Bạn đã từng nghe về những người tự nhận mình là tín đồ của Apple, Nike hay Samsung? Nếu doanh nghiệp của bạn may mắn được trở thành một phần trong đời sống và phong cách sống của một bộ phận người tiêu dùng, thì chúc mừng bạn, Brand Awareness – nhận thức thương hiệu của bạn đang được phủ khắp ở mức đáng ngưỡng mộ.
Nhưng nếu câu trả lời là ngược lại thì sao? Cũng đừng quá lo lắng, bởi cẩm nang này sẽ giới thiệu tới bạn tất tần tất những gì bạn cần có để xây dựng mức độ nhận thức thương hiệu hiệu quả, cách mà bạn giới thiệu “đứa con cưng” của mình tới khách hàng, và hơn cả, là cách để tiếp tục duy trì và phát triển chúng trong thị trường khách hàng cốt lõi của bạn. Nào, hãy cùng bắt đầu!
>> Tìm hiểu bài viết liên quan:
- Chiến lược xây dựng thương hiệu giúp bạn bứt phá
- Brand Research – 6 bước nghiên cứu thị trường hiệu quả
- Thương hiệu – Brand là gì?
- 5 Mẹo Thiết Kế Sản Phẩm, Bao Bì Đẹp Ấn Tượng Cho Thương Hiệu
- Ý Nghĩa, Cách Chọn Hình Khối Khi Thiết Kế Logo
- Brand Extension: Chiến Lược Mở Rộng Thương Hiệu Là Gì?
Mục lục bài viết
ToggleBrand Awareness – Nhận thức thương hiệu là gì?
Brand Awareness – nhận thức thương hiệu chính là mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng trọng tâm đối với sản phẩm / dịch vụ bạn muốn nhắm tới họ.
Những sản phẩm có mức độ nhận diện phủ rộng khắp thường được gắn với danh hiệu “hot trending”, hay đơn giản hơn là “popular” (thương hiệu có độ phổ biến rộng khắp). Rõ ràng, một thương hiệu có độ nhận thức thương hiệu rộng khắp rất có giá trị trong hoạt động thúc đẩy Marketing, quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm, nhất là trong thời kỳ đầu doanh nghiệp mới hoạt động
>>> 19 Chiến lược quảng bá cho thương hiệu
Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) xem chừng có vẻ là một khái niệm khá là trừu tượng, và sự thật là đúng như vậy. Với những chủ doanh nghiệp thường chú trọng những hoạt động liên quan nhiều đến những con số, họ thường cảm thấy khá là không thoải mái khi đề cập đến khái niệm này.
Nhưng không phải vì là một vấn đề khó nhằn mà bạn hoàn toàn loại bỏ đi những lợi ích mà nó có thể đem lại tới doanh nghiệp. Nhận biết thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của một chiến dịch Marketing, cũng như xác định “sức khỏe” của một thương hiệu – Brand Health.
>> Brand Health: Đo Lường Sức Khỏe Thương Hiệu
Nhận thức thương hiệu xây dựng sự tin tưởng của khách hàng
Trong một thế giới mà khách hàng có đủ mọi phương tiện cần thiết để tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi mua hàng, sự tin cậy của khách hàng đối với một thương hiệu nào đó là một điều đáng để lưu tâm.
Một khi chúng ta thu hút đủ sự tin tưởng của họ, tự nhiên, họ sẽ lựa chọn sản phẩm / dịch vụ của ta trước hàng chục, thậm chí hàng trăm những sự lựa chọn khác trên thị trường.
Mức độ nhận thức thương hiệu sẽ xây dựng nên sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu đó. Brand Awareness tạo cho doanh nghiệp cơ hội để truyền tải đặc tính của sản phẩm, bằng một phương cách chân thành, thân thiện và cởi mở nhất tới khách hàng (dưới dạng một câu chuyện chẳng hạn, hay truyền đạt một thông điệp có ý nghĩa nào đó chăng).
Hơn nữa, thông qua đó, doanh nghiệp còn có thể thu nhận phản hồi từ khách hàng nữa, giúp họ có những điều chỉnh hợp lý về sản phẩm / dịch vụ trước khi tung chúng ra ngoài thị trường.
Người ta hay nói: Trước khi chính thức xây dựng một mối quan hệ với người khác, bạn cần tạo dựng lòng tin của họ đối với mình cái đã. Điều đó cũng đúng với mối quan hệ thương hiệu – khách hàng. Muốn họ mua sản phẩm và trở thành một khách hàng trung thành? Trước tiên phải khiến họ tin tưởng bạn cái đã.
>>> Chiến lược định vị theo khách hàng
Nhận thức thương hiệu cấu thành nên sự liên kết
Khi bạn khát nước, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là mua một chai nước La Vie. Bạn đang muốn tra cứu tài liệu? Chỉ cần bật máy tính và tra cứu chúng trên Google.
Một điều rõ ràng, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng gắn liền với một công dụng nhất định mà khi, bạn cần làm một điều gì đó, bạn nghĩ ngay tới nó. Và đó chính là những gì mà Brand Awareness làm: Xây dựng mối liên kết giữa những công việc bạn làm hàng ngày với thương hiệu.
>> Brand Perception Là Gì? 4 Bước Đo Lường Nhận Thức Thương Hiệu
Nhận thức thương hiệu xây dựng giá trị thương hiệu
Tài sản của thương hiệu (Brand equity) được xây dựng dựa trên trải nghiệm của khách hàng, và nhận thức của cá nhân họ về thương hiệu. Dù nhận thức đó là tích cực hay tiêu cực, nó cũng góp phần cấu thành nên giá trị của thương hiệu đó.
Dưới đây là những gì bạn có thể thu nhận được nếu xây dựng cho thương hiệu mình những giá trị tích cực:
- Giá bán sản phẩm cao hơn, do những gì khách hàng có thể nhận được sẽ nhiều hơn.
- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ cao hơn.
- Khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Tác động của thương hiệu lên xã hội sẽ cao hơn (khi thương hiệu có giá trị cao).
Một trong những cách có thể giúp bạn nâng tầm giá trị thương hiệu, đó chính là xây dựng mức độ nhận thức thương hiệu hiệu quả, và duy trì những trải nghiệm tích cực của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ gắn liền với thương hiệu đó. Nhận thức thương hiệu chính là nền tảng để xây dựng giá trị của thương hiệu.
Một khi khách hàng nhận biết đến sự tồn tại của một brand, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm nó để mua hàng trong vô thức, bắt đầu phân biệt sự khác biệt giữa nó với những sản phẩm cùng loại, xác định có nên gắn bó, “trung thành” với nó trong thời gian dài sắp tới không, và cuối cùng, giới thiệu tới bạn bè và người thân nếu họ cảm thấy thương hiệu đó thực sự hữu ích và đem lại giá trị sử dụng cao.
>>> Quick tips: Xây dựng thương hiệu từ con số 0
2. Làm thế nào để tạo dựng Brand Awareness một cách hiệu quả?
Brand Awareness không phải là một hoạt động có thể thực hiện một cách dễ dàng trong ngày một ngày hai. Nó càng không phải chỉ là vài quảng cáo hay một chiến dịch marketing đơn lẻ. Một thương hiệu có mức độ nhận thức thương hiệu phủ sóng rộng khắp thường là kết quả của một chuỗi những nỗ lực không ngừng nghỉ, kết hợp các hoạt động truyền thông khác nhau.
Nó không chỉ là việc chạy một chiến dịch quảng cáo về một sản phẩm / dịch vụ đơn lẻ trên Facebook. Bởi hoạt động đó chỉ khiến họ tập trung vào sản phẩm kia (thứ được quảng cáo trên mạng xã hội), đồng thời, cũng khiến hoạt động thúc đẩy sự nhận thức chỉ dừng lại ở việc tạo ra 1 giao dịch mua bán duy nhất (chứ không phải gắn bó và trung thành với thương hiệu, mục tiêu chính của Brand Awareness).
>>> Tìm hiểu về cấu trúc của thương hiệu
Hãy biến thương hiệu là một cá nhân, không phải là một doanh nghiệp
Khi bạn làm quen với một người bạn mới, bạn muốn tìm hiểu gì về họ? Sở thích của họ, thói quen, điều họ thích và không thích, vân vân. Bạn còn chú ý cách họ giao thiệp, những điều họ thích chia sẻ và những thứ khiến họ “phát cuồng”.
Hãy biến mình trở thành một cá nhân, thay vì giữ mình chỉ là một doanh nghiệp đơn thuần. Những gì bạn cần gắn kết với thương hiệu của mình là những đặc tính riêng biệt (như một con người đích thực).
Bạn là ai? Nếu để diễn tả bạn bằng 3 tính từ, bạn sẽ dùng những từ ngữ nào? Để có thể kết thân với người khác, bạn phải làm được nhiều hơn việc chỉ đứng trước mặt người ta và chăm chăm bán được hàng.
Sự giao tiếp
Dù sống nội tâm hay thích hướng ngoại, dùng trầm lặng hay sôi nổi, con người chúng ta luôn thích giao thiệp và dành thời gian cho những người xung quanh. Đó chính là cách để chúng ta kết nối với nhau, học thêm nhiều điều mới, và trở thành người quen của nhau.
Điều đó cũng đúng trong việc xây dựng thương hiệu. Nếu bạn chỉ đơn giản là chỉ tiếp cận người ta vì mục đích bán hàng đơn thuần, bạn sẽ chỉ là một doanh nghiệp buôn đi bán lại không hơn không kém trong mắt khách hàng.
Để được biết đến rộng rãi hơn, bạn cần phải đi “giao thiệp”. Chẳng hạn, bạn có thể post một bài viết / video nào đó không trực tiếp liên quan tới thương hiệu / sản phẩm bạn đang bán. Tương tác với khách hàng thông qua việc trả lời các câu hỏi, comment trong các post, chia sẻ lại những thông tin bạn thích. Hãy giao tiếp với khách hàng như một người bạn.
Theo thống kê của Weber Shandwick, một doanh nghiệp chuyên tổ chức các hoạt động truyền thông nổi tiếng ở Hoa Kỳ đã cho thấy có tới hơn 50% thương hiệu được nhận thức trên toàn thế giới nhờ hoạt động năng nổ của họ trên mạng xã hội.
Kể một câu chuyện – Storytelling
Kể chuyện trong marketing là một chiến thuật mang lại hiệu quả mạnh mẽ, dù bạn chỉ đơn thuần là quảng bá cho sản phẩm, hay thúc đẩy độ nhận thức cho thương hiệu. Nó khiến cho những thông điệp mà bạn muốn truyền tải trở nên sống động và chân thực hơn rất nhiều.
Đừng quên khiến cho câu chuyện của bạn trở nên có ý nghĩa và sâu sắc hơn. Dưới hình thức này, những giá trị, đặc tính của thương hiệu bạn sẽ được truyền đạt tới khách hàng một cách tự nhiên nhất có thể.
Vấn đề ở đây là: Bạn muốn kể câu chuyện như thế nào? Yếu tố quan trọng nhất ở đây là sự chân thành. Bạn có thể nói câu chuyện vượt khó của ông chủ doanh nghiệp, sự tích ra đời của một sản phẩm, hoặc sự thú vị trong việc thiết kế một chi tiết vô cùng nhỏ nhặt, nhưng lại có tác động vô cùng quan trọng tới sản phẩm.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể kể cuộc hành trình của một người nhân viên bình thường tìm đến và gắn bó với doanh nghiệp của bạn. Môi trường làm việc ở đây năng động ra sao? Sự nghiệp của người nhân viên phát triển đến mức nào nhờ có doanh nghiệp. Chiến thuật truyền thông này còn được nhắc với cái tên: Employer Branding – Chiến thuật quản trị thương hiệu nhà tuyển dụng.
Con người chúng ta ai cũng muốn nghe kể chuyện. Và bạn nên nhớ sự chân thành chính là sức mạnh thúc đẩy độ nhận thức cho thương hiệu của bạn tới khách hàng.
>>> Brand Story – Các Bước Kể Câu Chuyện Thương Hiệu Hấp Dẫn
Dễ lan truyền
Dù bạn truyền tải thông điệp gì, hoặc sử dụng hoạt động marketing như thế nào để thúc đẩy Brand Awareness, hãy nhớ, khiến chúng trở nên dễ chia sẻ thông qua các phương tiện mạng xã hội.
Trong một xã hội mà truyền thông lan truyền (viral / word-of-mouth marketing) đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tính tin cậy và sự thân thuộc trong mắt khách hàng, việc sử dụng họ – chính những người khách hàng như một vũ khí làm ưu thế trong cuộc chiến giành giật sự nhận biết là một điều mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện.
Nhận thức về thương hiệu là về sự tác động.
Đó chính là việc tương tác với khách hàng không chỉ theo những phương cách truyền thống như những yêu cầu về sự mua hàng, sự tham gia hoặc lòng trung thành.
Hãy tưởng tượng nếu bạn muốn gặp một người mà bạn rất muốn làm thân. Nếu họ yêu cầu bất kỳ thứ nào bên trên, bạn có thể phẩy cười và nhanh chóng bỏ đi. Không chỉ là một cách tiếp cận đầy nông cạn, mà nó cũng không để lại ấn tượng gì lâu dài.
Điều tương tự cũng sẽ xảy đến khi bạn xây dựng Brand Awareness cho một thương hiệu.
>>> 7 Nguyên tắc về chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh
3. Làm cách nào để nâng cao mức độ nhận thức của khách hàng về thương hiệu?
Dưới đây là một vài cách có thể bạn có thể nâng cao mức độ nhận thức về thương hiệu cho khách hàng:
Cung cấp những dịch vụ miễn phí
Cung cấp những dịch vụ miễn phí, hoặc chỉ thu phí với những dịch vụ dành cho nền tảng doanh nghiệp là một cách làm không mới, nhưng đã chứng tỏ mức độ hiệu quả của nó qua nhiều chiến dịch truyền thông khác nhau.
Việc làm này giúp khách hàng có cơ hội được trải nghiệm một phần nào đó sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, trước khi đưa ra quyết định có bỏ tiền ra để mua phần còn lại của sản phẩm đó hay không.
Cách làm này tỏ ra hiệu quả và thông minh hơn rất nhiều việc nhiều doanh nghiệp chỉ cho phép khách hàng mình dùng thử trong khoảng thời gian giới hạn, và rồi mọi thứ lại đi vào ngõ cụt: khách hàng chấm dứt sử dụng sản phẩm khi hết thời gian dùng thử.
Tất nhiên, các dịch vụ miễn phí này thường đi kèm một số giới hạn nhất định. Tuy vậy, phương cách này vẫn đem về nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: Người dùng thì được hưởng dịch vụ miễn phí, doanh nghiệp thì được quảng cáo không công.
Tạo ra những content miễn phí
Ngày nay, việc tạo ra những nội dung miễn phí có thể dễ dàng hơn bao giờ hết với hệ thống mạng Internet phủ khắp. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể truyền tải những content về sản phẩm, tương tác trực tiếp với khách hàng để giải đáp thắc mắc của họ, hay đơn giản chỉ là những clip giải trí do chính bộ phận marketing doanh nghiệp bạn tạo ra nhân một dịp lễ đặc biệt nào đó,…
Content là một cách làm thú vị để phủ rộng mức độ nhận biết cho thương hiệu. Lý do là bởi đó là cách dễ dàng nhất để thương hiệu bạn bày tỏ rõ những đặc tính cốt lõi của thương hiệu và quan điểm của bản thân doanh nghiệp của bạn về những vấn đề xung quanh.
Content không chỉ đơn thuần dưới dạng văn bản, nó có thể được thể hiện dạng video, infographic, và nhiều những phương thức khác. Content không chỉ xuất hiện trên mỗi website doanh nghiệp của bạn, nó có thể xuất hiện thông qua những bài post của những influencer (những người có tầm ảnh hưởng, người được bạn trả tiền để lan truyền thông điệp bạn muốn truyền tải).
Tài trợ cho các sự kiện
Một khi doanh nghiệp của bạn tiếp cận với những sự kiện, hội chợ, bạn có cơ hội tiếp cận và quảng bá thương hiệu cho hàng trăm, hàng nghìn người tham gia. Nào là tờ rơi, chai nước in hình thương hiệu, rồi áo phông, các thứ, các thứ. Một điều chắc chắn là thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện khắp nơi bên trong sự kiện đó.
Tất nhiên, doanh nghiệp của bạn nên cân nhắc lựa chọn những sự kiện mà có liên quan và gắn kết với giá trị cốt lõi, đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như thông điệp mà bạn muốn truyền tải.
Tạo thương hiệu của bạn một “cá tính riêng”
Hãy hình dung thương hiệu của bạn như một cá thể trên cõi đất này. Điều quan trọng đầu tiên bạn cần phải thực hiện, đó chính là định hình cho nó những phẩm chất, cá tính đặc thù. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết cảm xúc của khách hàng với những chiến dịch thúc đẩy độ nhận thức thương hiệu.
Một khi khách hàng thấm nhuần thông điệp bạn muốn truyền tải, họ càng có cơ hội khắc cốt ghi tâm hình ảnh thương hiệu của bạn trong tâm trí của mình.
>>> 12 hình mẫu về thương hiệu – brand archetype
4. Đo lường mức độ nhận thức thương hiệu
Brand Awareness không phải là một khái niệm hữu hình. Vậy nên bạn không thể đo lường chúng theo cách truyền thống. Tuy nhiên, một số phương cách mà chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn hình dung một phần nào đó mức độ phổ biến của thương hiệu, gắn với sự quan tâm của họ đối với thương hiệu.
Những chỉ số định lượng
Những số liệu bạn thu thập được dưới đây có thể giúp bạn vẽ lên bức tranh tổng quan về mức độ nhận thức của khách hàng lên thương hiệu của bạn:
Direct traffic: Đây là số lượng người nhập URL và truy cập vào website của bạn. Con số này giúp bạn nắm bắt số lượng người tiếp cận đến website của bạn thông qua các phương thức marketing khác nhau. Direct traffic là một số liệu hết sức quan trọng, đặt trong bối cảnh khách hàng có thể tìm đến doanh nghiệp của bạn thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng cáo hay sử dụng bộ máy tìm kiếm truyền thống.
Rõ ràng, khi họ chủ động nhập đường link truy cập vào website của doanh nghiệp bạn, là họ có nhận thức về thương hiệu của bạn.
Lượng traffic vào website: Con số này phản ánh tổng lượt truy cập vào website của bạn, rằng trong thế giới Internet rộng lớn, có bao nhiêu lượt người truy cập vào trang web, đọc content và dành thời gian cho thương hiệu của bạn.
Social engagement: Engagement (sự gắn kết / tương tác của khách hàng) được thể hiện theo số lượt like, follow, comment, share nội dung của trang mạng xã hội doanh nghiệp bạn. Nó phản ánh có bao nhiêu người biết đến sự tồn tại của thương hiệu, đề cập, bàn tán đến nó. Đồng thời, nó cũng chỉ rõ tầm ảnh hưởng và tác động của thương hiệu bạn tới công chúng lớn đến thế nào.
Những chỉ số định tính
Kết quả tìm kiếm trên Google hay Google Alert: Đây là một trong những cách nhanh nhất để theo dõi xem cộng đồng mạng đang nói gì về doanh nghiệp của bạn. Trong bối cảnh truyền thông lan truyền đang chứng tỏ sức ảnh hưởng của nó, việc tham khảo những thông tin nói về bạn thông qua bên truyền thông thứ ba là rất quan trọng
Social listening: Social listening đích thị là lắng nghe những gì mạng xã hội nói về bạn, thông qua các công cụ quản trị mạng xã hội khác nhau. Ai vừa tag thương hiệu của bạn lên status, ai vừa nhắc đến bạn trong comment, hay sử dụng hastag của bạn trên post của họ, vân vân.
Tất nhiên, càng nhiều người nhắc đến bạn trên mạng xã hội, thương hiệu của bạn càng phủ rộng mức độ nhận biết hơn.
Sử dụng survey: Đây là phương thức có thể giúp bạn thu trực tiếp những phản hồi, feedback của khách hàng, không chỉ về những gì họ nghĩ, mà còn là những đánh giá của họ về chính thương hiệu của bạn. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những công cụ tạo lập survey hữu ích như SurveyMonkey, Google Forms,…
Những công cụ đo lường này không phải là hoàn hảo trên mọi phương diện, nhưng cũng là một trợ thủ đắc lực giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về mức độ phủ sóng của thương hiệu, giúp thiết lập những chiến dịch marketing hiệu quả, và tiếp tục duy trì mức độ liên kết của thương hiệu đối với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Đọc thêm các bài viết về brand khác tại blog của Malu