PERFORMANCE MARKETING
Dịch vụ marketing cam kết KPIs chuyên nghiệp
Dịch vụ marketing cam kết KPIs chuyên nghiệp
Performance Marketing là hình thức Digital Marketing hướng kết quả. Trong đó, kết quả được đo lường bằng các chỉ số định lượng dựa trên cách khách hàng tương tác với nội dung.
Tư Vấn NgayTriển khai chiến dịch Performance Marketing giúp doanh nghiệp:
Performance Marketing là hoạt động marketing được triển khai trên các nền tảng thông minh, đáng tin cậy như Google, Meta, Zalo, Tiktok hay các Ads Network khác.
Các nền tảng này cho phép trả phí theo hiệu quả thu được, dự báo chính xác 1 đồng chi phí bỏ ra thu lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Đây là hoạt động có tỷ lệ thành công cao, an toàn, do đó thường được phân bổ hơn 70% ngân sách marketing.
Cost Per Click
Chi phí phải trả cho một lượt click vào quảng cáo
Cost Per Impression
Chi phí trả cho mỗi 1000 lượt hiển thị
Cost Per Sales
Chi phí phải trả cho một đơn bán hàng
Cost Per Lea
Chi phí phải trả cho một cơ hội bán hàng
Cost Per Install
Chi phí phải trả cho một lượt cài đặt ứng dụng
Cost Per Acquisition
Chi phí phải trả khi user hoàn thành một hành động cụ thể
* Trong đó chỉ số CPA được sử dụng nhiều nhất
được các thương hiệu tập trung, phân bổ ngân sách nhiều nhất
Nền tảng quảng cáo lớn nhất thế giới được các doanh nghiệp ưa chuộng. Một số hình thức của Google Ads:
Nền tảng quảng cáo mạng xã hội lớn nhất thế giới. Meta cung cấp quảng cáo:
Mạng xã hội video xu hướng, tăng trưởng nhanh nhất. Tiktok cung cấp một số hình thức quảng cáo:
Nền tảng quảng cáo nhiều người Việt sử dụng nhất. Zalo cung cấp một số hình thức quảng cáo:
Bán hàng hiệu quả thông qua sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Lazada, ..:
Quảng cáo hiển thị tự nhiên trên mạng quảng cáo, thu hút người dùng khám phá chủ đề liên quan:
* Và nhiều nền tảng khác cho phép triển khai chiến dịch Performance Marketing
mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn
Tiếp cận đối tượng theo đúng chân dung khách hàng mục tiêu bạn muốn nhắm tới.
Ngoài ra, cho phép phân phối quảng cáo đúng thời điểm khách hàng phát sinh nhu cầu mua sắm, tìm kiếm giải pháp. Từ đó tăng cơ hội chuyển đổi.
Với các chiến dịch Performance Marekting, bạn có thể thay đổi tất cả mọi thứ ngay lập tức nếu cần.
Có nghĩa là mọi cài đặt nhắm mục tiêu, hình ảnh, nội dung thông điệp … đều có thể thay đổi bất kỳ lúc nào.
Hệ thống được thiết kế giúp theo dõi chiến dịch chi tiết, cập nhật thay đổi theo thời gian thực.
Các chỉ số báo cáo rõ ràng, trực quan hóa giúp bạn đánh giá ngay hiệu quả chiến dịch để đưa ra quyết định kịp thời.
Nền tảng được thiết kế, cung cấp bởi đơn vị đáng tin cậy hàng đầu như: Google, Meta, Tiktok, Zalo, …
Hệ thống thiết kế minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà quảng cáo cũng như người dùng.
Chi phí vận hành, trả phí thấp hơn nhiều so với Marketing truyền thống, cho phép tối ưu hóa theo mong muốn của bạn.
Ngoài ra, với các chiến dịch được thiết kế thông minh, bạn có cơ hội giảm chi phí tốt hơn nữa.
Nền tảng Performance Marketing cho phép bạn mở rộng chiến dịch không giới hạn ngân sách.
Điều này có nghĩa là, khi một chiến dịch hiệu quả, bạn có cơ hội tối đa hóa lợi ích bằng việc mở rộng quy mô ngay lập tức.
Chúng tôi là một nhóm chuyên gia với những góc nhìn đa dạng, phân tích sâu sắc mọi vấn đề cho chiến lược mục tiêu và niềm đam mê sáng tạo để thiết kế trải nghiệm tốt nhất cho thương hiệu của bạn.
Thành viênTại Malu, chúng tôi áp dụng quy trình thực thi, hợp tác chặt chẽ, khoa học để đảm bảo mang lại thành công cho dự án
Bước 1: NGHIÊN CỨU
Thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng về doanh nghiệp (thương hiệu/ sản phẩm …), khách hàng, ngành hàng và đối thủ cạnh tranh
Bước 2: CHIẾN LƯỢC & MỤC TIÊU
Xác định mục tiêu dự án, chiến lược triển khai trên các nền tảng.
Bước 3: SÁNG TẠO
Xây dựng ý tưởng, concepts nội dung triển khai Performance Marketing.
Bước 4: LẬP KẾ HOẠCH
Lập kế hoạch dự án Performance Marketing chi tiết. Cụ thể hóa mục tiêu KPIs ra các chỉ số liên quan.
Bước 5: TỐI ƯU
Phối hợp doanh nghiệp triển khai tối ưu:
+ Nhận diện thương hiệu
+ Sản phẩm
+ Trang đích
+ Trải nghiệm đa kênh
+ Quy trình xử lý đơn hàng
+ Quy trình chăm sóc khách hàng
Bước 6: THIẾT LẬP
Thiết lập tài khoản, mã theo dõi và cài đặt đo lường hiệu quả quảng cáo…
Bước 7: XÂY DỰNG NỘI DUNG
Xây dựng nội dung theo hành trình khách hàng, chiến lược triển khai và đáp ứng từng nền tảng.
Bước 8: TRIỂN KHAI
Chính thức triển khai chiến dịch Performance Marketing theo kế hoạch.
Bước 9: THEO DÕI & TỐI ƯU
Theo dõi các chỉ số, tối ưu theo từng giai đoạn, từng chiến dịch.
Bước 10: BÁO CÁO
Báo cáo chi tiết hiệu quả chiến dịch và đề xuất giải pháp tiếp theo.
4.8 stars from 163 reviews
Văn Hải Gym
Tôi cảm thấy lựa chọn Malu Design là quyết định rất đúng đắn, bản thân tôi tự thấy khá khó tính đặc biệt với các ấn phẩm truyền thông hay bộ nhận diện thương hiệu của công ty mình, nhưng khi làm việc với Malu Design tôi rất bất ngờ với khả năng nắm bắt ý tưởng, truyền tải thông điệp bằng tính thẩm mỹ cao trong thiết kế và sáng tạo. Chúc team Malu Design thành công hơn nữa!
Nguyễn Văn Hải
C.E.O/ Nhà vô địch Boxing Vietnam
Hanoi Daewoo Hotel
Hanoi Daewoo Hotel is very satisfied with the professional and enthusiastic working style of Malu Design staff.
In particular, Hanoi Daewoo Hotel would like to thank the members of the design team for their efforts in creating a design product that has both value in form and meaning. Wish Malu Design more and more development.
Erwin R. Popov
General Manager
La Grupa Restaurant
Thay mặt cho Lagrupa xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Malu Design đã đồng hành cùng Lagrupa từ ngày khởi nghiệp.
Rất đúng đắn khi lựa chọn Malu Design vì có đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có chuyên môn tốt, tôi rất hài lòng với dịch vụ của quý Công ty. Rất mong chúng ta sẽ còn hợp tác trong các dự án tiếp theo nữa.
Lê Ánh Ngọc
Giám đốc
Chi phí dịch vụ Performance Marketing tại Malu được tính dựa trên:
Chi phí cụ thể sẽ được Malu gửi cho doanh nghiệp sau khi tư vấn, tìm hiểu kỹ càng về dự án.
Khi xây dựng báo giá Malu luôn cân nhắc các yếu tố sau:
Nếu bạn muốn nhận được báo giá chi tiết sớm hơn, vui lòng gọi 0988 622 991 hoặc gửi brief qua info@maludesign.vn.
Chiến lược triển khai Performance Marketing cụ thể sẽ được quyết định sau khi nghiên cứu và tư vấn cho từng doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp quy mô lớn và muốn triển khai toàn diện thì có thể triển khai Performance Marketing dựa trên hành trình khách hàng, chạy chiến dịch từ giai đoạn:
Tại mỗi giai đoạn, khách hàng có thể sử dụng nền tảng khác nhau để tìm hiểu về sản phẩm hay tương tác với quảng cáo.
Bằng cách triển khai theo hành trình khách hàng, Malu giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu quả, giảm chi phí trên mỗi khách hàng.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, ngân sách hạn chế thì có thể triển khai các chiến dịch với quy mô nhỏ hơn, giai đoạn ngắn hơn và nhắm đến đối tượng cụ thể hơn.
CPC là viết tắt của “Cost Per Click“, đây là giá mỗi lượt click vào quảng cáo.
Trước đây, bất kỳ lượt click nào vào quảng cáo cũng sẽ bị tính phí cho dù đó là click ảo, click tặc.
Tuy nhiên, hiện tại các nền tảng quảng cáo đã thông minh hơn để tự động loại bỏ những click không hợp lệ và hoàn lại tiền (như Google đã chia sẻ về cách họ bảo vệ các nhà quảng cáo khỏi hoạt động gian lận).
Và có nhiều kỹ thuật quảng cáo khác giúp tránh khỏi click không hợp lệ.
Do đó, chỉ số click báo cáo trong các nền tảng là rất đáng tin cậy.
Nhưng CPC thường chỉ sử dụng để tham khảo, đánh giá hiệu quả tức thời của mẫu quảng cáo. CPC thấp không có nghĩa rằng chiến dịch quảng cáo hiệu quả và ngược lại.
CPM là viết tắt của từ “Cost Per 1000 Impression” – giá mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
Vì khi đánh giá quảng cáo, các nhà quảng cáo muốn sử dụng đơn vị đủ lớn để mang tính đại diện, do đó số 1000 được sử dụng để báo cáo, thiết lập trả phí.
VD:
CPS là viết tắt của từ “Cost Per Sale” – giá mỗi đơn bán hàng.
Đây là chỉ số tính được khi tính tổng chi phí quảng cáo chia cho số đơn bán hàng thực tế thành công từ quảng cáo.
Đối với các website bán hàng, cung cấp dịch vụ chỉ cho phép thanh toán trực tuyến, chỉ số CPS có thể tính dễ dàng. Nhưng nếu cho phép COD hoặc quy trình thanh toán phức tạp thì rất khó tính toán chính xác.
Ngoài ra, mỗi đơn hàng thành công không còn phụ thuộc nhiều yếu tố vận hành (tư vấn, giao hàng, chăm sóc…). Do đó, chỉ số CPS không đánh giá chính xác hiệu quả của quảng cáo.
CPL là viết của từ “Cost Per Leads” – giá mỗi cơ hội bán hàng.
Đây là giá được tính khi người dùng click vào quảng cáo và liên hệ để mua hàng.
Các doanh nghiệp khác nhau định nghĩa “Cơ hội” khác nhau, ví dụ:
CPI là viết của từ “Cost Per Install” – giá mỗi lượt cài đặt.
Đây thường là chỉ số mà các nhà cung cấp ứng dụng quan tâm.
Bạn có thể cài đặt ngay trên các nền tảng nhắm mục tiêu trả phí theo lượt cài đặt thành công để dần dần tối ưu hóa chi phí mỗi lượt cài đặt.
CPA là viết tắt của từ “Cost Per Acquisitions” – giá mỗi chuyển đổi.
Chuyển đổi ở đây là các chuyển đổi do doanh nghiệp, nhà quảng cáo tự định nghĩa. CPA khá giống với CPL nhưng tổng quát hơn.
Lượt chuyển đổi thường được sử dụng là:
Từng doanh nghiệp khác nhau lựa chọn theo dõi chuyển đổi khác nhau.
Ví dụ, khi bạn thuê Malu chạy chiến dịch Performance Marketing bán dự án căn hộ chung cư cao cấp. Bạn muốn khách hàng điền form liên hệ (Tên, SĐT, Email) để tư vấn. Khi đó Malu sẽ cài đặt quảng cáo nhắm mục tiêu lượt chuyển đổi này và sử dụng làm báo cáo hiệu quả.
Hoặc khi bạn muốn đo lường hiệu quả bằng lượt gọi điện vào hotline. Malu cũng có thể cài đặt hướng mục tiêu chuyển đổi gọi điện và sử dụng chỉ số này để báo cáo.
Do khả năng linh hoạt như vậy, trong ngành cung cấp dịch vụ Performance Marketing, doanh nghiệp và Agency thường sẽ thảo luận để thống nhất loại chuyển đổi mục tiêu và tiến hành đo lường hiệu quả dựa trên đó.
Hiện nay, hầu như nền tảng quản cáo nào cũng tự động tối ưu hiệu quả dựa vào lượt chuyển đổi mục tiêu.
Tích lũy chuyển đổi là việc bạn nhóm những đối tượng đã hoàn thành mục tiêu cụ thể và cho hệ thống biết rằng đây là khách hàng mục tiêu của bạn. Dựa theo nhóm này, hệ thống sẽ phân tích chân dung, hành vi để từ đó tìm kiếm ra các đối tượng tương tự.
Tích lũy càng nhiều lượt chuyển đổi, hệ thống càng có nhiều thông tin về khách hàng mục tiêu của bạn và phân phối quảng cáo đến nhóm đó nhiều hơn, dần dần mang lại hiệu quả quảng cáo cao hơn.
Bạn cũng có thể ấn định 1 chuyển đổi như vậy đáng giá bao nhiêu tiền để hệ thống tự tối ưu chi phí.
Tích lũy chuyển đổi cũng liên quan đến ngân sách, bạn chạy quảng cáo càng nhiều > càng tính lũy được nhiều chuyển đổi > quảng cáo ngày càng hiệu quả.
Lưu ý: Chân dung khách hàng mục tiêu (những người bạn coi là chuyển đổi hợp lệ) liên tục thay đổi theo thời gian, chuyển đổi tích lũy từ năm ngoái có thể không còn đúng trong năm nay. Do đó, bạn cần tích lũy chuyển đổi nhiều hơn trong ngắn hạn.
Đọc thêm: Cài đặt Google Analytics đúng cách để tích lũy chuyển đổi đúng.
Lợi thế của Performance Marketing là bạn có thể bắt đầu với bất kỳ ngân sách nào.
Tuy nhiên, với ngân sách quá nhỏ, chỉ đủ chạy trong ngắn hạn thì khó mang lại hiệu quả bởi “Máy học” của nền tảng quảng cáo chưa kịp có đủ dữ liệu để tối ưu quảng cáo hoặc tần suất quảng cáo không đủ để thúc đẩy hành vi của khách hàng.
Ngoài ra, để triển khai chiến dịch hiệu quả bạn cần tối thiểu 3 chiến dịch:
Với 3 chiến dịch như vậy, bạn cần có ngân sách tương đối để duy trì.
Cao hơn nữa, với chiến dịch Performance Marketing đa kênh, nhắm tới việc tối ưu quảng cáo theo hành trình của khách hàng thì cần nhiều chiến dịch hơn, đồng nghĩa với nhiều ngân sách hơn.
Lưu ý: Ngưỡng chi tiêu của mỗi chiến dịch, mỗi sản phẩm, mỗi doanh nghiệp và tại từng thời điểm là khác nhau.
Đặt mục tiêu là công việc quan trọng hàng đầu của mỗi chiến dịch Performance Marketing.
Khi đặt mục tiêu, Malu sử dụng phương pháp SMART:
Dựa theo phương pháp SMART, Malu phối hợp với doanh nghiệp để thống nhất bộ mục tiêu hợp lý. Từ đó, hoạt động triển khai chiến dịch, đánh giá hiệu quả đều dựa vào mục tiêu, chỉ số để làm căn cứ.
Nếu khi đặt mục tiêu cho chiến dịch, doanh nghiệp không dựa theo phương pháp đặt mục tiêu cụ thể nào hoặc không có dữ liệu làm căn cứ đều dẫn tới việc đặt mục tiêu không hợp lý. Đây là nguyên nhân dẫn tới thất bại nhanh nhất.
Có.
Tuy nhiên, trước khi triển khai Malu sẽ tư vấn toàn diện về phương pháp và kênh phù hợp.
Sau đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn kênh bạn muốn.
Xây dựng thương hiệu công ty mạnh có rất nhiều lợi ích, trong đó có tác dụng nâng cao hiệu quả quảng cáo rõ rệt.
Khi thương hiệu mạnh, chiến dịch Performance Marketing có thể nhắm tới bán hàng ngay lập tức mà không cần chạy chiến dịch xây dựng nhận biết.
Khi thương hiệu mạnh, tần suất quảng cáo có thể giảm đi > ngân sách giảm đi trong khi hiệu quả quảng cáo vẫn giữ nguyên.
Và nhiều lợi ích khác. Liên hệ ngay với Malu qua hotline 0988 622 991 hoặc info@maludesign.vn để được tư vấn cụ thể hơn.
Khi bắt đầu chiến dịch, tất cả nội dung, nhắm mục tiêu, đối tượng, kênh … sẽ được Malu thông nhất với doanh nghiệp và cài đặt khởi chạy.
Tuy nhiên đó chỉ là cài đặt ban đầu, chưa có dữ liệu thực sự để đánh giá hiệu quả thực tế. Và dữ liệu thì thay đổi từng giây từng phút, thay đổi sau mỗi lần khách hàng truy vấn, mỗi lần đấu giá…
Do đó, nhà quảng cáo phải liên tục theo dõi, điều chỉnh nhằm đưa chiến dịch đạt mục tiêu cuối cùng. Công việc này chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chiến dịch.
Đây cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp tìm đến Malu. . Liên hệ ngay với Malu qua hotline 0988 622 991 hoặc info@maludesign.vn để được tư vấn cụ thể hơn.
Native Ads là quảng cáo tự nhiên, chúng thường là kiểu quảng cáo được thiết kế, bố cục giống y hệt các bài viết, tin tức trên các trang web tham gia mạng Native Ads.
Việc thiết kế như vậy khiến người đọc cảm nhận rằng đây là một bài viết tự nhiên chứ không phải một bài quảng cáo.
Theo ghi nhận của The Channel Report, Native Ads nhận được nhiều lượt xem hơn 53% so với quảng cáo truyền thống và có thể đạt tỷ lệ click (CTR) là 0,3% (so với 0,12% đối với các định dạng quảng cáo chuẩn)
Có. Malu sẽ xuất hóa đơn VAT theo hợp đồng ký kết, trong đó bao gồm tất cả chi phí kể cả phí phải trả cho nền tảng quảng cáo.
Malu báo cáo kết quả chiến dịch Performance Marketing theo 2 phương pháp:
Ngoài ra, tùy theo loại hình chiến dịch và yêu cầu của doanh nghiệp, Malu có thể lập báo cáo đáp ứng.
Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.