Nhìn sâu hơn về chiến lược xây dựng thương hiệu ( brand strategy ) của Nike, bạn sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị về hành trình của những người anh hùng. Chiến dịch marketing của thương hiệu giày nổi tiếng này có thể coi là hình mẫu lý tưởng để nhiều doanh nghiệp khác học tập theo.
Trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng Malu dành chút thời gian để tìm hiểu sâu hơn về bí quyết thành công của thương hiệu Nike thông qua cách chúng ta nhìn nhận về chủ nghĩa anh hùng và cách lồng ghép cảm xúc vào trong những thông điệp marketing của mình.
Tham khảo những Case Study của các thương hiệu nổi tiếng:
1. Apple xây dựng thương hiệu như thế nào?
2. Học được gì từ case study Google Ads rebrand
3. Uber rebrand
4. AirBNB rebrand
Mục lục bài viết
ToggleEmotional Branding
Điều khiến Nike trở thành một thương hiệu mạnh trên toàn cầu như ngày nay là bởi: Họ biết cách sử dụng yếu tố cảm xúc để lồng ghép vào thông điệp marketing của mình. Nói cụ thể hơn, đó là câu chuyện của những người hùng.
Từ thủa xa xưa, chúng ta thường nghe bố mẹ, ông bà kể về truyền thuyết của những vị anh hùng và cách mà họ đánh bại kẻ xấu, bảo vệ bình yên cho người dân. Ở Việt Nam chúng ta có Thạch Sanh, Thánh Gióng hay Sơn Tinh. Ở nước ngoài, chúng ta có Hercules hay Thor.
Nói cách khác, chúng ta không quá lạ lẫm về chiến lược marketing của Nike. Người ta có thể coi đây là một lối mòn, sự thiếu sáng tạo, nhưng những câu chuyện đó vẫn có tác động to lớn tới suy nghĩ và cảm xúc của người xem.
> Tìm hiểu chi tiết hơn về Emotional Branding
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Có lẽ, Nike không phải thương hiệu duy nhất sử dụng câu chuyện về những người hùng quanh ta để thu hút sự chú ý từ người xem. Cách làm truyền thống của các thương hiệu khác thường là:
“Kẻ thù” là những tác động từ bên ngoài chúng ta. Kẻ xấu có sức mạnh vượt xa khả năng mà người hùng hiện giờ đang có. Nhiệm vụ của anh ta là phải khổ luyện, vượt qua những khó khăn, thử thách để tận hưởng vinh quang.
Với các yếu tố trắng đen rõ ràng, nhiệm vụ của người quản trị marketing chỉ đơn giản là lồng ghép những thông điệp về thương hiệu của họ vào, vậy là đủ.
Vậy Nike đã làm gì?
Nike đã thổi một làn gió mới cho những câu chuyện anh hùng đơn điệu. Thay vì tập trung giúp người hùng đánh bại những kẻ thù từ bên ngoài, nhân vật chính của chúng ta phải đối mặt với thử thách còn khó hơn gấp vạn lần: Kẻ thù nội tại.
Trong mỗi chúng ta luôn tồn tại những sự đấu tranh về nội tâm: Sáng thức dậy, làm thế nào để chống lại cơn buồn ngủ? Khi đi làm, sự mệt mỏi xâm chiếm tâm trí ta, làm thế nào để đánh bại chúng?
Đây chính là cách mà Nike sử dụng để chiếm trọn trái tim của chúng ta: Ai trong các bạn cũng đối mặt những người kẻ thù nội tại. Với sự nỗ lực hết mình, các bạn đều là những người anh hùng.
Mỗi chúng ta đều tìm thấy bản thân trong những câu chuyện mà Nike truyền tải. Chính điều này đã gây dựng nên sự đồng cảm đối với người xem, biến họ trở nên yêu quý hơn thương hiệu này. Vận dụng một câu chuyện mới, thổi hồn vào đó góc nhìn mới lạ, khiến chúng trở nên gần gũi hơn với người xem, đó chính là những điều mà Nike đã làm được trong các chiến dịch marketing của mình.
> Brand Archetype – 12 Hình mẫu thương hiệu bạn cần biết
Tổng kết
Những điều bạn có thể học hỏi từ chiến lược xây dựng thương hiệu của Nike là:
Câu chuyện thương hiệu của Nike thường gắn liền với motif: anh hùng – kẻ xấu. Người anh hùng bắt đầu từ con số 0, phải cố gắng và nỗ lực hết sức mình để đánh bại kẻ ác, giành lấy vinh quang cho bản thân.
Tuy nhiên, kẻ thù trong các câu chuyện của Nike chính là những yếu tố nội tại mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có: Sự lười biếng, tính ỉ lại, sự nản trí,…
Người xem có thể tìm thấy mình trong hình ảnh của những vị anh hùng. Sau cùng, người chiến thắng ở đây chính là bạn, những người đang theo dõi những mẫu quảng cáo của Nike.