Kinh doanh cửa hàng tạp hóa có thể giúp bạn làm giàu hay không? Câu trả lời là có, nhưng nó chỉ đúng với những ai đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch kinh doanh và tinh thần sẵn sàng. Sau đây Malu sẽ hướng dẫn bạn lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini chi tiết nhất, giúp việc vận hành và bán hàng trơn tru, thuận lợi hơn.

1, Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?

Kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa của bạn cần xác định được thủ tục pháp lý khi kinh doanh tạp hóa. Nói cách khác, trước khi mở tiệm tạp hóa, bạn cần biết chắc rằng mở cửa hàng có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không? Hoặc cần giấy tờ gì khi bán hàng tạp hóa để không bị vi phạm khi thị thanh tra thị trường. Sau đây là một số thông tin mà bạn cần nắm được:

Mở cửa hàng tạp hóa cần có giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể, trong đó, giấy tờ để đăng ký gồm Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh, bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đại diện hộ gia đình.

Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cần có đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
  • Ngành, nghề kinh doanh
  • Số vốn kinh doanh
  • Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình

Hồ sơ trên bạn nộp tại cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận/thành phố, nơi đặt địa điểm kinh doanh.

2, Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?

Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền vốn để mở cửa hàng tạp hóa, với một người mới kinh doanh thì đây là một câu hỏi lớn. Tùy thuộc vào quy mô, số lượng mặt hàng nhập ban đầu mà chi phí vốn sẽ dao động từ khoảng 200 – 500 triệu. Những chi phí vốn cần dùng đến có thể kể đến như:

  • Vốn nhập hàng, bao gồm gia vị, đồ ăn khô, đồ uống, đồ dùng chăm sóc cá nhân, hóa mỹ phẩm, đồ tiêu dùng…
  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
  • Chi phí đầu tư sửa sang cửa hàng, biển bảng, giá kệ, tủ lạnh,…
  • Vốn đầu tư thiết bị, phần mềm bán hàng cho cửa hàng tạp hóa

Trong số các mục chi phí kể trên, vốn nhập hàng là số vốn lớn hơn cả chiếm đến khoảng 50 – 60% chi phí vốn ban đầu. Nếu bạn có thể nợ nhà cung cấp khi nhập hàng thì số vốn này có thể nhỏ hơn.

von

3, Kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa: nguồn hàng và phương án quản lý hàng hóa, tồn kho

3,1. Nguồn hàng kinh doanh tạp hóa

Về nguồn hàng khi mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, có nhiều cách để bạn có thể nhập hàng.

  • Nếu vốn đủ lớn và muốn mở đại lý cấp 1, bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ nhà cung cấp chuyên sản xuất sản phẩm.
  • Nếu là đại lý cấp 2, 3 hoặc cửa hàng nhỏ, bạn có thể tìm đến đại lý cấp 1 hoặc các nhà phân phối hàng tiêu dùng, tạp hóa hay các đơn vị chuyên sản xuất bánh kẹo, đặc sản,…

Bạn nên liên hệ với nhiều nhà cung cấp để có bảng báo giá hàng tạp hóa và chọn NCC với giá hợp lý, có hỗ trợ vận chuyển càng tốt: 

bang bao gia hang tap hoa

 

3,2. Kế hoạch sử dụng Công cụ quản lý tồn kho cho cửa hàng tạp hóa

Có 3 phương pháp thường được áp dụng để quản lý tồn kho cho cửa hàng tạp hóa, bách hóa, siêu thị mini.

  • Thứ nhất là quản lý bằng sổ sách. Cách này còn được áp dụng nhưng đã lỗi thời, chỉ thích hợp với cửa hàng quy mô siêu nhỏ, có ít lượng mặt hàng
  • Thứ hai là quản lý bằng excel, phù hợp với cửa hàng đã có máy tính, số lượng mặt hàng ít, đa số chỉ quản lý được lượng tồn kho theo số lượng, chi tiết về số lô, hạn sử dụng (HSD) của hàng hóa thì phức tạp hơn, khó quản lý
  • Thứ ba là quản lý bằng phần mềm quản lý bán hàng cho cửa hàng tạp hóa, là xu hướng quản lý thời 4.0 của hầu hết các ngành hàng, trong đó có bán lẻ. Cách này khắc phục được nhược điểm của 2 cách kể trên, quản lý tới 50.000 mã hàng, số lô, hạn sử dụng hàng hóa, tự động báo cáo tồn kho và giá trị tồn kho. Ngoài ra chủ cửa hàng có thể quản lý tồn kho, xuất nhập hàng hóa ngay trên di động và báo cáo mặt hàng bán chạy, tồn nhiều tại cửa hàng.

4, Mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị những gì?

4.1, Mặt bằng và kênh kinh doanh tạp hóa

Để mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần có mặt bằng kinh doanh tại nhà hoặc thuê mặt bằng. Tùy vào quy mô cửa hàng bạn định mở mà thuê mặt bằng lớn hay nhỏ. Với cửa hàng tạp hóa quy mô lớn hoặc siêu thị mini thì mặt bằng cần có tối thiểu khoảng 30m2, tại các con ngõ dân cư đông đúc hoặc tầng trệt các khu chung cư, mặt đường các khu đô thị hay con phố có nhiều người dân sinh sống.

Cửa hàng tạp hóa có xu hướng dịch chuyển dần sang siêu thị mini, ngay cả với quy mô nhỏ, các cửa hàng tạp hóa cũng bày trí giống siêu thị với giá kệ để hàng, bày trí hàng hóa… để dễ tìm kiếm và nâng cao tính thẩm mỹ.

Ngoài mặt bằng kinh doanh, nếu bạn muốn triển khai các kênh bán hàng khác ngoài điểm bán tại cửa hàng, bạn có thể lập các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Zalo Shop, Shopee, Lazada, Sendo… Với các mặt hàng như hàng tiêu dùng, gia dụng,… cũng được khách hàng đặt mua trên các kênh trực tuyến rất nhiều.

bd911b3d kinh nghiem mo cua hang tap hoa o que

4.2, Kiến thức kinh doanh và tinh thần chịu được áp lực

Kiến thức kinh doanh bao gồm cách vận hành cửa hàng hiệu quả, kinh nghiệm quản lý cửa hàng, cách sử dụng vốn hiệu quả, quản lý nhân viên hay làm sao để thúc đẩy doanh số bán hàng… Những kiến thức này không tự nhiên có mà cần tích lũy qua thời gian kinh doanh thực tế, đọc tài liệu, lắng nghe kinh nghiệm được chia sẻ từ các chuyên gia hay người kinh doanh trước đó.

Đặc biệt, bạn cần chuẩn bị tinh thần tốt, chịu được áp lực, bởi bỏ một số vốn lớn để đầu tư cửa hàng tạp hóa nhưng không phải ngày một, ngày hai có thể thu hồi vốn. Áp lực khi tiền ra như nước, tiền thu nhỏ giọt sẽ là vấn đề lớn đối với những ai chưa từng kinh doanh. Chưa kể những vấn đề trong quá trình kinh doanh như thất thoát hàng hóa, công nợ phát sinh với khách hàng, nhà cung cấp. Nếu chưa sẵn sàng đối mặt với những vấn đề kể trên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mở cửa hàng.

4.3, Thiết bị, giá kệ và công cụ bán hàng cần thiết

Ngoài việc chuẩn bị nguồn hàng, mặt bằng và kiến thức kinh doanh, bạn phải bỏ vốn đề đầu tư thiết bị, giá kệ hay các công cụ bán hàng cần thiết cho cửa hàng tạp hóa.

Chi phí vốn đầu tư cho các thiết bị này còn tùy thuộc vào quy mô cửa hàng, số lượng và chất lượng của thiết bị. Chi phí đầu tư trung bình rơi từ 15 đến 40 triệu. Đối với các công cụ bán hàng thì khoảng 12 triệu đồng bao gồm máy tính, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, phần mềm hoặc khoản 8 triệu đồng cho máy in POS mini và phần mềm bán hàng.

thiet ke sieu thi mini 1 533x400 1

5, Kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa trong 6 tháng để thu hồi vốn

Để thu hồi vốn nhanh, bạn cần bán được nhiều sản phẩm. Kinh nghiệm cho thấy việc thu hồi vốn thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Lượng khách mua hàng
  • Số vốn bỏ ra ban đầu

Để thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, trong kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa các chủ shop thường áp dụng một số mẹo sau đây:

  • Tránh tình trạng nhập hàng ồ ạt. Bán đến đâu, nhập hàng đến đấy. Nhóm mặt hàng thường nhanh thu hồi vốn: Đồ ăn nhanh (Mì ăn liền, Sữa chua, nước ngọt, bánh kẹo ngọt,…), Sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân (bột giặt, nước rửa tay, kem đánh răng..)
  • Lãi ít trong thời gian đầu để kéo khách, thu hút khách hàng
  • Khuyến mãi với các đơn hàng có giá trị lớn để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn và trở thành khách quen
  • Lưu thông tin khách và ghi nhớ tên khách hàng là cách để gây thiện cảm ngay từ đầu với khách hàng
  • Lưu lại công nợ với nhà cung cấp để lấy vốn xoay vòng. Nhạp hàng kỳ tiếp theo sẽ trả hóa đơn nhập hàng của kỳ trước đó
  • Kế hoạch truyền thông: truyền thông tại điểm bán bằng cách in tờ rơi, áp dụng voucher cho khách hàng: Giảm giá với hóa đơn mua hàng từ 500.000đ, tặng voucher 15.000đ cho lần mua hàng tiếp theo…, phiếu in các mặt hàng được trợ giá hoặc các sản phẩm được tặng kèm….

6, Xu hướng kinh doanh tạp hóa thời kỳ 4.0

Đầu năm 2020, các hộ kinh doanh bán lẻ chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid 19. Ngoài các ngành như F&B, kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini tuy ít chịu ảnh hưởng nhưng cũng thấy rõ sự chi phối thị trường: Khách hạn chế ra khỏi nhà, tích trữ hàng hóa, lương thực và có xu hướng mua online nhiều hơn.

Điều này không chỉ phản ánh rõ thực trạng hiện nay mà còn cho thấy xu hướng trong bán hàng thời 4.0: Mua hàng trực tuyến, thanh toán và nhận hàng tại nhà.

Tại sao tạp hóa không thể bán hàng trực tuyến, trong khi rất nhiều nhà phân phối, các thương hiệu bán lẻ đều đang bán xà phòng, kem đánh răng, dầu rán, bột chiên gà trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử?

Có cầu, tất có cung. Mà có cung, tất có cầu. Ngoài xu hướng quản lý bán hàng bằng phần mềm quản lý trong thời 4.0, thì việc bán hàng không phụ thuộc vào điểm bán, mặt bằng kinh doanh hay khách hàng truyền thống cũng là xu hướng kinh doanh tất yếu trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện tại.

Trên đây là những thông tin bạn cần trang bị để lên kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích cho bạn.