Mực in là một trong những nhân tố để cho ra những thành phẩm in đẹp. Tìm hiểu ngay các loại mực in thường được dùng trong in ấn và ứng dụng của chúng trong bài viết sau.
1. Mực in Ribbon – mực in mã vạch
Mực in Ribbon hay còn gọi là mực in mã vạch, ribbon nhiệt, ribbon in mã vạch. Đây là loại mực in cơ học được sử dụng lâu đời trong ngành công nghiệp in ấn.
Mực in Ribbon hiện nay chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như in biên lai hay hoá đơn. Các loại ribbon khác như ribbon nhiệt thì có thể in ra chất lượng cao hơn và thường in các các chất màu đặc biệt như lá kim loại,…
Hiện nay có 3 loại mực in ribbon chính như:
- Mực in mã vạch Wax: giá thành rẻ, nhiệt độ nóng chảy thấp, ít tổn hại đến đầu in, được dùng phổ biến trong các ngành không đòi hỏi cao về độ bền như: các mặt hàng trong siêu thị, hàng hoá vận chuyển,…
- Mực in mã vạch wax/ribbon: là loại mực in mã vạch được sử dụng phổ biến có khả năng chống trầy xước tốt, chịu được nhiệt, thường được sử dụng để in tem nhãn chất lượng cao.
- Mực in mã vạch Resin: có độ bám dính cao được ứng dụng in decal mã vạch trong môi trường có nhiệt độ cao, ẩm thấp hay môi trường đông lạnh,…và được sử dụng trong một số lĩnh vực như: decal bạc, decal pvc, may mặc, sản phẩm đông lạnh.
Tìm hiểu thêm về Mực in Ribbon
2. Mực in gốc nước – mực in gỗ, giấy carton
Mực in gốc nước dùng để in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ…Nó có đặc tính là hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (dễ tan từ các từ 50 đến 60oC và khó tan dưới 25oC), có thể khô tự nhiên không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng. Nhược điểm của nó là có độ bám kém hơn mực dầu do phải dùng nước cất hoặc dung môi để pha loãng khi in. Tuy nhiên nó lại rất thân thiện với môi trường. Có các loại mực gốc nước phổ biến như: Matsui, Colorlab, Silkflex, Shinakamura, Furukawa, Csc,… Mực in gốc nước thường được pha sẵn màu dùng để in trên các chất liệu như gỗ, giấy carton. Còn với in vải thì sử dụng mực in và màu cốt bán riêng.
Tuy nhiên hạn chế của loại mực in này là thường bị lem, không bền màu và phai màu theo thời gian. Cách khắc phục cho việc bị lem là phải sử đúng loại giấy. Đối với vấn đề phai màu thì bạn cần phải xét đến loại mực in có chất lượng lưu giữ, được pha chế với chất màu chống phai và dùng loại dung dịch không phải là nước để làm mực chịu được nước.
Mời bạn tìm hiểu thêm về Mực in gốc nước
3. Mực in dạng bột – mực in laser
Mực in dạng bột được dùng cho máy in laser, mực in này được làm bằng cách liên kết một chất màu với một polime tạo thành một dạng bột nhuyễn có tính chất điện học đặc biệt.
Nguyên tắc sử dụng: Bên trong máy in sẽ có một tia laser và nó sẽ vẽ hình ảnh lên tang trống, tang này sẽ được nạp điện tích tĩnh điện và tang trống sẽ quay lên hộp mực bột, hút bột mực chuyển lên giấy và làm chảy ngay chỗ cần in.
Mực in dạng bột có độ bền cao và chất lượng tốt, mực bột không bị phai và khó tróc, thích hợp sử dụng trong in văn bản và bản vẽ nét đơn, tuy nhiên không tốt để in ảnh.
Mời bạn tìm hiểu thêm về Mực in dạng bột
4. Mực in dạng đặc
Mực in dạng đặc là loại mực in giống như sáp, được bán theo kiểu từng lốc nhỏ cho từng màu sơ chế để tạo hình ảnh trên giấy (màu lục lam, đỏ tươi, vàng và đen, hay CMYK – cyan, magenta, yellow, black). Bên trong máy in, mực được làm chảy và được phun lên một ống lăn mực có tra dầu bằng công nghệ tương tự trong các máy in offset.
Ưu điểm của mực in dạng đặc là tốc độ in nhanh, thân thiện với môi trường, ít độc và an toàn sử dụng ở mức cho phép thích hợp cho việc in đồ họa màu có độ phân giải cao và thường dùng trong môi trường văn phòng hơn do chi phí bảo trì thấp. Thế nhưng, chi phí sử dụng loại mực in này khá cao hơn so với việc bạn đầu tư cho máy in laser.
Mời bạn tìm hiểu thêm tại Mực in dạng đặc
5. Mực in gốc dầu
Mực dầu hay còn gọi là mực in gốc dầu, mực in không phai.
Mực dầu cho ra bản in có thời gian sử dụng lâu dài, gặp nước không bị lem và để lâu cũng không bị phai màu mà không cần ép plastic hay cán màng. tuy nhiên mực dầu sẽ cho ra bản in không được sắc nét, chi phí thay mực in cao và mực dầu có chất keo UV nên có thể gây ra nghẹt đầu phun mực in nếu không sử dụng đúng cách. Mực in gốc dầu là loại mực được sử dụng phổ biến để in tem nhãn decal.
Mời bạn tìm hiểu thêm về Mực in gốc dầu
6. Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ) – mực in vải
Mực Plastisol là mực điều chế chuyên dùng để in trên vải, có gốc dầu nhẹ nên để phân biệt nó hơi khó, chỉ có khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra gốc dầu. Đặc điểm của nó là có thể tạo ra bề mặt đẹp, khả năng bám mực tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước và có thể làm mờ theo ý người dùng. Nhược điểm của nó là phải xử lý nhiệt sau khi in.
Trên đây là 7 loại mực thường được dùng trong in ấn. Mỗi loại mực sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau cũng như thích hợp với những loại chất liệu in, công nghệ in khác nhau.