ke chuyen thuong hieu

Làm thế nào để thu hút sự chú ý về cho thương hiệu của mình? Làm cách nào mà doanh nghiệp có thể trở thành một nguồn tham khảo đáng tin cậy cho nhóm khách hàng mục tiêu? Làm sao để có thể xây dựng được lòng trung thành cho thương hiệu? Liên tục nói về chính bản thân mình hiển nhiên không phải một giải pháp tốt. Những năm gần đây, Marketing gián đoạn đã dần bị lấn át bởi Marketing tương tác.

Làm phiền mọi người bằng những quảng cáo tràn lan nói về việc thương hiệu tuyệt vời như thế nào hay “ném” một lượng thông tin quá tải  về sản phẩm vào khách hàng hay tạo ra những nội dung xây dựng thương hiệu quá đà không bao giờ là cách để mang đến những giá trị đích thực trong việc làm nên một cộng đồng công chúng trung thành và lâu dài. Cách làm đúng duy nhất nằm ở việc tương tác một cách có ý nghĩa với mọi người, cố gắng để thấu hiểu họ, từ đó mang đến cho họ điều họ muốn. Thật may mắn, bạn hoàn toàn có khả năng làm điều này thông qua Content Marketing (những Nội dung Tiếp thị) – nếu bạn thật sự biết mình đang làm gì. 

5 bí quyết giúp xây dựng lòng trung thành thương hiệu đó là:

Nói về những thứ mà công chúng quan tâm:

cong chung quan tam

Sẽ khó có ai quan tâm đến bạn khi họ không có lý do để làm điều đó. Tự nói về bản thân mình là điều nhàm chán và kém thu hút đối với bất kỳ ai lắng nghe. Nhưng nói về những điều công chúng yêu thích, quan tâm, cần hay mong muốn chắc chắn sẽ khiến họ chú ý đến bạn hơn. Đơn giản vì nó thể hiện rằng bạn đã “bắt thóp” được và cực kỳ hiểu họ muốn gì, từ đó dễ dàng “kéo” họ vào quá trình mua hàng hơn. Nội dung doanh nghiệp mang tới có thể dưới bất kỳ hình thức nào: một bài báo hữu ích, một inforgraphic, e-book hay là một demo.

Hãy thực sự suy nghĩ về nội dung doanh nghiệp tạo ra sẽ lợi ích gì cho công chúng. Liệu họ có học thêm được điều gì mới? Nội dung đó có giúp giải quyết vấn đề mà họ gặp phải không? Nội dung đó có tính giải trí hay không? Đây chính là những khoảnh khắc khiến thương hiệu nổi bật hơn trong đám đông (và khiến công chúng muốn tiếp tục tìm đến bạn).

Tip: Nếu chưa xác định chắc chắn được “nỗi đau” (pain point) của công chúng mục tiêu thì hãy bắt đầu với phương pháp truyền thống, tạo ra cơ hội đối thoại trực tiếp với khách hàng. Ví dụ như việc tận dụng nhân lực ở các bộ phận CSKH để dễ dàng  thấu hiểu người dùng hơn. (Điều này là tối quan trọng, nhất là trong Marketing B2B, nơi mà những mối quan hệ như thế này chính là nền tảng cốt lõi của việc kinh doanh).

 

Kể câu chuyện thương hiệu (Brand Story) chứ không phải khoe mẽ thương hiệu:

noi ve chinh minh 1

 

Doanh nghiệp cần phải xem xét thấu đáo những câu chuyện mà họ sẽ kể thông qua nội dung tiếp thị. Họ có đang chia sẻ những thất bại (và bài học từ nó) để giúp những người khác tránh được vết xe đổ không? Sự khiêm tốn đó là một phần cần thiết trong câu chuyện thương hiệu. Liệu doanh nghiệp đã đào sâu vào hệ thống dữ liệu để chắt lọc được insight “đắt” nhất để chia sẻ với cộng đồng trong ngành chưa? Sự minh bạch và công khai đó cũng là một phần nên được thêm vào câu chuyện thương hiệu. Thậm chí, chính những người tạo ra nội dung cũng nằm trong câu chuyện thương hiệu.

Những câu chuyện được chọn để kể ra sẽ ảnh hưởng một cách sâu sắc đến việc mọi người nhìn nhận như thế nào về thương hiệu, vậy nên hãy chắc rằng bạn đã chọn đúng câu chuyện.

 

Khuyến khích mọi người chia sẻ câu chuyện của chính họ:

khach hang chia se

Bạn muốn tạo nên một cộng đồng của mình? Có 3 từ cốt lõi thế này: nội dung hình thành bởi người dùng (user generated content – UGC). Các chuyên viên Content Marketing dày dạn kinh nghiệm không tự nói về thương hiệu, họ để cho công chúng lên tiếng giúp họ. Với tuyến nội dung hình thành bởi người dùng, bạn không chỉ có thể kết nối với công chúng mục tiêu mà còn nâng cao vai trò của họ, và biến họ trở thành một của câu chuyện thương hiệu.

Lưu ý: Khi nhắc đến UGC, chúng ta không chỉ nói tới những dạng nội dung kiểu Testimonials (khách hàng chứng thực chất lượng) mà còn là các cuộc thi, các khảo sát. quizzes, … – Tất cả những hình thức sáng tạo và hứng thú để chào đón một cộng đồng đa dạng hơn vào câu chuyện thương hiệu. Kỹ thuật này không những giúp cung cấp nguồn content chất lượng cho doanh nghiệp mà còn khiến mọi người có cảm giác “thuộc về”, gắn bó với thương hiệu hơn. Cộng đồng càng vững mạnh, lòng trung thành thương hiệu càng lớn. 

Để công chúng được thấy những điều “sau hậu trường”:

chuyen hau truong
Nếu muốn được mọi người yêu thích, bạn không thể nói với họ bạn là ai, mà phải cho họ thấy bạn là người như thế nào. Từ bên cung cấp dịch vụ cung ứng đến các bên doanh nghiệp liên quan khác, có rất nhiều phương pháp để cho họ thấy những điều mà thương hiệu đang thực hiện “đằng sau bức màn”, từ đó tạo nên mối quan hệ gần gũi, gắn bó hơn.

Suy cho cùng thì, sự minh bạch chính là chìa khóa tạo nên nền tảng của lòng tin – với đa số công chúng là vậy. Hãy nhớ rằng: Bạn không chỉ đang cố gắng bán một thứ gì đó cho khách hàng. Nội dung mà bạn tạo ra và cách bạn thể hiện bản thân với thế giới sẽ nói lên rất nhiều việc bạn là ai, cả dưới vai trò một doanh nghiệp, một người đi đầu trong ngành, hay thậm chí một nhà tuyển dụng. 

 

Tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ – ngay cả khi đã thuyết phục được công chúng mua hàng:

nuoi duong moi quan he

Khách hàng hiện hữu chính là tài sản lớn nhất cho doanh nghiệp, nhưng các chuyên viên Marketing cần phải tập trung vào việc thu hút nhiều tập công chúng mới. Những nhu cầu, mong muốn của khách hàng không “tan biến” vào khoảnh khắc họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Trên thực tế, họ đã vượt qua điểm khởi đầu đó và bạn hoàn toàn có thể tiến xa hơn, sâu hơn, cho họ sự quan tâm, chú ý ở một mức độ khác. 

Tip: Có nhiều cách để xây dựng lòng trung thành thương hiệu và kết nối với công chúng ngay cả khi họ đã trở thành khách hàng. Ví dụ như: một email chào đón dí dỏm, những phần quà, chỉ dẫn, tutorials, khảo sát, … đều giúp mối quan hệ trở nên sâu sắc hơn. 

 

Làm thế nào để Marketing trở nên hiệu quả hơn?

Marketing hiệu quả bắt nguồn từ những chiến lược hiệu quả. Nếu muốn cải thiện cách vận hành và tăng chỉ số R.O.I, sau đây là một số điều doanh nghiệp có thể cần:

  • Tạo ra trải nghiệm thương hiệu gắn kết: Bắt đầu bằng việc tái đánh giá chiến lược để chắc chắn rằng những nội dung được tạo ra là song hành với giá trị cốt lõi.
  • Tạo ra sự nhất quán trong nội dung: Để hình thành một ấn tượng về thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần một nhận dạng thương hiệu tốt. 
  • Sử dụng nhuần nhuyễn những kỹ thuật sáng tạo nội dung

 

Nguồn: https://www.columnfivemedia.com/how-to-build-brand-loyalty/

Tìm hiểu thêm >>> 15 Xu Hướng Của Digital Marketing Mới Nhất Bạn Cần Biết