động theo phong cách vẽ tay và phông chữ đậm, serif, hướng đến định vị một thương hiệu giản dị, thân thiện và tập trung vào con người. Bước chuyển mình của GoDaddy đã phản ánh thị hiếu, tính cách và nhu cầu hiện đại của người dùng GoDaddy vào năm 2020.

media 6