kinh doanh my pham online

Ngành kinh doanh mỹ phẩm không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhu cầu chăm sóc, làm đẹp với đa dạng các loại sản phẩm đều tăng cao, đòi hỏi nguồn cung chất lượng rất lớn từ các quốc gia nổi tiếng về mỹ phẩm như Pháp, Hàn Quốc,…

Nhằm giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm, Malu xin gửi tới bạn bài viết về 10 kinh nghiệm buôn bán mỹ phẩm trên thị trường trực tuyến. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong hoạt động kinh doanh sau này.

>>> Trọn Bộ Bí Kíp Hướng Dẫn Bán Hàng Online Từ A – Z

 

Tại Sao Nên Kinh Doanh Mỹ Phẩm

Nhu cầu về phân khúc mỹ phẩm trung-cao còn tăng đột biến tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Ngành mỹ phẩm trải dài với nhiều mặt hàng kinh doanh khác nhau như: kem chăm sóc da, hương liệu, salon làm đẹp, spa, cửa hàng mỹ phẩm, salon tóc và kể cả cửa hàng makeup cũng là một phần trong ngành này.

Nếu như bạn đang dự định kinh doanh mỹ phẩm, thì hãy bắt đầu ngay năm nay, ngay bây giờ. Rất nhiều các cơ hội lớn đang trở đợi bạn.

Theo số liệu thống kê của marketresearch.com, thị trường mỹ phẩm thế giới được dự đoán sẽ đạt mốc 430 tỷ đô vào năm 2022.

10 Mẹo Giúp Bạn Tự Kinh Doanh Mỹ Phẩm

1. Nắm Rõ Quy Định Về Quản Lý Mỹ Phẩm

Đầu tiên, bạn cần nắm được và hiểu rõ các quy định về quản lý mỹ phẩm của bộ y tế về các vấn đề như:
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh
+ Giấy tờ cho việc công bố các sản phẩm mỹ phẩm
+ Thông tin sản phẩm rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ
+ Các yêu cầu về an toàn sản phẩm
+ Các yêu cầu về quảng cáo (rất nhiều các đơn vị quảng cáo mỹ phẩm sai sự thật đã bị cơ quan chức năng phạt rất nặng)

>>> Quy Trình Thành Lập Công Ty, Doanh Nghiệp Theo Tổng Hợp Mới Nhất

2. Mở Cửa Hàng

Để mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, bạn có 2 sự lựa chọn: Thuê mặt bằng tại khu vực trung tâm, đông người qua lại, hoặc kinh doanh tại khu vực gần nhà với giá cả mặt bằng phải chăng (hoặc tự mở cửa hàng tại nhà của mình).

mo cua hang my pham

Tìm những địa điểm có giá thuê rẻ để bắt đầu là lời khuyên rất hữu ích, khi bạn chưa rõ sản phẩm của mình có được thị trường yêu thích hoặc liệu bạn có đủ nguồn lực cạnh tranh với các thương hiệu khác hay không.

3. Chọn thị trường ngách

Lựa chọn những mảng mà bạn chuyên sâu và đã có kinh nghiệm sản xuất hoặc phân phối là mẹo nhỏ tiếp theo của kinh doanh mỹ phẩm. Ví dụ, bạn có những hiểu biết nhất định về bán các sản phẩm makeup tự nhiên, hoặc mỹ phẩm thiên nhiên hay dưỡng môi chẳng hạn.

chon lua thi truong ngach

Tập trung vào những thị trường mỹ phẩm mà bạn đã có vốn kiến thức đủ để tư vấn cũng như chọn lựa sản phẩm tốt cho khách hàng của mình.

Không nên cố gắng sản xuất hoặc phân phối quá nhiều thứ cùng một lúc từ ngay ban đầu khi kinh doanh mỹ phẩm. Hơn thế nữa, bằng việc lựa chọn thị trường ngách, bạn có thể tập trung xây dựng những chiến lược marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Tìm hiểu thêm Customer Journey – Trải nghiệm khách hàng để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp.

4. Kinh doanh mỹ phẩm online

Một lựa chọn không tồi để bắt đầu công việc kinh doanh mỹ phẩm là bán hàng online. Ngoài những kênh Facebook hay Instagram đã quá thân thuộc và đông đối thủ, website đôi khi cũng là một kênh tiềm năng nếu bạn cho thấy được sự chuyên nghiệp của mình. Bạn cần tạo một hệ thống thương mại điện tử trên web, tích hợp thêm các công thanh toán trực tuyến.

chon lua kenh my pham online

Nhưng để kinh doanh online thành công, bạn cần tối ưu chi phí của mình nhất có thể, bởi chỉ có đưa ra mức giá hợp lý mới khiến người dùng đưa ra quyết định mua hàng.

Có rất nhiều các công cụ thiết kế website, landing page phục vụ cho công việc bán hàng rất chuyên nghiệp với chi phí vừa phải. Hãy cân nhắc lựa chọn này nhé.

5. Quảng bá thương hiệu

Khi khởi đầu một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, bạn cũng cần tập trung vào xây dựng nhận diện về các sản phẩm đặc biệt bạn đang có đối với khách hàng mục tiêu. Khám phá các địa điểm thích hợp trong thành phố, đưa sản phẩm của mình tới các đơn vị có sử dụng mỹ phẩm để quảng bá.

Ngoài ra bạn cũng có thể tổ chức các buổi event ra mắt sản phẩm, các chương trình khuyến mại, giảm giá.

Ngoài ra, trên các kênh social và website, tất cả các sản phẩm đều cần có hình ảnh rõ nét và miêu tả thông tin một cách chi tiết nhất. Xây dựng các chiến lược content hiệu quả để tăng sự tương tác với những follower trên mạng xã hội.

6. Xây dựng kế hoạch marketing

Một kế hoạch marketing đúng đắn sẽ vạch ra cho các bạn những hướng đi để tiếp cận tới nhiều khách hàng nhất.

xay dung ke hoach marketing

Các sản phẩm nói chung và về ngành mỹ phẩm nói riêng, muốn có cầu nhiều hay không phụ thuộc vào đội ngũ marketing có tạo ra xu hướng cho sản phẩm đó hay không.

7. Thiết kế logo thương hiệu dễ nhận dạng

Khách hàng nhận diện một doanh nghiệp, cửa hàng bằng việc nhìn logo của họ trên các quảng cáo, hoặc trên bao bì sản phẩm. Nhận diện thương hiệu là thứ vô cùng quan trọng để giúp bạn có sự chuyên nghiệp, và quan trọng hơn là sự tin tưởng của khách hàng.

Tìm kiếm những chuyên gia trong ngành branding và design để được tư vấn để có được logo và bộ nhận diện thương hiệu tốt.

8. Kêu gọi vốn

Bạn có thể bắt đầu bằng việc mượn vốn từ gia đình và bạn bè. Sau khi đã phát triển, bạn có thể đi kêu gọi vốn từ chính các khách hàng thân thiết của mình.

Có nguồn tài chính vững chắc thì các chiến dịch marketing, PR cũng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

9. Test sản phẩm

Trước khi quyết định bán loại mặt hàng mỹ phẩm gì, hãy kiểm tra sản phẩm đó. Tặng một số mẫu cho những người quen, bạn bè, và chính bản thân mình để đánh giá sự hài lòng về sản phẩm so với mức giá tiền. Bước này sẽ giúp bạn xác định thêm liệu thị trường và các tệp khách hàng mục tiêu có sẵn sàng đón nhận sản phẩm của mình hay không.

test san pham

Trước khi nhập một số lượng lớn mặt hàng để tối ưu chi phí giá thành ban đầu, bạn cần đảm bảo rằng mình sẽ không phải chịu cảnh “ôm bom”. Chỉ làm được điều đó khi bạn đã test “thị trường” đúng và đủ.

10. Thu thập ý kiến và cải thiện

Phản hồi của khách hàng chính là những điều quý giá các doanh nghiệp nhận được, bởi nhờ đó mà mình biết mình còn đang thiếu sót gì và cần cải thiển gì. Nhưng để nhận được những lời feedback đó thay vì chờ đợi khách hàng chủ động, bạn nên chủ đồng đề nghị họ nhận xét về mình.

Ngoài ra bạn cũng có thể xin nhận xét và tư vấn từ những chuyên gia, những người nổi tiếng hay sử dụng mỹ phẩm để phát triển doanh nghiệp.

Kết lại, kinh doanh mỹ phẩm là một ngành vô cùng tiềm năng tại Việt Nam. Nhu cầu lớn cộng thêm các thương hiệu uy tín được người dùng tin tưởng chưa có nhiều. Vẫn còn rất nhiều cơ hội cho bạn để làm giàu trong thị trường này.