Giới lãnh đạo, hay khởi nghiệp đều rất rất thích nói chuyện về những chủ đề liên quan tới “Chiến lược kinh doanh” hay “Quản trị chiến lược” bởi nó thể hiện được tầm kiến thức và độ hiểu biết của bản thân. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả chắc chắn không chỉ tồn tại trên giấy tờ, những bản kế hoạch, hay báo cáo, mà nó phải được xây dựng qua kinh nghiệm thực tiễn, va chạm trực tiếp với khách hàng.
Dưới đây là 7 Nguyên tắc về Chiến lược kinh doanh mà Malu tin rằng những người lãnh đạo đều nên biết để giúp doanh nghiệp mình phát triển và không chệch hướng mục tiêu ban đầu.
>>> Chiến lược xây dựng thương hiệu “bứt phá” từ con số 0
Mục lục bài viết
ToggleCác Chiến Lược Kinh Doanh Cơ Bản Cần Biết
Bất cứ một mô hình doanh nghiệp nào, cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh thật sự đúng đắn. Dưới đây là 7 chiến lược quan trọng mà bạn có thể tham khảo để triển khai:
>>> Brand Management – 11 Nguyên tắc quản trị thương hiệu
1. Chiến lược kinh doanh: Cạnh tranh để khác biệt
Nhiều người mặc định rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải trở thành đơn vị tốt nhất, xuất chúng nhất của ngành đó, nhưng tuy nhiên, nhiệm vụ đó đôi khi không thể thành hiện thực.
Ở trong thể thao, chỉ có một người chiến thắng duy nhất, nhưng ngược lại khi kinh doanh, việc 2 hay 3 doanh nghiệp dẫn đầu đều có lợi là chuyện hết sức thường tình.
Chiến lược kinh doanh tệ nhất, là cố gắng đánh bật đối thủ mạnh nhất trong ngành bằng việc bắt chước mọi đường đi nước bước của họ. Hãy tiếp cận những giá trị khác biệt để thành công.
2. Chiến lược kinh doanh: Cạnh tranh vì lợi nhuận
Làm kinh doanh không chỉ ở việc bạn có thị phần lớn nhất trong thị trường, hay doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nó còn ở khoản lợi nhuận bạn tạo ra.
Vậy xét cho cùng, nếu tất cả những chiến lược bạn đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền bạn có thể kiếm được, tốt nhất là bạn không nên mất thời gian và công sức thực hiện chúng.
3. Thấu hiểu thị trường trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế – thị trường. Mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm và tính cách riêng. Và những đặc điểm này sẽ liên quan tới lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong tương lai.
Thấu hiểu về thị trường, đối thủ sẽ hình thành tư duy chiến lược cho doanh nghiệp, về cách giúp bạn tồn tại và cạnh tranh.
4. Xác định đối tượng khách hàng
Tất nhiên rồi, bạn cần xác định chính xác đối tượng mục tiêu bạn đang nhắm đến, và cách bạn phục vụ tệp khách hàng này. Bạn không thể bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho tất cả mọi người, bởi lẽ bạn chỉ có một lượng giới hạn khách hàng tiềm năng có chung một nhu cầu mà thôi.
Do đó, việc cần làm là xác định những bước để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những sản phẩm và giá trị bạn đem lại.
>>> Điểm khác biệt giữa Customer Satisfaction và Customer Loyalty
5. Hãy học cách nói không
Khi bạn đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng, xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp, bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải nói lời từ chối.
Sẽ có rất nhiều tệp khách hàng mà bạn không phục vụ, các hoạt động mà bạn không cần thực hiện, và các sản phẩm và dịch vụ bạn không nên cung cấp.
Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng tương đương nhau.
6. Không ngại thay đổi
Đối thủ phát triển, nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi, công nghệ cải tiến, do đó yếu tố cần thiết để xác định chiến lược kinh doanh của công ty chính là sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp.
Khi bạn không thay đổi, bạn đang đứng yên và dậm chân tại chỗ. Nokia là điển hình cho ví dụ về việc sợ hãi không dám thay đổi.
Việc thay đổi sản phẩm của chính mình cũng là cách để các thương hiệu kéo dài vòng đời sản phẩm của mình.
Tìm hiểu thêm: Product Life Cycle là gì? Phương pháp kéo dài vòng đời của một sản phẩm
7. Tư duy hệ thống
Chiến lược kinh doanh cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Những phán đoán của bạn không thể luôn luôn chính xác 100%, do đó, bạn cần những số liệu thực tế để phán đoán về khách hàng, về xu hướng thị trường, về mọi thứ,..
>>> Brand Identity – Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
9 Bước xây dựng chiến lược kinh doanh
Dưới đây là 10 bước xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Hy vọng những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn vạch ra những hướng đi đúng đắn cho tổ chức của mình.
Bước 1: Xây dựng tầm nhìn đúng đắn
“Tầm nhìn” có thể là một điều gì đó mơ hồ với bất kỳ chúng ta. Nói một cách dễ hiểu, “tầm nhìn” chính là bản tuyên bố ngắn gọn về định hướng của doanh nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, “tầm nhìn” không bao gồm những giá trị mang tính cụ thể, thứ sẽ được thể hiện trong “sứ mệnh” (vốn bao gồm những khía cạnh liên quan tới mục tiêu về thị trường, khách hàng, thị phần, doanh số…).
Bước 2: Định hình lợi thế cạnh tranh
Để xây dựng thành hình những chiến lược kinh doanh cốt lõi, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ thế mạnh của mình trong việc cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài là gì.
Một chiến lược kinh doanh tốt cần phải xác định rõ: Yếu tố nào có thể khiến bạn trở nên nổi bật và thành công hơn so với đối thủ.
Bước 3: Định hình mục tiêu
Những lựa chọn sai đối tượng khách hàng để tiếp cận, đưa ra những mục tiêu phát triển quá thấp hoặc cao hơn so với thực lực, lựa chọn phương tiện truyền thông không phù hợp, không có sự tách biệt giữa sales và marketing… có thể khiến doanh nghiệp đó mất phương hướng, dẫn đến những thất thoát về chi phí khó có thể bù đắp trong ngày một ngày hai.
Một mục tiêu rõ ràng, đúng đắn giúp doanh nghiệp bạn có thể kết hợp hài hòa giữa các hoạt động marketing và bán hàng, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, truyền tải đúng thông điệp truyền thông, tối ưu hóa doanh số và thị phần.
Bước 4: Đưa ra những quyết định có cơ sở
Thiếu đi những nguồn dữ liệu chất lượng, doanh nghiệp không thể nào đưa ra những quyết định đúng đắn. Việc đưa ra những quyết sách cần phải dựa trên những thông tin, số liệu đã được tính toán một cách kỹ lưỡng.
Những quyết định mang tính cảm xúc sẽ đưa doanh nghiệp tới với một ván cờ may rủi, nơi thành công và thất bại chỉ cách nhau bằng một sợi dây chỉ mong manh.
Bước 5: Tập trung vào sự phát triển mang tính bền vững
Chỉ có nền móng vững chắc mới giúp doanh nghiệp vượt qua những sóng gió, khủng hoảng.
Việc đầu tư vào những sự phát triển mang tính bền vững như công nghệ, con người, cơ sở vật chất là điều mà các doanh nghiệp nên nghĩ tới khi vạch ra cho mình những quyết sách trong dài hạn.
Bước 6: Luôn cập nhật những thông tin mới
Đúng là doanh nghiệp nên tập trung cho sự phát triển trong dài hạn, xây dựng từ những nền móng vững chắc, nhưng thương trường thì luôn thay đổi từng ngày.
Ta đứng yên một chỗ cũng chẳng khác nào ta đi lùi trước sự phát triển của đối thủ.
Việc linh hoạt trước những thay đổi của ngoại cảnh là cần thiết và nên được quan tâm trong các bản đề xuất chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 7: Tham vấn ý kiến từ nhiều bên khác nhau
Một chiến lược kinh doanh tốt cần phải có sự tham vấn từ nhiều thành phần khác nhau trong doah nghiệp.
Nhiều khi, những yếu tố chuyên môn tới từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết sách hợp lý và đúng đắn.
Bước 8: Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng là một điều hết sức quan trọng trong bất kỳ hoạt động xây dựng chiến lược nào.
Để có sự chuẩn bị tốt, bạn cần thực hiện cẩn thận những công việc như: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các thông tin có liên quan tới yếu tố nội tại và ngoại lực của doanh nghiệp…
Bước 9: Những điều cần lưu ý khi triển khai chiến lược
Bất kỳ một chiến lược dài hơn nào đều cần phải sát với thực tiễn và có thể áp dụng được trong bối cảnh hiện tại. Chính vì thế, bạn cần phải quan tâm tới những vấn đề sau khi lên kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp:
- Những chiến lược bạn xây dựng có thể theo dõi và đo lường được vấn đề hiệu quả hằng tháng.
- Kết quả của chiến lược cần phải đo lường được thông qua các chỉ số định lượng (như KPI chẳng hạn).
- Thường xuyên chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp để nhân viên trong công ty biết và hiểu rõ sức mệnh, vai trò của họ trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp.
- Có những đánh giá định kỳ về hiệu quả của chiến lược. Đưa ra những thay đổi nếu cần thiết cho chiến lược.
3 Loại hình xây dựng chiến lược kinh doanh
Có 3 loại chiến lược cơ bản mà bất cứ một người lãnh đạo nào cũng phải thực sự hiểu rõ: (1) chiến lược thông dụng, (2) chiến lược doanh nghiệp, và (3) chiến lược cạnh tranh. Phần này sẽ xác định rõ điểm khác biệt của 3 loại hình xây dựng chiến lược kinh doanh và đưa ra một số các câu hỏi hữu ích.
1. Chiến lược thông dụng
Chiến lược thông dụng – liên quan tới cách một mục tiêu cụ thể đạt được như thế nào. Do đó, loại hình chiến lược này quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện thực hiên, giữa kết quả và nguồn tài nguyên phải sử dụng.
Chiến lược (Strategy) hay Chiến thuật (tactics) đều liên quan đến việc đưa ra các hành động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Hầu hết, chiến lược liên quan đến cách thức bạn triển khai và phân bổ các tài nguyên theo ý muốn Trong khim chiến thuật liên quan đến cách bạn sử dụng chúng.
Cùng nhau, chiến lược và chiến thuật thu hẹp khoảng cách giữa mục đích và phương tiện.
Chiến lược và chiến thuật là những thuật ngữ được hình thành từ trong quân đội. Tuy vậy trong kinh doanh, đó là nền tảng cơ bản của bất cứ một sự thành công nào.
2. Chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh
Chiến lược doanh nghiệp sẽ xác định doanh nghiệp đó hoạt động tại phân khúc thị trường nào, mô hình kinh doanh ra sao. Chiến lược cạnh tranh sẽ xác định các giá trị cốt lõi mà được sử dụng để cạnh tranh.
Chiến lược doanh nghiệp thông thường sẽ quyết định các vấn đề liên quan tới tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp, nói với khách hàng rằng họ làm gì, tại sao lại tồn tại, và trở thành gì trong tương lai.
Chiến lược cạnh tranh là tổng hòa về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp khi đem so sánh với đố thủ trực tiếp cùng ngành.
Theo Michael Porter – giáo sư của trường đại học Harvard, chiến lược cạnh tranh được tác động bởi 5 yếu tố chính:
- Mối đe dọa từ dối thủ mới tham gia thị trường.
- Mối đe dọa từ các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế.
- Sức mạnh của nhà cung cấp.
- Sức mạnh của người mua hàng.
- Sự tranh giành giữa các doanh nghiệp đang tồn tại.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, để giải quyết 5 yếu tố trên, chiến lược cạnh tranh cần sở hữu: (1) sự tập trung, (2) sự khác biệt, và (3) đội ngũ lãnh đạo.
>>> Brand Awareness – Cẩm nang về nhận diện thương hiệu
Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh
Dưới đây là một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:
- Sản phẩm/dịch vụ được cung cấp.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phương thức Marketing và bán hàng.
- Năng lực sản xuất.
- Khả năng đáp ứng khách hàng.
- Mục tiêu tăng trưởng.
- Phương thức phân phối.
- Nền tảng công nghệ.
- Loại hình và nhu cầu thị trường.
- Mục tiêu về lợi nhuận.
Michael Treacy và Fred Wiersema gợi ý rằng có 3 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ trong chiến lược kinh doanh bao gồm:
- Operational Excellence – Vận hành hoàn hảo
Chiến lược này phụ thuộc vào khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu là để dẫn đầu thị trường bằng giá cả và sự thuận tiện. - Customer Intimacy – Sự trung thành của khách hàng
Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thật phù hợp với nhóm phân khúc khách hàng lựa chọn Mục tiêu là để xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp. - Product Leadership Generation – Cung cấp sản phẩm dẫn đầu
Chiến lược tập trung vào phát triển các sản phẩm và dịch vượt trội, cải tiến. Mục tiêu là để nhanh chóng thương mại hóa các ý tưởng sản phẩm thuộc doanh nghiệp.
Các câu hỏi thường gặp về chiến lược
Nếu như các định nghĩa trên có vẻ như hơi khó hiểu, phần các câu hỏi thường gặp dưới đây sẽ mang tính gợi mở hơn cho bạn:
>>> Brand Equity – Tìm hiểu về tài sản thương hiệu
Liên quan tới tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu
- Chúng ta là ai?
- Chúng ta làm gì?
- Tại sao chúng ta ở đây? (thị trường này)
- Công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào?
- Chúng ta muốn doanh nghiệp trở thành gì trong tương lai?
- Chúng ta muốn doanh nghiệp PHẢI trở thành gì trong tương lai?
>>> Tại sao thương hiệu cần Tagline, Slogan, Mission và Vision?
Liên quan tới chiến lược thông dụng
- Các mục tiêu của doanh nghiệp là gì?
- Chiến lược của doanh nghiệp hiện tại?
- Những hành động nào có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu?
- Các phương tiện, tài nguyên nào cần sử dụng?
- Doanh nghiệp bị hạn chế bởi không có phương tiện hay nguồn tài nguyên nào?
- Những rủi ro nghiêm trọng nào khiến chúng ta cần phải chuẩn bị trước các kế hoạch đối phó?
Liên quan tới chiến lược doanh nghiệp
- Chiến lược của doanh nghiệp hiện tại?
- Các giả định về tính khả thi của chiến lược mới là gì?
- Chuyện gì sẽ xảy ra ở trong các môi trường khác nhau (xã hội, chính trị, công nghệ, và tài chính khác nhau)?
- Mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp?
- Thị trường mục tiêu ở đâu?
- Trong ngành hoặc lĩnh vực cụ thể nào?
Liên quan tới chiến lược cạnh tranh
- Chiến lược cạnh tranh hiện tại là gì?
- Các giả định về tính khả thi của chiến lược mới là gì?
- Tình hình chung của đối thủ và thị trường là gì?
- Mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp?
- Doanh nghiệp cung cấp loại hình sản phẩm và dịch vụ gì?
- Phục vụ phân khúc khách hàng mục tiêu nào?
- Các quyết định mua/bán được đưa ra như thế nào?
- Doanh nghiệp phân phối sản phẩm và dịch vụ như thế nào?
- Nền tảng công nghệ doanh nghiệp sử dụng là gì?
- Các nền tảng cốt lõi cần phải có?
- Về cơ bản chúng ta sẽ cạnh tranh bằng gì?
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn xây dựng được một bức tranh toàn cảnh về câu chuyện cạnh tranh trong kinh doanh. Tham khảo ngay dịch vụ tư vấn và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp của Malu.