Công chúng ngày đây không chỉ đánh giá một thương hiệu tốt nằm ở giá trị bằng tiền mặt nó thu về hàng năm, mà còn ở tác động và trách nhiệm của chính thương hiệu ấy tới toàn xã hội.

Nhiều năm trở lại đây, CSR (Corporate Social Responsibility), hay còn được gọi là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội là một thuật ngữ được nhắc lại nhiều lần. Những vụ việc như doanh nghiệp xả chất thải chưa qua xử lý xuống sông hồ, phát hiện dư lượng chất hóa học vượt quá mức cho phép trong thực phẩm làm công chúng càng quan tâm hơn tới vấn đề: trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Vậy CSR là gì? Lợi ích của CSR với doanh nghiệp? Làm thế nào để xây dựng một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội? Những thắc mắc này sẽ được Malu giải đáp trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm những bài viết có liên quan:

 

Banner Web Malu 03

 

1. CSR là gì?

CSR (hay Corporate Social Responsibility, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội) là một mô hình mà các doanh nghiệp lấy những tác động của mình tới xã hội, môi trường xung quanh làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của mình.

Một số mục tiêu CSR phổ biến hiện nay chúng ta có thể kể đến như:

  • Giảm thiểu tác động đến môi trường
  • Nâng cao tinh thần tự nguyện của nhân viên
  • Quyên góp cho các tổ chức từ thiện…

Chính sách xã hội của doanh nghiệp sẽ từng bước giúp doanh nghiệp hình thành ý thức trách nhiệm với xã hội – bao gồm với chính mình, các bên đối tác liên quan và cả với công chúng.

Bằng việc thực thi trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận thức sâu sắc hơn tác động của mình đối với tất cả các khía cạnh của xã hội – từ kinh tế, xã hội và môi trường.

Thông qua các hoạt động từ thiện và chiến dịch tình nguyện, doanh nghiệp không những đang đóng góp lợi ích cho xã hội – mà đây còn có cơ hội quảng bá và xây dựng thương hiệu cho chính mình.

Trên thực tế, việc cân bằng giữa bài toán kinh tế, với hạn chế những tác động xấu của doanh nghiệp tới cộng đồng, môi trường là một việc làm không hề đơn giản. Doanh nghiệp luôn phải chịu tác động từ nhiều phía.

    • Tác động từ các cổ đông: Theo các cổ đông, mọi nỗ lực mà doanh nghiệp thực hiện đều phải hướng tới một mục tiêu tối thượng: Tối đa hóa lợi nhuận. Các cổ đông là người bỏ tiền ra đầu tư cho doanh nghiệp, và chính họ phải là người được hưởng thành quả từ những nỗ lực hoạt động của doanh nghiệp.
    • Tác động từ các bên liên quan tới doanh nghiệp: Các bên liên quan tới doanh nghiệp ở đây là khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng xã hội, môi trường, nhân viên,…

dinh nghia csr la gi

Đôi khi những mong muốn của cô đông lại đi ngược lại nguyện vọng của xã hội, cộng đồng và môi trường xung quanh doanh nghiệp. Sự đòi hỏi xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn từ xã hội có thể khiến doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều khoản chi phí tốn kém, làm giảm số đồng lời mà cổ đông có thể thu về cho mình.

Dựa trên những tác động từ đối tượng thứ 2, mô hình kinh doanh CSR được tạo ra với mong muốn cân bằng vấn đề kinh tế với những tác động về môi trường và xã hội mà doanh nghiệp có thể gây ra.

 

2. Tầm quan trọng của việc xây dựng doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội

Việc xây dựng mô hình doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội là rất quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Mọi nỗ lực gây dựng danh tiếng của một thương hiệu có thể sẽ đi tong chỉ trong vòng một nốt nhạc, nếu họ không may gây ra tác động xấu tới cộng đồng xung quanh.

Bài học về Vedan và câu chuyện xả thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai) vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Từ là thương hiệu bột ngọt nổi tiếng, cạnh tranh ngang ngửa với Ajinomoto, chỉ vì một “vết nhơ”, Vedan giờ đây vẫn chưa lấy lại được danh tiếng và vị thế vốn có của mình, dù sự việc đã được giải quyết xong xuôi từ cách đây hơn 10 năm.

csr thap co the ton hai toi doanh nghiep

Trước sức mạnh của Internet và mạng xã hội, thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng. Bất kỳ một hành vi tiêu cực của doanh nghiệp cũng sẽ không thể tránh khỏi sự nhận biết và phán xét của công chúng. Việc xây dựng hình mẫu thương hiệu có trách nhiệm xã hội lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn.

tam quan trong cua csr voi doanh nghiep
(Nguồn: (C) 2017 Reputation Insititute)

Ngoài ra, với danh tiếng là doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, họ cũng thu về cho mình khoản doanh thu lớn hơn so với những đối thủ. Theo thống kê của Reputation Insitute (2017), một tổ chức nghiên cứu danh tiếng của các thương hiệu, có tới 91,4% khách hàng quyết định lựa chọn mua sản phẩm từ thương hiệu có tiếng là có trách nhiệm với xã hội”, và 84,3% khách hàng tin tưởng vào những doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội khi doanh nghiệp đó rơi vào khủng hoảng lòng tin”.

>>> Brand Trust – Xây Dựng Thương Hiệu Từ Niềm Tin Của Khách Hàng

 

3. Vai trò của trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp

Nhiều công ty hiện nay luôn coi trọng CSR khi xây dựng hình ảnh thương hiệu. Bởi khách hàng ngày này thường sẽ ưu tiên tin dùng sản phẩm cũng như dịch vụ của những doanh nghiệp có danh tiếng xã hội tốt hơn. Chính bởi lý do đó mà CSR chính là một trong những nhân tố tối quan trọng trong mọi hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp.

Katie Schmidt – người sáng lập và nhà thiết kế chính của hàng thời trang Passion Lillie đã chia sẻ về lợi ích to lớn khi áp dụng CSR trên Business News Daily: “Nhận thức của công chúng về doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành công lâu dài. Hình ảnh thương hiệu tích cực chính là một trong những nền tảng quan trọng để tạo dựng tên tuổi cho công ty.”

Dưới đây chính là 6 lợi ích của trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp:

• Cải thiện hình ảnh thương hiệu: Khi khách hàng nhìn thấy những bằng chứng về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, họ thường sẽ có xu hướng phản ứng tích cực với thông điệp quảng bá của doanh nghiệp hơn. Cùng với đó sự trung thành của khách hàng sẽ được nâng cao, doanh số bán hàng cũng sẽ không ngừng gia tăng. Một công ty hay thương hiệu có trách nhiệm cao với xã hội sẽ giúp khách hàng dễ dàng tin tưởng lựa chọn sản phẩm đó giữa hằng hà sa số những lựa chọn khác trên thị trường.

trach nhiem xa hoi cua doanh nghiep 2
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng

• Tiết kiệm chi phí hoạt động: Việc đầu tư tối ưu quy trình vận hành sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí hoạt động. Đồng thời nhờ vậy họ cũng sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường.

• Thúc đẩy tinh thần của nhân viên: Khi doanh nghiệp thể hiện hành vi đạo đức và tinh thần trách nhiệm với xã hội. Điều này sẽ khiến có động lực để hành động tương tự theo chuẩn mực hành vi chung. Tinh thần cam kết và sự gắn bó với doanh nghiệp gia tăng. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cũng sẽ giảm đi đáng kể.

trach nhiem xa hoi cua doanh nghiep 3
Khi doanh nghiệp thể hiện hành vi đạo đức và tinh thần trách nhiệm với xã hội sẽ giúp thúc đẩy tinh thần nhân viên và gia tăng sự gắn kết

• Tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn: Trong thực tế các nhà đầu tư thường có thiện cảm và sẵn sàng hỗ trợ, đầu tư những doanh nghiệp có chính sách CSR toàn diện hơn.

• Giảm bớt gánh nặng pháp lý: Nhờ có trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) mà nền tảng mối quan hệ với các cơ quan pháp lý trở nên bền chặt. Nhờ đó, những chính sách này sẽ làm giảm bớt gánh nặng quản lý cho doanh nghiệp.

trach nhiem xa hoi cua doanh nghiep 4
Nhờ có trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) mà nền tảng mối quan hệ với các cơ quan pháp lý trở nên bền chặt.

 

4. Các cách tiếp cận CSR của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của CSR trong hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp áp dụng các loại hình CSR khác nhau để đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của cộng đồng, xã hội:

#1: Nghĩa vụ về kinh tế:

Đây là mức độ cơ bản nhất của doanh nghiệp nhằm thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng. Nhiệm vụ rất đơn giản: Doanh nghiệp làm sao phải đảm bảo việc trả lương cho nhân viên đầy đủ, hoàn thành nghĩa vụ về thuế với nhà nước,…

#2: Tuân thủ luật pháp

Đây là hình thức CSR cao hơn so với mức độ 1. Doanh nghiệp không chỉ phải hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính, mà còn phải tuân thủ tất cả những vấn đề về pháp luật, như không kinh doanh những mặt hàng nhà nước cấm, không sử dụng lao động trẻ em,…

tuan thu phap luat

#3: Trách nhiệm đạo đức

Tuân thủ pháp luật là một chuyện, quan tâm tới các khía cạnh liên quan tới phạm trù đạo đức là một chuyện khác. Ở mức độ này, nghĩa vụ của doanh nghiệp là thường xuyên xem xét tới vấn đề tăng lương thưởng của nhân viên,  tạo công ăn việc làm cho những người đang thất nghiệp, hạn chế giao dịch với các công ty không có trách nhiệm với xã hội,..

#4: Trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng

Đây là loại hình CSR cao nhất. Các doanh nghiệp áp dụng hình thức tiếp cận này quan niệm: Những đồng lợi nhuận mà họ kiếm được đều tới từ cộng đồng, môi trường xung quanh. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả lại xã hội bằng nhiều hình thức, như thực hiện các hoạt động từ thiện, xây dựng các công trình phúc lợi, trồng cây gây rừng,…

doanh nghiep cong hien cong dong

Nếu chỉ nhìn thoáng qua, ta có thể thấy CSR khá đơn giản để các doanh nghiệp có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Nhưng trên thực tế, có nhiều yếu tố có thể gây cản trở doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội? Đó là nội dung của mục tiếp theo trong bài viết.

5. Xây dựng doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội

Xây dựng CSR đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức, thời gian và tiền của. Đó là một câu chuyện dài, chứ không chỉ tiến hành làm qua loa một hai sự kiện. Dưới đây là một số phương cách để thể hiện mình là một doanh nghiệp có trách nhiệm:

Bắt đầu từ những việc làm nhỏ

Thực hiện những hoạt động thiện nguyện không phải là một điều đơn giản, nhất là với những doanh nghiệp nhỏ. Nhưng doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể bắt đầu các hoạt động tác động tới xã hội bằng những việc làm nhỏ.

Ngay cả với con số vài triệu tiền hỏi thăm các gia đình khó khăn xung quanh văn phòng doanh nghiệp bạn cũng đủ để tạo nên sự khác biệt.

Bắt đầu các hoạt động thiện nguyện ở khu vực địa phương nhỏ, rồi lan rộng ra khi doanh nghiệp của bạn phát triển là một cách làm hay để duy trì và gây dựng danh tiếng một cách từ từ.

Cùng nhân viên thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng

Gắn kết nhân viên với các hoạt động thiện nguyện của doanh nghiệp, đó là một cách làm thông minh. Cách làm này vừa giúp nhân viên thấy rằng, họ cũng có thể đóng góp tiếng nói vào hoạt động của doanh nghiệp, vừa giúp họ gắn kết và thực sự hứng thú với những gì mình đang trải nghiệm.

Doanh nghiệp có thể trao quyền cho nhân viên lựa chọn hoạt động thiện nguyện họ muốn thực hiện, lựa chọn hoàn cảnh bất hạnh mà doanh nghiệp tới ủng hộ, lập một phòng ban trong công ty chuyên thực hiện các hoạt động CSR,…

>> Xem thêm: Employer Branding – Thương hiệu nhà tuyển dụng

Biến khách hàng trở thành một phần trong các hoạt động CSR

Đây là một cách làm mới mẻ, nhưng hiệu quả đem lại có thể cao không ngờ tới.

Hãy nhìn ví dụ của Coca – Cola. Năm 2011, nhận thấy tác hại của rác thải nhựa tới vấn đề môi trường, Coca đã phối hợp với Facebook để đặt 1000 chiếc thùng rác tại Israel. Không dừng lại ở đó, người tham gia được Coca khuyến khích checkin tấm hình của mình bên cạnh những thùng rác họ đặt chai nước, chia sẻ lên Facebook, và kêu gọi bạn bè của mình làm hành động tương tự.

Hành động của Coca – Cola đã gắn kết khách hàng vào hành động thiện nguyện của mình, biến họ thành một phần của chiến dịch. Chiến dịch quảng cáo của Coca cũng đã góp phần thay đổi thói quen vứt rác của người dân Israel, giúp họ bảo vệ môi trường xung quanh, và làm chậm lại quá trình nóng lên toàn cầu.

Khách hàng khi được trực tiếp tham gia vào hoạt động CSR sẽ có cảm tình hơn với doanh nghiệp, bởi chính họ cũng đã góp phần giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Dần dà, sự ủng hộ sẽ chuyển đổi thành hành vi mua sắm lúc nào chẳng hay.

 

6. Những điều cần tránh khi xây dựng CSR

Khi thực hiện các hoạt động liên quan tới CSR, bạn cần lưu tâm một số vấn đề như sau:

  • Tránh thực hiện những hoạt động thiện nguyện chỉ vì mục đích Marketing đơn thuần. Điều này có thể khiến công chúng hiểu sai, rằng: Bạn thực hiện các hoạt động này chỉ để đánh bóng tên tuổi mình, chứ không vì mục tiêu cống hiến cho cộng đồng.
  • Tránh tổ chức các hoạt động tình nguyện khi mình chưa có đủ nguồn lực để thực hiện. Thay vào đó, bạn nên trực tiếp quyên góp tới những tổ chức thiện nguyện có uy tín. Việc tổ chức một sự kiện “nửa vời” có thể khiến danh tiếng của doanh nghiệp bạn bị hủy hoại nghiêm trọng.
  • Tránh thực hiện những hành động có thể gây hại cho môi trường khi tổ chức các hoạt động tình nguyện. Bạn nghĩ việc trồng cây sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nhưng nếu lựa chọn loại cây không phù hợp với thổ nhưỡng, môi trường xung quanh có thể sẽ bị hủy hoại.

 

7. Các doanh nghiệp lớn có trách nhiệm với xã hội trong thực tế

Dưới đây chính là một vài tên tuổi nổi bật đã thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên quy mô lớn:

LEGO

Công ty đồ chơi LEGO đã đầu tư số tiền lên tới hàng triệu đô-la vào việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm thiểu chất thải. Những nỗ lực bảo vệ môi trường của LEGO còn thể hiện trong việc nỗ lực bao gồm giảm bớt bao bì, sử dụng vật liệu bền vững và chú trọng đầu tư vào những nguồn năng lượng thay thế.

trach nhiem xa hoi cua doanh nghiep 11
Công ty đồ chơi LEGO đã đầu tư số tiền lên tới hàng triệu đô-la vào việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm thiểu chất thải.

Johnson & Johnson

Tập đoàn Johnson & Johnson cũng tập trung vào việc giảm tác động đến môi trường bằng cách đầu tư nhiều vào nguồn năng lượng thay thế khác nhau. Trên phạm vi toàn cầu, Johnson & Johnson cũng đưa ra nhiều chính sách cung cấp nước sạch và an toàn cho cộng đồng.

trach nhiem xa hoi cua doanh nghiep 12
Tập đoàn Johnson & Johnson cũng tập trung vào việc giảm tác động đến môi trường bằng cách đầu tư nhiều vào nguồn năng lượng thay thế khác nhau.

Starbucks

Chuỗi cà phê nổi tiếng toàn cầu cũng đã thực hiện quy trình tuyển dụng có trách nhiệm với xã hội. Họ luôn hướng tới mục tiêu đa dạng hóa lực lượng lao động. Những nỗ lực của Starbucks thể hiện trong việc họ đã thuê thêm lao động là những cựu chiến binh, những người trẻ muốn bắt đầu sự nghiệp hay  đối tượng người tị nạn.

trach nhiem xa hoi cua doanh nghiep 13
Chuỗi cà phê nổi tiếng toàn cầu cũng đã thực hiện quy trình tuyển dụng có trách nhiệm với xã hội bằng cách đa dạng hóa lực lượng lao động.

Google

Google đã thể hiện cam kết của mình đối với môi trường – bằng cách đầu tư một cách nghiêm túc vào những nguồn năng lượng tái tạo. Giám đốc điều hành của công ty, Sundar Pichai, luôn được biết đến là người có quan điểm rõ ràng về các vấn đề xã hội.

trach nhiem xa hoi cua doanh nghiep 14
Google đã thể hiện cam kết của mình đối với môi trường – bằng cách đầu tư một cách nghiêm túc vào những nguồn năng lượng tái tạo.

Pfizer

Những nỗ lực xây dựng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ tập đoàn dược phẩm được thể hiện qua các sáng kiến chăm sóc sức khỏe. Một số hoạt động cụ thể của công ty bao gồm truyền bá nhận thức về các bệnh không lây nhiễm, cung cấp các dịch vụ y tế dễ tiếp cận cho phụ nữ và trẻ em,…

trach nhiem xa hoi cua doanh nghiep 15
Những nỗ lực xây dựng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ tập đoàn dược phẩm được thể hiện qua các sáng kiến chăm sóc sức khỏe.

HSBC Việt Nam

HSBC Việt Nam đã thực hiện hàng trăm dự án về phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường tại khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong đó tiêu biểu là những dự án như Future First, JA More Than Money, xây thư viện lưu động, khuyến khích nhân viên công ty tham gia hoạt động cộng đồng.

27.03.1.3

Honda Việt Nam

Từ năm 2008, Honda Việt Nam đã xây dựng nhiều chương trình giáo dục ý nghĩa như“An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, “Chương trình Tôi yêu Việt Nam”… nhằm phổ biến kiến thức về giao thông và hướng dẫn người dân lái xe an toàn.

oA0q6XqOa3ZpzyB2JLrO

Vinamilk

Vinamilk đã xây dựng quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam”, “Một triệu cây xanh”, phát triển sản phẩm sữa Organic không sử dụng nguyên liệu biến đổi Gene, không chứa Hormone tăng trưởng và rất nhiều hoạt động khác để giúp người dùng Việt Nam có được sản phẩm sữa tốt nhất, đảm bảo nhất.

baiprplvnm

Intel Products Việt Nam

Xác định giáo dục như một trọng tâm chính trong thể hiện trách nhiệm xã hội, trong gần 10 năm hoạt động ở Việt Nam, Intel Products Việt Nam cam kết hỗ trợ hơn 22 triệu đô la Mỹ cho các chương trình giáo dục. Theo thông tin từ công ty, từ năm 2008 đến nay, Intel đã giải ngân 85% tổng số tiền.

Một trong các hoạt động chính là dự án Liên minh Hợp tác Giáo dục Kỹ thuật bậc cao (HEEAP) do Intel khởi xướng, hỗ trợ 9,5 triệu đô la Mỹ (2010 – 2017) để nâng cao chất lượng đào tạo tại tám trường cao đẳng, đại học khối ngành kỹ thuật. Intel cũng dành khoảng 10 triệu đô la Mỹ để trao học bổng cho sinh viên ngành kỹ thuật học đại học và cao học, nữ sinh viên đại học, nhiều học bổng hệ trung cấp và cao đẳng nghề.

Hằng năm Intel Việt Nam kết hợp với bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho học sinh từ lớp 9 – 12 tham gia Intel ISEF, hội thi toàn cầu nhằm khuyến khích học sinh phổ thông nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn. Ngoài ra, Intel hỗ trợ 116 ngàn đô la Mỹ từ năm 2013 đến 2015 cho một phần dự án “trường học di động” tại đồng bằng sông Cửu Long, bổ sung sáu trường học di động và trường học nổi nhằm đáp ứng nhu cầu học và phổ cập tin học tại những vùng còn nhiều khó khăn tại đây.

FPT

Dành ngân sách trung bình 30 tỉ đồng mỗi năm vào các hoạt động CSR, ngoài các hoạt động cứu trợ thiên tai, trợ giúp các hoàn cảnh khó khăn thì FPT dành một khoản lớn vào các hoạt động CSR về giáo dục đặc biệt là công nghệ. Trong đó phải kể tới ViOlympic, cuộc thi giải toán qua mạng Internet do bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tập đoàn FPT và đại học FPT là đơn vị tổ chức từ năm 2008. Đến nay ViOlympic đã thu hút gần 21 triệu thành viên, lan tỏa đến hơn 700 huyện thuộc 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Từ năm 2010 đến nay, FPT đã trao 680 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo cho thí sinh đã tham gia thi tuyển vào đại học FPT nhằm tìm kiếm, thu hút và bồi dưỡng những sinh viên nghèo và các tài năng trẻ khác, với các mức 50%, 70% đến 100% học phí (tương đương 140 triệu đồng, 196 triệu đồng và 280 triệu đồng mỗi suất).

Từ năm 2010, FPT đã chọn ngày 13.3 hằng năm là Ngày FPT Vì cộng đồng, nhằm mục đích khuyến khích mỗi cán bộ nhân viên tham gia đóng góp các hoạt động thiện nguyện cho xã hội.

TN DSC 2984 2841 1419244196

Samsung Vina

Samsung xác định y tế và giáo dục là hai hoạt động CSR trọng tâm tại thị trường Việt Nam, trong đó giáo dục là mục tiêu chính. Samsung xác định thông qua giáo dục, đặc biệt với ứng dụng công nghệ số, giới trẻ Việt Nam được đào tạo đa dạng với kiến thức sâu hơn, học thêm được những kỹ năng mềm cần thiết khi ra đời. Với nền tảng giáo dục tốt, các thanh niên sẽ có khởi đầu vững vàng hơn khi bước ra đời, đồng thời có khái niệm rõ ràng về trách nhiệm đóng góp ngược lại cho cộng đồng (paying forward).

Những dự án liên quan đến giáo dục gần đây của Samsung đều mang tính dài hạn và có đối ứng từ phía nhận tài trợ. Ngân sách thực hiện CSR hằng năm của Samsung tại thị trường Việt Nam trung bình khoảng 15 tỉ đồng, với những hoạt động như tìm kiếm dự án phổ cập tin học trong chương trình DigitalHope được Samsung triển khai từ năm 2006, với tổng số tiền khoảng 300 ngàn đô la Mỹ. Cải tạo thư viện của 50 trường học trên cả nước trong dự án “Thư viện thông minh 1.0” triển khai từ năm 2011, với ngân sách 1.200 đô la Mỹ mỗi trường.

Samsung cũng kết hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM và Thư viện Quốc gia Hà Nội, triển khai dự án “S.hub – Không gian chia sẻ” thuộc dự án Thư viện thông minh 2.0 với ngân sách 400 ngàn đô la Mỹ cho mỗi dự án.

 

Kết luận

Từ những phân tích trên, có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp luôn có vai trò rất lớn trong quá trình xây dựng thương hiệu. Vì vậy, doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần không ngừng nỗ lực thực hiện tốt nghĩa vụ trên để đạt tới sự ổn định và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.