Thật thú vị, logo Pepsi đã trải qua một số lần thiết kế lại, với sự thay đổi hoàn toàn về khái niệm và cảm giác khi thương hiệu phát triển theo thời gian. Tuy nhiên, ngay cả những người không uống sola (và những người yêu thích Coke!) cũng có thể nhận ra ngay logo của Pepsi và biết nó đại diện cho điều gì.
Chúng ta hãy xem logo Pepsi đã phát triển như thế nào từ lần lặp lại đầu tiên vào năm 1898 đến dấu ấn hiện tại mà cả thế giới đã biết đến và yêu thích.
Sơ lược về lịch sử của Pepsi
Sản phẩm ban đầu của Pepsi ra đời năm 1893 do Caleb Bradham tạo ra cho cửa hàng thuốc của ông ở Bắc Carolina. Nó được làm bằng nước, đường, caramel, nhục đậu khấu, dầu chanh và hạt cola, và hỗn hợp này được mệnh danh là “Đồ uống của Brad”. Đến năm 1889, Bradham đã đổi tên thức uống là “Pepsi” theo tên của enzym pepsin—giúp tiêu hóa—nhằm quảng cáo nó là một loại cola “tốt cho sức khỏe”.
Thức uống ban đầu được thiết kế để mang lại lợi ích tương tự như Coca-Cola, lần đầu tiên ra mắt vào năm 1886. Tuy nhiên, phải gần 100 năm sau, các thương hiệu mới thực sự bước vào cuộc chiến đối đầu.
Pepsi hiện được định giá hơn 11 tỷ đô la và PepsiCo đã tạo ra hơn 70 tỷ đô la doanh thu ròng vào năm 2020 . Danh mục sản phẩm hiện tại của họ bao gồm 23 thương hiệu mang lại doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ đô la và đồ ăn nhẹ, đồ uống, nước và các sản phẩm khác được bán tại hơn 200 quốc gia.
Sự phát triển của Logo Pepsi
Logo của Pepsi đã có một sự thay đổi khá mạnh mẽ trong những năm qua, trong nỗ lực tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà nó đã mô phỏng ban đầu. Phong cách của nó cũng thay đổi để theo kịp thời đại và mang một phong cách hợp thời trang hơn – mặc dù vẫn cổ điển -.
Điều đó nói rằng, thương hiệu đã chọn giữ nguyên màu sắc ban đầu và cảm giác chung của logo, mặc dù phông chữ và hình ảnh dần dần biến thành những gì chúng ta biết và yêu thích ngày nay.
1893: Tên gọi đầu tiên của Pepsi – “Brad’s Drink”
Trước khi Pepsi có tên là Pepsi như bây giờ thì Brad’s Drink là tên gọi đầu tiên của hãng. Chữ Brad lấy từ tên của Caleb Bradham, người dược sĩ đã phát minh ra thứ nước uống Cola nổi tiếng này.
Biểu trưng của Brad’s Drink là một chữ màu xanh lam trên nền trắng, font chữ đậm và trang trí khá công phu.
1898-1940: Logo Pepsi-Cola đỏ xoắn
Logo Pepsi-Cola ban đầu đi kèm với một phông chữ rất lạ, phổ biến hơn khi trở lại. Các chữ cái mỏng với kerning không đồng đều (khoảng cách giữa các chữ cái) là nỗ lực đầu tiên để tạo cảm giác tổng thể về thương hiệu. Thức uống này được bán trên thị trường như một loại thức uống hỗ trợ tiêu hóa tốt cho sức khỏe, và khẩu hiệu tương ứng là “Hồi hộp, Tiếp thêm sinh lực, Hỗ trợ Tiêu hóa”.
Theo thời gian, các từ trong logo bắt đầu trở nên mềm mại và bớt hoang dã hơn, trong đó các chữ cái bắt đầu hiển thị khoảng cách đều hơn nhiều.
Đến năm 1940, logo được ghép thành một biểu ngữ ngắn gọn với những từ mượt mà. Nó có một cảm giác rất Art-Deco-era. Các chữ cái được cắt sạch sẽ và mỏng hơn so với phiên bản năm 1906, trong đó phông chữ tạo ra một chút rung cảm lễ hội. Và, các dòng từ chữ ‘C’ đã phát triển mạnh mẽ làm nổi bật phần còn lại của từ, mà không có sự kết nối khó xử mà trước đó nó đã cố gắng chia sẻ với ‘P.’
Lưu ý rằng với tất cả các kiểu logo này, tên Pepsi-Cola đã được viết trên một làn sóng—một yếu tố tiếp tục trong suốt vòng đời của thương hiệu Pepsi. Các từ trên hơi hướng lên tạo cảm giác chuyển động và năng lượng.
1950: Logo Pepsi với màu chủ đạo thứ 3
Với logo màu đỏ và phông chữ tương tự như Coca-Cola, Pepsi-Cola luôn phải vật lộn một chút để thoát ra khỏi cái bóng của thương hiệu cạnh tranh. Đây là một trường hợp mà sự nhầm lẫn thương hiệu đã dẫn đến một số động thái xác định từ phía Pepsi. Năm 1950, thương hiệu lần đầu tiên giới thiệu màu xanh biểu tượng cho nắp chai—và logo—.
Mặc dù nhãn từ của biểu ngữ vẫn giữ nguyên, nhưng các đường lượn sóng của nó được nhấn mạnh trong các dải màu nền. “More bounce to the ounce” đã trở thành khẩu hiệu của đồ uống, nhằm hứa hẹn nhiều niềm vui hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
1962: Khi Pepsi trở thành Pepsi
Bước vào những năm đầu 1960, Pepsi đã triển khai campaign “For those who think young” nhắm tới giới trẻ, những “Pepsi generation” không bị mắc kẹt trong những tư duy, lối sống, văn hóa cũ kỹ. Pepsi cho ta thấy họ không chỉ bán nước giải khát, mà còn bán cả phong cách sống.
Để củng cố và làm tăng hiệu quả cho chiến dịch, logo Pepsi-Cola đã có sự thay đổi lớn. “No more mutants” à nhầm “No more Cola” là câu diễn tả chính xác nhất những gì xảy ra trong những năm 1962. Pepsi đã hoàn toàn loại bỏ chữ “Cola” ra khỏi logo vốn đã theo họ gần 1 thế kỷ. Kể từ đây, Pepsi chính là Pepsi mà chúng ta đã biết. Ngoài ra chữ Pepsi với font chữ đỏ rực, uốn lượn “rồng bay phượng múa” đã được thay thế bằng font chữ sans serif tối giản, màu đen và được viết in hoa toàn bộ.
Sau đó vào năm 1965, Pepsi-Cola kết hợp với Frito Lay Inc. để thành lập công ty PepsiCo Inc., công ty này vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
1973 – 1990
Sự nhạy cảm với xu hướng thị trường có thể là thứ đã mang lại cho Pepsi những thành công không tưởng. Nhận ra một thiết kế phẳng với hình dạng đơn giản, gọn gàng, đường nét tinh tế sẽ mang lại những lợi ích to lớn. Điển hình nhất là logo của bạn có thể dễ dàng áp lên mọi loại mock-up và thật dễ để phân biệt chúng với hằng hà sa số các logo khác trên thị trường.
Cụ thể, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của thương hiệu, logo Pepsi có nền màu với màu đỏ nằm ở phía bên trái và màu xanh dương nằm ở phía bên phải. Logo ở giữa có dạng hình tròn với chữ Pepsi được thu nhỏ lại đặt ở trung tâm, phần màu đỏ và xanh dương lần lượt chia thành 2 nửa trên dưới được ngăn cách bởi màu trắng, ngụ ý thương hiệu về định hướng phát triển “global” của Pepsi.
Vào năm 1975, Pepsi đã triển khai campaign “The Pepsi Challenge” để chỉ ra rằng giữa Pepsi và Coca ai mới là thứ nước ngọt được người tiêu dùng yêu thích hơn. Campaign khá là đơn giản, người tiêu dùng sẽ làm một bài test vị giác giữa Coca và Pepsi xem họ thích loại nào hơn. Và kết quả thu được thì phần đông thích vị của Pepsi hơn.
Vốn là kẻ đi trước nhưng Coca có vẻ đã bị “vuốt mặt” trong lần này. Rất nhanh chóng, Coca đã tung ra phiên bản New Coke (cũng là Coca nhưng nó mới :v) mang tới những điều “mới” như Pepsi đã làm. Nhưng đây cũng là một trong những thất bại được đưa vào các case study giảng dạy Marketing về sau.
Chữ Pepsi trong logo Pepsi có một chút tinh chỉnh để mang những nét riêng độc đáo của riêng nó. Bạn có thể thấy font chữ được thiết kế lại để giống như là nó được “thiết kế kĩ thuật số” thay vì 1 font tự nhiên có sẵn. Phần bụng chữ “P” được kéo dài ra hơn, chữ “E” được miết cong lại, chữ “S” cũng được làm dài và phẳng ra giống với chữ “S” trong STAR WARS. Kiểu chữ này đã được sử dụng xuyên suốt hơn một thập kỷ cho tới lần thay đổi tiếp theo.
1991: Logo Pepsi tách đôi
Năm 1991, công ty quyết định tách đôi phần text và shape của logo thành 2 phần riêng biệt. Chữ “Pepsi” được đặt lên trên vào có hơi nghiêng tịnh tiến về phía bên phải còn quả địa cầu được đặt phía dưới góc phải của chữ Pepsi. Để tạo được độ cân bằng cho logo thì Pepsi đã thêm 1 dãi màu đỏ phía trước quả địa cầu.
Do chữ Pepsi đã được tách ra khỏi quả địa cầu nên dãi màu trắng ở giữa được thu hẹp lại để cân đối với shape màu đỏ và xanh dương.
1998 – 2005: Lễ kỷ niệm 100 năm của Pepsi
Vào lễ kỷ niệm 100 năm thành lập, Pepsi đã công bố bản thiết kế logo mới. Có rất nhiều sự thay đổi ở phiên bản logo năm 1998 nhưng nhìn chung Pepsi đã đảo ngược hoàn toàn mọi thứ trước đây:
- Chữ Pepsi màu xanh trên nền trắng -> chữ Pepsi màu trắng trên nền xanh
- Quả địa cầu phẳng được đổ gradiant trông 3D hơn và định hình thành 1 khối tròn riêng biệt chứ không hòa lẫn với màu nền.
Pepsi đã sử dụng phiên bản này thêm 10 năm nữa trước khi chi trả 1 triệu $ cho bản thiết kế logo năm 2008. Nhưng trước khi nhảy tới năm 2008, logo Pepsi có 2 lần thay đổi từ giữa năm 1998 & 2008.
Để trông hiện đại và 3D hơn, Pepsi đã có một chút chỉnh sửa trên logo. Quả địa cầu có các shape gradiant trắng được đặt ở các góc khác nhau trông như được đánh sáng. Đi cùng với đó là màu nền cũng được đổ gradiant từ xanh dương nhạt sang đậm hơn từ trái qua phải. Về phần chữ Pepsi, các nét chân serif được thêm vô lại ở một số nét. Các đường line xám nhạt cũng được bố trí tạo được độ nổi của bền mặt chữ Pepsi.
2006: Logo Pepsi “ướt át”
Với cá nhân Malu thì đây là phiên bản mà Malu thích nhất, nhìn rất là “đã khát”. Đúng vậy, một thứ thức uống giải khát thì làm sao để trông nó thật mát mẻ nhìn vào là muốn uống. Bằng cách thêm vào các chi tiết như giọt nước đọng lại trên quả địa cầu, Pepsi đã làm cho logo của mình tươi mới và ngọt mát.
Các chi tiết cũng có chỉnh sửa một chút nhưng không có gì thay đổi quá nhiều, vẫn giữ nguyên những nét thiết kế của phiên bản 2003
2008: Bản thiết kế 1 triệu $
Bằng một cách nào đó, Peter Arnell của Arnell Group đã moi được Pepsi 1 triệu $ cho bản thiết kế năm 2008.
Rũ bỏ hoàn toàn các chi tiết 3D trước đó, logo Pepsi trở nên flat như nó đã từng. Quả địa cầu với 3 shape màu đỏ, trắng, xanh dương như quốc kỳ Mỹ được uốn nắn theo những quy tắc “hack não”. Theo tạp chí Newsweek tiết lộ, Arnell đã gửi bản thuyết trình dài 27 trang cho Pepsi để giải nghĩa những gì có trong bản thiết kế đó. Tóm gọn thì nó liên quan tới rất rất nhiều thứ như từ trường trái đất, phong thủy, động lực học, thuyết tương đối, tỷ lệ vàng, tốc độ giãn nở của vũ trụ, Mona Lisa, tượng Parthenon,..
Logo mới cũng gợi lên khuôn mặt cười, đầy trẻ trung và vui nhộn được bao bọc trong đường line màu xanh.
Đường line này được xuất hiện trong một khoảng thời gian trước khi bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 2014. Về phần chữ “Pepsi” tuy vẫn là font sans serif không chân nhưng giờ đây các chữ không còn được viết hoa và các nét chữ cũng mỏng đi. Màu chữ chủ đạo là màu trắng vì hầu hết chúng được nằm trên nền màu xanh của vỏ lon, tem nhãn. Nếu bạn để ý thì chữ “e” trong “Pepsi” có hình dáng giống với logo cũ nữa đấy.
2014
Một điều chỉnh nhỏ vào năm 2014 đã chuyển logo thành không có đường viền trên toàn cầu, logo vẫn đại diện cho thương hiệu ngày nay. Bây giờ, những con sóng là những yếu tố thiết kế tối giản ngụ ý giữ cấu trúc của vòng tròn.
Thương hiệu tổng thể là lý tưởng cho các nền tảng và bao bì hiện đại. Nó rất dễ đọc và thể hiện các yếu tố thương hiệu của Pepsi một cách rõ ràng nhất.
Mặc dù phông chữ sans-serif mảnh, viết thường hơi khó hiểu đối với những người quen thuộc với diện mạo lịch sử của thương hiệu, nhưng nó mang lại cảm giác mới mẻ và phù hợp hơn cho thế hệ trẻ. Và, gắn bó với giới trẻ là con đường của Pepsi ngay từ những ngày đầu thành lập thương hiệu.
Lời kết
Logo Pepsi đã trải qua nhiều lần biến đổi gắn liền với các cột mốc lịch sử, các định hướng chiến lược kinh doanh của công ty. Chẳng ai biết được logo của Pepsi sau 10, 20 hay 50 năm nữa sẽ trông như thế nào. Nhưng hãy tin rằng bất kể điều gì xảy ra trong lĩnh vực nước giải khát, Pepsi sẽ vẫn ở đó, tự cải tiến để làm hài lòng sở thích của các fan.
Logo là một trong các yếu tố quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu. Nếu bạn đang tìm một đơn vị chuyên sâu về thiết kế logo, hãy tham khảo Malu Design nhé!