nft la gi

Tranh NFT và những tác phẩm nghệ thuật NFT khác đã và đang được bán với giá hàng chục triệu USD, tạo nên “cơn sốt” trong giới đầu tư và nghệ thuật gia. Điều gì khiến tranh NFT có giá trị cao đến vậy? Hãy cùng Malu Design tìm hiểu trong bài viết sau.

Bên cạnh các trò chơi điện tử NFT (Game NFT), làn sóng tranh NFT cũng thu hút được sự chú ý tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Dù còn nhiều rủi ro, các tác phẩm tranh NFT vẫn được các nhà đầu tư và nhà nghệ thuật giao dịch với mức giá cực cao.

NFT là gì?

NFT (Non-Fungible Token) hiểu là token không thể thay thế – một dạng vật phẩm ảo được xác thực bằng công nghệ Blockchain. Công nghệ này sử dụng chữ ký số để xác nhận tác phẩm gốc và người sở hữu tác phẩm. Nhờ đặc tính này, NFT trở thành loại tài sản độc nhất vô nhị, không thể sao chép hay làm nhái.

beeple christies nft rocr
Một bức tranh dưới dạng NFT của nghệ sĩ Beeple

Trong thời gian gần đây, rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền “khủng”, thậm chí lên đến hàng chục triệu USD để sở hữu các vật phẩm NFT. Làn sóng tranh NFT có nhiều tác động và ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng nhà đầu tư, đồng thời lan rộng sang cả giới nghệ thuật. Hàng loạt nghệ sĩ bắt đầu có xu hướng phát hành tác phẩm dưới dạng NFT.

“Cơn sốt” tranh NFT toàn cầu

Trào lưu mua bán tranh NFT nhanh chóng lan rộng khắp toàn cầu. Rất nhiều cuộc giao dịch lớn được thực hiện để trao đổi các tác phẩm nghệ thuật NFT. Sự sôi động của thị trường mua bán tranh NFT mở ra cơ hội phát triển mới cho các tác phẩm nghệ thuật trong thời đại chuyển đổi số 4.0.

Một trong những giao dịch tác phẩm NFT điển hình là thương vụ mua bán đoạn video dài vỏn vẹn 10 giây của nghệ sĩ Beeple. Cuối năm 2020, đoạn video đã được mua lại với giá 67.000 USD (hơn 1,5 tỷ đồng) bởi nhà sưu tập Pablo Rodriguez-Fraile. Đầu năm 2021, tác phẩm lại tiếp tục được giao bán với giá trị lên tới 6,6 triệu USD (hơn 151 tỉ đồng).

Ngoài ra, Beeple còn bán một bức tranh NFT khác có tên Everyday: The First 5.000 Days với số tiền khổng lồ lên tới 69,3 triệu USD (gần 1,600 tỷ đồng). Đây cũng là bức tranh NFT đắt nhất đắt nhất được bán ra tính tới thời điểm hiện nay.

Ngoài các bức tranh NFT, những hình thức nghệ thuật khác như video âm nhạc, video khiêu vũ, nhảy múa của các nhân vật hư cấu, các món đồ thời trang như giày dép, quần áo, bộ sưu tập tranh ảnh, album… đều có thể được mua bán với giá rất cao.

Nhờ sự tham gia của các nghệ sĩ, người nổi tiếng vào thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều bức tranh NFT giá trị lớn. Hàng loạt nghệ sĩ Việt Nam và thế giới cũng đã bắt đầu định hướng phát hành tác phẩm dưới dạng NFT.

djV8urOIuaLmUI5XmAD4wwzHaO9XRR7a
Bức tranh NFT đắt nhất hiện nay Everyday: The First 5.000 Days

Tại sao tranh NFT lại đắt đến vậy?

Các tác phẩm tranh NFT có giá trị sưu tầm lớn. Mỗi tác phẩm đều là độc nhất và không thể sao chép, không thể thay thế. Vì vậy, càng độc đáo, các tác phẩm sẽ có khả năng bán được với giá càng cao.

Ngoài ra, các nhà đầu tư kiếm tiền qua NFT bằng cách mua bán qua lại các tác phẩm. Theo làn sóng thị trường và nhu cầu của người mua, giá trị của nhiều tác phẩm được đẩy lên cao hơn gấp nhiều lần so với mức giá ban đầu của chúng.

Tại sao nghệ sĩ nên tạo các bức tranh NFT?

Dù ở bất kỳ thời điểm nào, các nghệ sĩ cũng đều phải “đau đầu” với việc tối ưu hóa lợi nhuận của các tác phẩm. Các tác phẩm NFT giúp giải quyết những vấn đề đó. NFT mang lại cho các nhà nghệ thuật ba lợi ích lớn nhất như sau:

Tiền bản quyền trọn đời

Các nghệ sĩ, nghệ thuật gia không chỉ kiếm tiền từ việc bán tranh NFT lần đầu tiên. Họ vẫn tiếp tục kiếm tiền bản quyền cho cả những giao dịch về sau, miễn là token đó còn tồn tại.

Tác giả có thể lập trình tiền bản quyền vào tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của mình. Điều này cho phép họ nhận lại một phần lợi nhuận suốt đời của bức tranh NFT đó, bất cứ lúc nào tác phẩm được giao bán cho người dùng mới. Tỷ lệ phần trăm khá cao, thường dao động từ 2,5% đến 10%.

Giảm thiểu các chi phí liên quan

Vì việc bán tác phẩm nghệ thuật của NFT được thực hiện trực tuyến thông qua các thị trường ngang hàng khác nhau cho người mua toàn cầu, nghệ thuật gia không phải chi tiền cho các nhà đấu giá và phòng trưng bày nghệ thuật. Điều này cho phép họ tiết kiệm một phần đáng kể chi phí phải bỏ ra cho việc bán hàng.

Xác minh và xác thực

Mặc dù bất kỳ ai cũng có quyền xem token của tác phẩm NFT, liên kết với nó hoặc thậm chí tải xuống, nhưng nó chỉ thuộc sở hữu của một người tại một thời điểm.

Sau khi nhập vào Blockchain, tranh NFT sở hữu chứng chỉ xác thực không thể nhầm lẫn. Người tạo, giá mua, chủ sở hữu tiếp theo, thậm chí giá mua lại đều đi kèm cùng với tác phẩm. Điều này góp phần tạo nên mức độ minh bạch của thị trường chưa từng có trong thế giới nghệ thuật truyền thống.

Họa sĩ Việt Xèo Chu với bức tranh Hoa mai may mắn được bán đấu giá thành công với giá quy đổi gần 23 nghìn USD

Vẽ tranh NFT như thế nào?

Là một trong những loại hình có khả năng đem lại mức thu nhập cực khủng, cách vẽ tranh NFT là điều mà nhiều người quan tâm.

Chọn thị trường NFT

Đây là bước đầu tiên khi bạn muốn vẽ tranh NFT. Có hai danh mục thị trường NFT thường được lựa chọn:

  • Nền tảng được tuyển chọn

Danh mục thị trường NFT này chỉ cho phép các nghệ sĩ đã được ủy quyền đúc hoặc tạo ra token nghệ thuật số. Họ chủ yếu tập trung vào các token nghệ thuật kỹ thuật số chất lượng cao thay vì các bộ sưu tập đơn giản, chất lượng thấp.

Các nền tảng này có phí giao dịch cao hơn và tính linh hoạt thấp hơn về tỷ lệ tiền bản quyền mà tác giả được phép lập trình vào tác phẩm nghệ thuật của mình.

  • Nền tảng tự phục vụ

Loại thị trường ngang hàng này cho phép mọi người tạo NFT của họ bằng bất cứ thứ gì họ thích. Vì vậy, người tham gia có thể tạo ra tác phẩm của mình bằng ảnh, video hoặc tệp âm thanh. Nó cũng cho phép tác giả đặt bất kỳ tỉ lệ tiền bản quyền nào cho mỗi lần tác phẩm.

Rủi ro khi gia nhập thị trường này là thường có quá nhiều kẻ bắt chước và gian lận.

Thiết lập ví tiền kỹ thuật số

Bước tiếp theo là tạo một ví kỹ thuật số để lưu trữ cả tiền điện tử và tranh NFT. Tiền điện tử, chính xác là Ethereum (ETH), sẽ rất cần thiết trong quá trình tạo tranh NFT.

Sẽ rất hữu ích nếu có Ethereum vì một số NFT được tạo trên chuỗi khối này. ETH được sử dụng để thanh toán phí GAS (Gas Fee – một khoản phí cần phải trả để thực hiện các giao dịch hay các hoạt động tương tác với hợp đồng thông minh trên một nền tảng Blockchain), chi phí giao dịch chuỗi khối Ethereum trước khi liệt kê bất kỳ token nào.

Chi phí ETH thường rơi vào khoảng £ 10 đến £ 200 để thanh toán phí gas trong khi tạo NFT.

Tạo bộ sưu tập riêng

Tiếp theo, tác giả có thể bắt đầu tạo bộ sưu tập tranh NFT cho riêng mình. Các nền tảng hoạt động như một cửa hàng hoặc phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số.

AMR NagelDraxler ABMB21 desktop

Tạo token cho tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số

Sau khi hoàn thành bộ sưu tập, người dùng bắt đầu trình tạo NFT. Tùy chọn tải lên siêu dữ liệu (metadata) bao gồm tệp hình ảnh (JPG, PNG, GIF, v.v.), âm thanh (MP3, v.v.) hoặc 3D (GLB, v.v.) và cung cấp cho token một cái tên.

Số lượng token không giới hạn nhưng phải chọn đúc tại cùng một thời điểm, chỉ cần lưu ý muốn tạo bao nhiêu phiên bản của cùng một token.

Tiếp theo, tác giả có thể thêm thuộc tính, cấp độ và số liệu thống kê nếu có liên quan. Chúng cho phép những người mua khám phá bộ sưu tập có thể lọc tác phẩm NFT theo nhu cầu.

Sau khi thêm tất cả các chi tiết cần thiết, bao gồm các liên kết xã hội, hình ảnh cập nhật, mô tả và tên, nhấn nút “Tạo” để thêm NFT vào Blockchain. Bước này sẽ yêu cầu ETH để trả phí phê duyệt và phí GAS.

Sau đó, tác giả có thể chọn token thanh toán chấp nhận cho bức tranh NFT của mình và tỷ lệ tiền bản quyền nhận được khi bán lại tác phẩm.

Bán tranh NFT

Tranh NFT không được liệt kê tự động để bán sau khi tạo. Tác giả cần có thao tác liệt kê để bán tác phẩm. Có nhiều cách bán tranh NFT. Tác giả có thể chọn niêm yết giá cố định hoặc đấu giá. Trong lần đầu tạo và bán tranh NFT, người bán sẽ phải trả phí GAS trước khi niêm yết tác phẩm nghệ thuật của mình.

Người bán có thể tự quảng cáo cho tác phẩm của mình. Thông thường, họ sẽ chia sẻ liên kết trực tiếp với những người mua tiềm năng và quảng bá tác phẩm cho người hâm mộ trên các phương tiện truyền thông xã hội.

KS9Hnd7J1mIdkTJoJv5pjFdljF8TIEkk
Sau khi tạo tranh NFT, tác giả cần phải tìm cách để quảng bá tác phẩm

Đầu tư tranh NFT: Tiềm năng hay rủi ro?

Những thương vụ triệu đô là minh chứng vô cùng rõ nét cho tiềm năng của thị trường mua bán tranh NFT và các tác phẩm nghệ thuật NFT khác. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, đầu tư vào tranh NFT còn tồn tại nhiều rủi ro:

Đầu cơ quá nhiều

Tại thời điểm chưa ổn định, thị trường có tính đầu cơ cao với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mới, đang tìm cách thu hồi vốn nhanh. Điều này khiến thị trường mua bán tranh NFT bị “thổi giá” lên quá cao.

Hiện chưa có cơ chế nào về việc định giá các NFT, giá cả đều do người bán và người mua tự quyết định. Ngoài ra, cũng không ai có thể đảm bảo rằng những đoạn mã này sẽ tồn tại lâu dài trong tương lai.

YIR Year The NFT Died And Then D

Thị trường NFT cũng đang thiếu sự quản lý và giám sát, tồn tại nhiều rủi ro như lừa đảo, rửa tiền… Sau khi phân tích và theo dõi, Chainalysis – một trong những công ty hàng đầu tại Mỹ chuyên điều tra tội phạm Blockchain đã phát hiện có 262 khách hàng bán đi bán lại cùng một NFT ít nhất 25 lần. Do đó, khả năng giao dịch thao túng giá cả là rất cao.

Để kiểm soát và ngăn chặn hành vi này, cần kiểm tra tất cả giao dịch ghi lại trên chuỗi khối. Tuy nhiên, đây là quá trình mất nhiều thời gian và vô cùng phức tạp. Rất ít người có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện thao tác này.

Tỷ lệ phí GAS cao

Đôi khi, tỷ lệ tính phí cho giao dịch trên chuỗi khối Ethereum có thể rất cao, điều này sẽ đồng thời ảnh hưởng đến giá của tranh NFT. Nếu các bức tranh NFT có giá thành chênh lệch quá lớn so với giá trị thực tế, số lượng người mua tiềm năng sẽ giảm đi, dẫn đến thiệt hại cho người bán.

Không bán được ngay sau khi vẽ tranh NFT

Theo nghiên cứu của các nhà chuyên gia Đại học London (Anh), chỉ khoảng 1% trong số 4,7 triệu tác phẩm NFT là có giá hơn 1.500 USD (khoảng 35 triệu VND), số còn lại rất rẻ hoặc vô giá trị.

Các bức tranh NFT có thể bị thất lạc trong phần lớn các tác phẩm nghệ thuật khác. Do đó, tác giả cần phải phải tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của các nhà sưu tầm và nhà đầu tư. Thông thường, những tác giả đã có sẵn một lượng lớn người hâm mộ sẽ có nhiều khả năng bán được tác phẩm nghệ thuật NFT với giá trị cao.

Tương lai của tác phẩm NFT sẽ về đâu?

Khi tờ Jing Daily hỏi về tương lai của tác phẩm NFT, người đại diện RTFKT – hãng thời trang thu về 3,1 triệu USD (gần 70 tỉ đồng) chỉ nhờ bán một đôi giày ảo, trả lời rằng mọi thứ thật khó đoán. Tuy nhiên, công nghệ blockchain sẽ tồn tại dài lâu bởi nó hướng đến sự an toàn, tính bảo mật và quyền sở hữu duy nhất.

Người này nhấn mạnh thêm, nếu muốn tiến sâu vào lĩnh vực NFT, nghệ sĩ không chỉ đơn thuần tạo ra những bộ sưu tập ảo. Sự độc đáo làm nên giá trị bền lâu cho tác phẩm. Ngoài ra, trải nghiệm mua bán NFT cũng cần đến tương tác giữa nghệ sĩ và người sưu tầm.

rtfkt sneaker ltpl
Đôi giày ảo do thương hiệu RTFKT hợp tác sản xuất với nghệ sĩ Rareocious đã được mua với giá 3,1 triệu USD chỉ sau 7 phút rao bán

Trong khi đó, nhiều người lo ngại NFT chỉ là trào lưu “sớm nở tối tàn”, biến tác phẩm thành món hàng ảo được mua đi bán lại vì lợi nhuận “khủng”. Điều này dẫn đến nguy cơ đánh mất trải nghiệm thưởng thức nghệ thuật thuần túy. Theo trang Business Insider, không ít chuyên gia còn đưa ra cảnh báo giao dịch NFT giống như “bong bóng đầu cơ”, chực chờ nổ bất kỳ lúc nào. Vì thế, mọi người cần cần thận trọng khi gia nhập thị trường này.