kols va influencer

Khi nói đến những KOLS, influencer và các chiến dịch influencer marketing, chúng ta thường liên tưởng đến những ấn phẩm quảng cáo, TVC sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng đề truyền tải thông điệp từ một nhãn hàng nào đó. Khái niệm influencer không còn quá xa lạ trong thế giới marketing, khi có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng KOL như con át chủ bài để họ lan tỏa thương hiệu tới đối tượng khách hàng mục tiêu.

Theo Nielsen, tới 92% khách hàng cho rằng họ tin tưởng lời khuyên sử dụng sản phẩm từ người nổi tiếng hơn so với khi bị tác động bởi các quảng cáo truyền thống. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố influencer trong việc đóng góp vào hiệu quả của một chiến dịch truyền thông thành công.

Trong một thị trường Online Marketing với vô vàn các đối thủ cạnh tranh khác nhau, những thương hiệu sử dụng những phương thức quảng bá như KOL sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng.

>> Xem thêm các bài viết hấp dẫn khác:

 

KOL là gì?

KOL, hay Key Opinion Leaders, là những cá nhân có tiếng nói với tầm ảnh hưởng lớn, là những cá nhân có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực đặc trưng cụ thể. KOL là một phương thức hiệu quả để doanh nghiệp truyền tải đi thông điệp về sản phẩm / dịch vụ của mình.

Vì tầm ảnh hưởng nhất định của họ, mà mọi đề xuất, quyết định của các KOL này đều được lắng nghe và coi trọng. Ví dụ, một sản phẩm thuốc chắc chắn sẽ được khách hàng tin tưởng sử dụng hơn, khi nó được một bác sỹ nổi tiếng khuyên dùng. Một quán ăn sẽ có nhiều khách hàng tới ăn hơn nếu một đầu bếp nổi tiếng thường xuyên ghé thăm và dành nhiều lời khen cho những món ăn tại đó.

KOLs la gi

Phương thức KOL tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thể thao, nhiếp ảnh, mỹ phẩm, giải trí, và nhiều ngành nghề khác nhau vốn phụ thuộc vào sự tin cậy. Những cá nhân có tầm ảnh hưởng có thể là bình luận viên thể thao, huấn luyện viên, vận động viên, nhà phê bình, và người nổi tiếng…

Nhưng đôi khi, họ là những KOL không hẳn vì họ thực sự nổi tiếng như một ngôi sao hạng A đích thực, mà phần lớn là do tiếng nói của họ có tầm ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực nhất định. Khách hàng, vốn là người được tiếp nhận ít thông tin hơn, trở nên trông cậy vào những tiếng nói có tầm ảnh hưởng, để giúp họ đưa ra quyết định và thực hiện giao dịch mua bán.

Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội hiện nay, như Facebook, Instagram, Zalo hay TikTok, vai trò của các KOL hay influencer lại càng quan trọng trong việc xây dựng và định hướng thông điệp Marketing của các doanh nghiệp

Sử dụng KOL hiệu quả trong các campaign mang tính chất “push trend” cho nhãn hàng trên mạng xã hội trong khoảng thời gian ngắn sẽ giúp doanh nghiệp đạt rất nhanh chóng đạt được chỉ số KPI về, tương tác, đơn hàng,.. (thường là engagement, people talking about…)

*Nguồn: Youtube VTV24

 

Các dạng KOL phổ biến hiện nay

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được kol nghĩa là gì rồi đúng không. Theo tính chất ảnh hưởng của KOL tới cộng đồng của cá nhân, KOLs được phân thành 3 nhóm sau đây:

Nhóm Celeb (hay còn gọi là Celebrities, VIP,..)

Nhóm này tập hợp những người có tiếng tăm nhất, là những người có sức ảnh hưởng rộng nhất, nhiều nhất và mạnh nhất đến một nhóm tuổi hay ngành nghề nào đó.  Vai trò của họ không chỉ là gương mặt thương hiệu, hình ảnh của một nhãn hàng… mà còn tác động mạnh mẽ tới lối sống, văn hóa, định hướng của thế hệ. Nhóm đối tượng này sở hữu độ nổi tiếng không chỉ trên mạng xã hội mà mở rộng ra các kênh truyền thông, báo chí, truyền hình,…

Nhóm Influencer là gì

Tuy cùng mang ảnh hưởng tới cộng đồng nhưng phạm vi của Influencer hẹp hơn nhóm Celeb và nhóm này thường phát triển mạnh trên kênh mạng xã hội. Họ có tiếng nói khá mạnh trong một cộng đồng lĩnh vực nhất định.

Nhóm Mass seeder là gì

Đối tượng ảnh hưởng của nhóm Mass seeder là tập khách hàng nhỏ lẻ. Họ là người mang đến cho người đọc những bài đánh giá khách quan, chân thực về sản phẩm hay dịch vụ. Bên cạnh đó, họ có thể PR bằng cách chia sẻ nội dung từ hai nhóm phía trên.

 

Làm thế nào để trở thành KOL nổi tiếng

Để có thể trở thành một KOL thì không đơn giản mà phải có cả một quá trình. Vậy yếu tố cần có để trở thành một KOL là gì

1. Hiểu thế mạnh bản thân

Biết được thế mạnh của bản thân là điều cần thiết cho việc phát triển lâu dài. Chẳng hạn như bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nào đó, để tập trung trau dồi và rèn luyện. Những video chung chủ đề nhưng đa dạng nhiều mặt sẽ giúp làm nổi bật thế mạnh và người khác sẽ dễ dàng nhớ đến bạn.

2. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Bước tiếp theo cần phải xác định được trong lĩnh vực bạn theo đuổi sẽ phù hợp với nhóm đối tượng nào, độ tuổi bao nhiêu, mức thu nhập như thế nào,… Có thể nói khán giả, khách hàng là những người mang lại thu nhập KOL. Biết được đối tượng khách hàng mục tiêu, KOL dễ dàng xây dựng chiến lược phát triển.

3. Đầu tư xây dựng content hiệu quả

Sau khi đã xác định được nhóm đối tượng mục tiêu, bạn cần dựa vào nhu cầu của khách hàng và nền tảng xã hội để xây dựng thông điệp phù hợp. Nội dung content cần phải chi tiết, ngắn gọn và đầy đủ. Video hoặc bài viết sau khi đăng tải trên mạng xã hội phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu, mang lại lợi ích cho khán giả.

4. Tiếp thu các ý kiến đóng góp tích cực

Khi trở thành người của công chúng, việc xuất hiện nhiều luồng ý kiến trái chiều là điều tất yếu. Trong trường hợp đó, bạn cần chọn lọc tiếp thu các ý kiến tích cực để có thể cải thiện và phát triển tốt hơn, phù hợp với thị hiếu khán giả. Khi có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu, lượng khán giả của bạn sẽ được cải thiện hơn.

5. Chấp nhận những ý kiến trái chiều

Vì mỗi cá nhân sẽ có những ý kiến riêng, do đó bạn phải chấp nhận sự xuất hiện của những ý kiến tiêu cực. Thật sự may mắn khi có nhiều ý kiến ủng hộ từ những người yêu mến bạn nhưng cũng không tránh được những ý kiến trái chiều. Hãy xem những ý kiến trái chiều là động lực và cải thiện mình hơn.

6. Liên tục sáng tạo, làm mới nội dung

Khán giả luôn thích thú với những điều mới lạ. Do đó, dù là bạn chỉ đang tập trung cho 1 lĩnh vực nhưng vẫn cần phải sáng tạo thêm nhiều nội dung đa dạng. Điều này không những giúp thu hút nhiều người quan tâm hơn, gây sự thích thú cho khán giả mà còn giúp tư duy phát triển.

7. Không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn

Để trở thành KOL, bạn phải thật giỏi trong một lĩnh vực nào đó. Trong thời đại hiện nay, mọi thứ luôn đổi mới theo từng ngày. Do đó, luôn trau dồi những kiến thức, làm mới bản thân để mang đến khán giả những kiến thức mới và bổ ích, từ đó tăng lượng người theo dõi.

8. Tăng cường mở rộng các mối quan hệ

KOL cần có kỹ năng giao tiếp tốt và gây thiện cảm với mọi người. Điều này giúp bạn gần gũi hơn với người hâm mộ, cũng như có thêm nhiều cơ hội hợp tác với những KOL khác làm cho hình ảnh trở nên đa dạng. Nhờ thế mà bạn có thể tăng thêm lượng người theo dõi, cũng như tăng thu nhập cho chính mình.

>>> Đọc thêm Personal Branding – Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Từ Số 0

 

Sự khác biệt của Influencer và KOL

Nhiều doanh nghiệp gắn hai khái niệm influencer và KOL là một, bởi cả hai khái niệm đều dùng để chỉ những cá nhân sử dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình để tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng.

Influencer, giống KOL, có thể đưa ra những ý kiến tác động lớn tới khách hàng. Họ có thể là những người vô cùng nổi tiếng, được fan hâm mộ hoàn toàn tin tưởng. Trong nhiều trường hợp, những người hâm mộ nói trên tìm tới họ không phải là để giải trí, mà là để tìm những lời khuyên về sản phẩm mà họ đang băn khoăn tìm mua trên thị trường.

Trong khi influencer thường là những cá nhân có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, có lượng người theo dõi lớn, KOL lại là một thuật ngữ rộng hơn, dùng để chỉ chuyên gia trong các lĩnh vực như khoa học, nông nghiệp, y khoa, chính trị, công nghệ và nhiều hơn thế.

su khac biet cua influencer va kol

Có một vài điểm không tương thích giữa hai khái niệm KOL và Influencer: Trong khi influencer thu hút được rất nhiều người hâm mộ và thường xuyên theo dõi hoạt động của mình, KOL không thu hút được lượng fan đông đảo đến vậy.

Điều giá trị của một KOL, đó chính là tiếng nói của họ về một vấn đề có sự chính xác và giá trị tham khảo cao hơn. Có những trường hợp, influencer chính là KOL, nhưng cũng có trường hợp không phải vậy.

Khi doanh nghiệp muốn quảng bá những sản phẩm / dịch vụ liên quan tới một ngành nghề chuyên sâu, cần sự giới thiệu của một tiếng nói có trọng lượng, họ cần ý kiến của một KOL thay vì influencer. Bởi mục tiêu sau cùng của doanh nghiệp không phải là cần sự chú ý của một tập thể khán giả rộng lớn, họ cần khách hàng mục tiêu của họ lựa chọn sản phẩm và tiến hành mua hàng (dựa trên lời khuyên từ vị chuyên gia nói trên).

 

Yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công khi lựa chọn KOLs là gì?

Độ tin cậy và chuyên môn là điểm tối quan trọng đối với một KOL. Dù KOLs thuộc nhóm đối tượng nào thì tính cách, hình tượng của họ phải thống nhất với nhóm cộng đồng cụ thể và ngành hàng nhất định. Nhờ mối quan hệ họ đã xây dựng với khán giả/ người đọc của mình mà ý kiến/ phát biểu của họ có khả năng chuyển hóa thành nhân tố tác động hành vi mua hàng của cộng đồng. Điều quan trọng nhất của KOL đó chính là chiếm được lòng tin của followers.

chon KOLs

Từ phong cách sống cho tới các lĩnh vực chuyên môn như thiết bị thể thao, điện tử, những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội như KOLs là chìa khóa mà nhãn hàng tìm kiếm để tăng tính tương tác cá nhân, độ tin cậy về chuyên môn và yếu tố con người. Không quan trọng họ là KOLs hay Influencers, những người này có sức tác động lớn tới nhóm đối tượng mục tiêu và có khả năng tạo tiếng vang cho thương hiệu.

Bên cạnh đó, hình ảnh của KOLs phải phù hợp với định vị và đặc tính của thương hiệu. Và tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của thương hiệu và yêu cầu cụ thể của chiến dịch mà doanh nghiệp nên có tiêu chí lựa chọn KOLs cho mình. Yếu tố quan trong quyết định thành công của chiến dịch đó là target audience, hãy nhìn vào list những followers, influencer, xem họ có phải là đối tượng sử dụng sản phẩm của mình hay không rồi hãy chọn influencer.

Để đạt hiệu quả sử dụng KOLs các marketers cần chú ý về tần suất bài đăng, tên thương hiệu và cách thức đặt đường link. Nên đăng xen kẽ nhiều nhất ba bài trong một tuần, nếu không thì mỗi tuần một bài là tốt nhất. Đừng bao giờ yêu cầu influencer nhắc đến các đặc điểm của brand và tên sản phẩm quá 3 lần trong một bài post, do người đọc khó để nhớ được nhiều hơn 3 đặc điểm của một vấn đề trong một thời gian ngắn, và hơn nữa nhắc tới thương hiệu quá nhiều khiến bài PR trở nên lộ liễu và phản cảm. Các đường link cũng không được Facebook khuyến khích đưa vào bài post và hầu như khiến lượt reach, view thấp hơn bình thường.Nếu muốn dẫn đường link ở trong bài viết, hãy yêu cầu influencer đặt đường link ở phần comment và push cho đường link luôn ở top đầu.

Mọi chiến dịch có sự tham gia của KOLs cần được đánh giá, ước lượng và đo lường hiệu quả chặt chẽ. Cách tốt nhất là lập 1 bảng excel ước lượng số lượt tương tác của bài post này dựa vào kết quả của các bài post trước, hoặc bạn cũng có thể dựa vào các kết quả của nhiều bài post trước để tính toán ra môt con số gần chính xác.đánh giá, đo lường và phân tích sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn, hiệu quả hơn cho các chiến dịch sau này.

 

Tổng kết

Sự tin tưởng vào chuyên môn của khách hàng chính là chìa khóa của việc các doanh nghiệp sử dụng KOL để quảng bá cho sản phẩm của mình. Dù chuyên gia ấy có nổi tiếng hay không, tiếng nói của họ được tôn trọng trong cộng đồng những người theo dõi, hoặc những người làm việc trong lĩnh vực nói trên. Các chuyên gia đã xây dựng mối quan hệ tin tưởng với cộng đồng mình, và sự tin tưởng ấy có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng.

>>> Marketing là gì? Tổng quan cơ bản về Marketing

Dù là influencer hay KOL, doanh nghiệp cũng đừng quên sử dụng những tác động của yếu tố con người lên sự thành công trong chiến dịch marketing. Hy vọng những kiến thức trên sẽ góp phần tác động đến việc sử dụng KOL trong những chiến dịch truyền thông marketing của doanh nghiệp bạn trong tương lai.

Tìm hiểu thêm các kiến thức Marketing khác tại Blog của Malu.