conver 1

Khi nhắc đến đại sứ thương hiệu, chúng ta không cảm thấy xa lạ mà ngược lại nó đã trở nên vô cùng phổ biến và cũng là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Gương mặt ngôi sao gắn liền hình ảnh với sản phẩm giúp công chúng luôn nhớ tới nhãn hàng. Vậy cụ thể đại sứ thương hiệu là gì? Brand Ambassador là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu đối với doanh nghiệp như thế nào? Malu sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây!

1. Đại sứ thương hiệu là gì? – Brand Ambassador là gì?

Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là gương mặt đại diện của một thương hiệu, có thể đồng hành cùng thương hiệu trong một giai đoạn nhất định hoặc trong một chiến dịch quảng cáo, truyền thông của họ.

Nhìn chung đại sứ thương hiệu sẽ đóng vai trò như một người đại diện cả về mặt hình ảnh, truyền thông, phát ngôn, nhằm mục đích tạo sự thu hút. Thông thường, doanh nghiệp thường chọn những người có tầm ảnh hưởng tới công chúng và có những tiêu chí phù hợp với thương hiệu để đem hình ảnh sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với khách hàng, khiến khách hàng tin tưởng và yêu mến thương hiệu. Vai trò của đại sứ thương hiệu quan trọng đối với quyết định mua hàng của người dùng. Dựa vào sức hấp dẫn của đại sứ, nhà mốt có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ đến đông đảo khách hàng, gia tăng độ nhận diện và kích thích sự tăng trưởng doanh thu.

Thời gian gần đây, danh xưng danh giá này phổ biến đến mức không chỉ xuất hiện ở nhiều Global Luxury Brands, mà còn phát triển ở hàng loạt thương hiệu lớn, nhở ở trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.

2. Tầm ảnh hưởng của Brand Ambassador lớn như thế nào?

Mặc dù là một loại hình quảng cáo, tiếp thị tốn kém hơn rất nhiều so với KOL Marketing hay tiếp thị qua mạng xã hội (social marketing), tuy nhiên lợi nhuận thu về cho các quảng cáo có sử dụng người nổi tiếng thường cao gấp rất nhiều làn so với chi phí mà nhãn hàng đầu tư.

Đại sứ thương hiệu không chỉ ảnh hưởng và tác động lớn lên doanh thu nhãn hàng mà còn có khả năng “làm sống dậy” một brand đã bão hòa hoặc đang đi xuống sau một thời gian dài.

Một case study đáng nhắc tới đó là Biti’s với đại sứ thương hiệu ca sĩ nổi tiếng Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng Sơn với chuỗi marketing “Đi để trở về” đã vực dậy một thương hiệu giày dép lớn tại Việt Nam. Và dòng sản phẩm Biti’s Hunter cũng đã được giới trẻ ưa chuộng sử dụng ngang bằng so với các brand lớn trên thế giới như Nike, Adidas, Converse,…

Dai su thuong hieu la gi Vai tro cua dai su thuong hieu doi voi doanh nghiep 1

3. Vai trò của một Brand Ambassador – đại sứ thương hiệu

Không phải ngẫu nhiên những thương hiệu lớn sẽ chọn một ngôi sao nào đó bất kỳ làm đại sứ thương hiệu cho họ. Có 3 yếu tố chính lý giải cho việc này đó là: Độ tin cậy, sức hấp dẫn và độ phù hợp

Độ tin cậy của đại sứ

Động cơ đầu tiên mà các nhãn hàng muốn sử dụng người nổi tiếng giúp tăng nhận thức thương hiệu chính là họ muốn tác động tới lòng tin của người tiêu dùng. Tiếng nói của người nổi tiếng có trọng lượng hơn bởi vì họ có tầm ảnh hưởng đến một cộng đồng, fans hâm mộ và cả người tiêu dùng.

Bất cứ sai sót trong phát ngôn hay hành động của ngôi sao không đúng hay gây ảnh hưởng tới niềm tin của cộng đồng sẽ đem lại các vụ “lùm xùm” trong sự nghiệp. Khách hàng cũng như thương hiệu thật sự đều nhận ra điều này.

Do đó, thương hiệu có gương mặt đại diện là người nổi tiếng uy tín và được lòng cộng đồng thì sẽ được tin cậy hơn. Đây cũng chính là tiêu chí quan trọng cho việc ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Sức hấp dẫn

Các ngôi sao nổi tiếng vốn đã luôn lan toả những những sự cuốn hút và hấp dẫn của họ trong lĩnh vực hoạt động. Họ biết cách thu hút người hâm mộ và công chúng bằng những động thái có chủ đích.

Với độ phủ sóng nhất định, công chúng sẽ thường quan tâm tới mọi hoạt động của người nổi tiếng. Vì thế, việc họ làm đại sứ cho 1 brand nào đó cũng sẽ không nằm ngoài mối quan tâm này.

Nhờ đó mà thương hiệu có đại sứ có thể trở nên hấp dẫn hơn, định vị hình ảnh thương hiệu đẹp hơn trong mắt người tiêu dùng, đẹp như chính ngôi sao mà họ đang lựa chọn làm đại sứ thương hiệu.

Dai su thuong hieu la gi Vai tro cua dai su thuong hieu doi voi doanh nghiep 3
IU – Đại sứ thương hiệu Gucci

Mức độ phù hợp

Dù một ngôi sao có hấp dẫn tới đâu thì quan trọng nhất vẫn là yếu tố phù hợp để brand, doanh nghiệp có thể chọn mặt gửi vàng. Suy cho cùng với quảng cáo dù có nhiều người xem song không thể kích thích mua hàng thì chiến dịch quảng cáo – promotion đó cũng không đem lại giá trị cho brand. Vậy nên độ phù hợp là yếu tố then chốt quyết định ai sẽ là đại sứ cho thương hiệu.

Để xác định tính phù hợp, brand hãy xem xét các yếu tố như sau:

  • Relevance (Sự liên kết): Mức độ tương quan giữa ngôi sao và brand image.
  • Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống của người nổi tiếng, phong cách thời trang, phát ngôn từ trước tới giờ.
  • Fans/followers (Đối tượng khách hàng): Chủ đề quan tâm của người hâm mộ có phải sản phẩm/ dịch vụ của brand cung cấp hay không?
  • Sentiment (chỉ số cảm xúc): Nếu như lựa chọn đại sứ này thì sẽ tạo dựng hình ảnh thương hiệu tiêu cực đi hay tích cực hơn cho khách hàng mục tiêu?

Vì sao khi Tiki chọn Chi Pu làm đại xứ thương hiệu thì một lượng không nhỏ người tiêu dùng đã dậy sóng bằng những phản ứng tiêu cực trên mạng xã hội? Trong khi đó Bích Phương lại khiến cộng đồng trở nên thích thú với những quảng cáo cô hợp tác cùng Tiki. Đó chính là lí do mà bất cứ nhãn hàng nào cũng phải cân nhắc lựa chọn đại sứ thương hiệu phù hợp.

4. Công việc của một Brand Ambassador đại sứ thương hiệu 

Để giúp doanh nghiệp có chiến lược tiếp thị hiệu quả, cũng như giúp cho khách hàng nâng cao vị trí thương hiệu của mình trong lòng thì đại sứ thương hiệu cần đảm bảo những công việc như sau:

  • Đăng hình ảnh quảng cáo sản phẩm, dịch vụ mà mình làm đại sứ thương hiệu trên những kênh truyền thông trực tuyến.
  • Chia sẻ cũng như phản hồi những câu hỏi về sản phẩm nếu như khách hàng đang còn băn khoăn.
  • Tham gia những triển lãm thương mại với vai trò người đại diện doanh nghiệp.
  • Đại sứ thương hiệu còn giúp mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng tiềm năng.
  • Giới thiệu sản phẩm của brand tới khách hàng theo cách chủ động.
  • Phối hợp cùng đội ngũ Marketing để quản lý hình ảnh của mình cũng như bảo vệ thương hiệu mình đại diện trước công chúng.
Messi 8483 1669773531
Lionel Messi làm Đại sứ thương hiệu toàn cầu cho J&T Express.

5. Sự khác nhau giữa Đại sứ thương hiệu và Đại sứ toàn cầu

Đại sứ thương hiệuĐại sứ toàn cầu
Là người tạo ra cảm hứng trong cộng đồng của họ. Họ có kế hoạch sử dụng mạng lưới và mối quan hệ được thiết lập để tiếp thị cho brand thông qua những chiến thuật tiếp thị như truyền miệng, giới thiệu cho bạn bè, người hâm mộ, đăng tải trên mạng xã hội social network, review trên youtube…)Là người đại diện cho nhãn hiệu của cả một tập đoàn lớn hay một công ty lớn. Người này đặc biệt phải có sức ảnh hưởng trên toàn cầu và có độ phù hợp cao nhất có thể với brand
Đại diện cho công ty tại các sự kiện cụ thể, nơi họ có thể trình diễn các sản phẩm hay tặng các sản phẩm mẫu.Là vị trí lớn hơn và tổng quan hơn so với Đại sứ thương hiệu, tuy nhiên mỗi đại sứ đều có một nghĩa vụ riêng và có tầm quan trọng ngang nhau trong các chiến dịch của họ cho mỗi thương hiệu.

 

Sức ảnh hưởng của đại sứ thương hiệu trong chiến lược Marketing

Các Influencer/KOLs, Brand Ambassador là những người có sức ảnh hưởng đến cộng đồng, trong đó, Brand Ambassador là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu đó.

Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi nhuận từ việc sử dụng người nổi tiếng để quảng cáo cao gấp 27 lần so với chi phí phải bỏ ra. Ngoài việc đem lại lợi nhuận cao, có được sự tin yêu từ khách hàng dành cho thương hiệu, việc chọn đúng đại sứ thương hiệu còn có khả năng “cứu sống” cả một thương hiệu đang trong giai đoạn suy yếu hoặc bão hòa.

chien dich quang cao di de tro ve cua bitis hunter 2
Soobin Hoàng Sơn là Brand Ambassador cho Biti’s

Minh chứng điển hình thể hiện sức ảnh hưởng to lớn và vai trò quan trọng của đại sứ thương hiệu là trường hợp của Biti’s.

Trước đây, Biti’s được người Việt rất ưa chuộng cùng với câu slogan “nâng niu bàn chân Việt”, tuy nhiên khi giới trẻ ngày càng yêu thích những đôi giày thể thao, thiết kế đẹp mắt của những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas thì Biti’s đã trở nên “trầm lặng” và “vắng bóng” trên thị trường giày dép Việt.

Tưởng chừng, Biti’s đang trên bờ vực suy thoái nhưng nhờ chọn đúng đại sứ thương hiệu là ca sĩ Sơn Tùng-MTP lồng ghép quảng bá dòng sản phẩm Biti’s Hunter trong mv Lạc Trôi, và ca sĩ Soobin Hoàng Sơn với series mv “Đi để trở về” đã có pha “vực dậy” thương hiệu Biti’s một cách ngoạn mục.

Qua đó, bạn đã thấy được phần nào sức ảnh hưởng to lớn của Brand Ambassador. Tuy nhiên, một đại sứ có thể “cứu sống” một thương hiệu nhưng cũng có thể “gây tổn hại” đến thương hiệu.

trinh sang prada 0
Prada chọn sai người đại diện. (Ảnh: Internet)

Ví dụ về trường hợp “chọn nhầm” đại diện thương hiệu của Prada, Prada đã chọn Trịnh Sảng làm đại sứ cho khu vực châu Á, và sau khi Trịnh Sảng bị dính bê bối scandal đã gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Cuối cùng, Prada đã phải chấm dứt hợp đồng nhanh chóng với Trịnh Sảng chỉ sau 9 ngày cô nàng làm đại sứ cho thương hiệu này.

Vì vậy, việc lựa chọn người làm đại diện thương hiệu vô cùng quan trọng và doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố nghiêm ngặt khi “chọn mặt gửi vàng”.

Kết

Malu hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin bổ ích có thể áp dụng vào được trong kinh doanh. Nếu thấy bài viết hay, đừng quên chia sẻ cho mọi người nhé!