Trước những chiến dịch truyền thông đơn điệu, dễ đến dễ quên, các Marketer bằng trí sáng tạo không giới hạn, đã làm một cuộc cách mạng lớn trong việc khiến khách hàng “khắc cốt ghi tâm” thương hiệu của mình thông qua Marketing Trải nghiệm.

Số liệu thu thập được từ tạp chí AdWeek Mỹ đã cho thấy: Có đến 1/3 số trưởng bộ phận Marketing tại các doanh nghiệp lớn quyết định chi từ 21 – 50% ngân sách truyền thông cho hoạt động Marketing trải nghiệm trong vòng vài năm tới. Marketing trải nghiệm thực sự là một xu hướng tiếp thị mới trong kỷ nguyên công nghiệp mới.

Nếu bạn đã từng than trời vì chi hàng chục triệu ngân sách quảng cáo mà không thu về hiệu quả. Đừng bỏ qua cơ hội trở thành một phần của xu thế tất yếu: Experiential Marketing. Cùng Malu tìm hiểu khái niệm Marketing Trải nghiệm, và khám phá top 10 những chiến dịch sáng tạo khó thể bỏ qua của giới truyền thông Marketing trong năm vừa qua.

 

Banner Web Malu 03

Marketing trải nghiệm là gì?

Marketing trải nghiệm (hay Experiential Marketing) là một thủ thuật trong Marketing nhằm thiết lập sự tương tác, trải nghiệm giữa khách hàng với thương hiệu. Marketing trải nghiệm thường sử dụng marketing activation để kích hoạt thương hiệu, đưa sản phẩm tới trực tiếp khách hàng.

Khách hàng có thể tự mình trải nghiệm những tính năng của sản phẩm, hoặc khám phá những khía cạnh thú vị về sản phẩm thông qua các sự kiện, hoạt động được tổ chức bởi doanh nghiệp.

Lợi ích của Marketing trải nghiệm

Experiential Marketing đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích khó thể chối từ. Thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải chắc chắn sẽ có nhiều tác dụng hơn, nếu khách hàng được tự mình trực tiếp cầm nắm, dùng thử và trải nghiệm sản phẩm / dịch vụ. Điều này xem ra hiệu quả hơn vạn lần việc đơn giản chỉ là chạy quảng cáo Facebook, hay mua spot TVC trên truyền hình.

>>> Customer Experience: Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng

Về cơ bản, marketing trải nghiệm cũng là một hình thức giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm của khách hàng qua các điểm chạm.

Marketing trải nghiệm cũng tiềm ẩn một vài rủi ro trong quá trình triển khai. Có thể kể đến ở đây là: Ngân sách Marketing lớn, xảy ra những sự cố ngoài ý muốn, khách hàng không may có những trải nghiệm tiêu cực,…

Tuy nhiên, những lợi ích mà Marketing trải nghiệm đem lại cho doanh nghiệp lớn hơn nhiều những điểm bất cập. Những rủi ro khi gặp hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu doanh nghiệp xây dựng kế hoạch Marketing chỉnh chu, thông điệp rõ ràng, và tổ chức sự kiện quy củ. Dưới đây là top 10 những chiến dịch Experiential Marketing sáng tạo, nổi bật trong những năm gần đây dành bạn tham khảo:

10 chiến dịch Marketing trải nghiệm sáng tạo không thể bỏ qua

1. Chiến dịch quảng bá phim Ghostbusters (2016)

Hè 2016, người dân ở London được một phen “hú vía” khi chứng kiến nhà chờ sân ga Waterloo nổi tiếng của mình bị một gã “quái vật” kẹo bông khổng lồ tới xâm lăng.

Đừng quá lo sợ, vì đây là một phần trong chiến dịch quảng bá cho bản làm lại của bộ phim kinh điển Ghostbusters (2016). Thay vì hoảng loạn và la hét kinh hoàng, người dân thủ đô nước Anh lại có vẻ khá thích thú với “bé bự” kẹo bông này.

Marketing trải nghiệm 2

Ngay khi chiến dịch truyền thông bắt đầu, trên Instagram tràn ngập hashtag #ghostbusterswaterloo. Như một thói quen, người dân London lại tranh thủ ghi lại cho mình những tấm hình chụp độc đáo có-một-không-hai, và share lên tường Instagram của mình.

Nhờ đó, Ghostbusters đã thu về tới 6,1 triệu bảng Anh ngay trong tuần đầu công chiếu. Chiến dịch truyền thông dạng này thực sự đem lại hiệu quả cho nhà phân phối của bộ phim.

2. Coca-Cola và chiến dịch trải nghiệm AR World Cup 2018

Coca-Cola bắt đầu chiến dịch truyền thông cho World Cup 2018 với chương trình trải nghiệm công nghệ giải trí ảo AR ở Zurich, Thụy Sỹ.

Người tham gia sẽ cùng lúc “tranh tài” với Xherdan Shaqiri trong màn tâng bóng “thật mà ảo”, chụp với thần tượng những kiểu ảo cực chất, và có cơ hội rinh về cho mình quả bóng chính thức của kỳ World Cup 2018.

Coca-Cola đã rất khôn ngoan khi lồng ghép công nghệ giải trí tân tiến với ngày hội lớn của cả Thế giới 4 năm/lần – cúp Bóng đá 2018.

Emotional Branding – Cách xây dựng thương hiệu cảm xúc

3. Chiến dịch “Hope Lockers” của WaterAid

WaterAid là tổ chức một tổ chức phi lợi nhuận, quan tâm tới nhu cầu nước sạch của các quốc gia trên toàn cầu.

Nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của nước sạch đối với con người. WaterAid, phối hợp với các đối tác truyền thông là Proximity và MediaMonks tổ chức chiến dịch Marketing trải nghiệm Hope Lockers.

Có thể chiến dịch không nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, nhưng hiệu quả về mặt lan truyền và tạo sức ảnh hưởng của Hope Lockers là không hề nhỏ.

>>> Brand Story Là Gì? Các Bước Kể Câu Chuyện Thương Hiệu Hấp Dẫn

4. Phòng khám “đặc biệt” của Doc McStuffin

Doc McStuffin là một trong những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney. Với nội dung vui tươi, truyền tải những thông điệp bổ ích về y tế cho các bạn nhỏ.

Để quảng bá cho mùa thứ 2 của series, vào năm 2014, Disney đã phối hợp với các chuỗi cửa hàng đồ chơi lớn tại Anh, mở các phòng khám đặc biệt mang tên Doc McStuffin.

Marketing trải nghiệm 3

Trong 10 phút trải nghiệm thú vị, các bé sẽ được đóng vai bác sỹ nhí, cùng nhau khám bệnh cho chú gấu bông lớn Ted, chuẩn đoán bệnh như những gì cô bé Doc đáng yêu trong phim.

Các cô bé cậu bé đều tỏ ra vô cùng háo hức, vì ai mà chẳng không muốn được trở thành cô bác sỹ nhí Doc McStuffin cơ chứ. Chiến dịch này của Disney thành công rực rỡ, với hơn 8.000 cô cậu bé tham gia. Phụ huynh của các bé cũng rất hài lòng, khi có tới 75% chấm điểm “Rất hài lòng” khi được khảo sát.

Quan trọng hơn, sự kiện này thúc đẩy doanh thu liên quan tới show truyền hình này, khi số hàng lưu niệm bán ra trên thị trường tăng tới 5.3%.

5. 7-Eleven đồng loạt chuyển thành Kwik-E-Marts

Trở lại năm 2007, khi bộ phim về gia đình nhà Simpson đang oanh tạc ngoài rạp chiếu phim, 7-Eleven cùng nhà phát hành phim 20th Century Fox đã rất nhanh tay khi chuyển đồng loạt bộ nhận diện của 12 cửa hàng tiện lợi trong hệ thống trở thành Kwik-E-Marts (lấy theo cửa hàng của nhân vật Apu trong The Simpsons).

Marketing trải nghiệm 4

Không dừng lại ở đó, chuỗi Kwik-E-Marts còn cung cấp giới hạn sản phẩm ngũ cốc KrustyO’s, Buzz Cola và đồ uống Squishee, vốn rất nổi tiếng trong loạt series truyền hình về nhà Simpson.

Để chuẩn bị cho sự gia mắt của The Simpsons lần đầu tiên trên màn ảnh rộng, 7-Eleven và Fox xem chừng đã chuẩn bị chiến dịch Experiential Marketing rất là kỹ lưỡng.

6. Buổi ra mắt các sản phẩm mới của Lush

Hàng năm, hãng mỹ phẩm nổi tiếng Lush đều cho ra mắt những sản phẩm mới của mình trong một chương trình được tổ chức quy mô, với tên gọi Lush Creative Showcase.

jelly lush

Buổi ra mắt cho phép công chúng tiếp cận gần hơn với các sản phẩm mới của Lush. Không chỉ vậy, cách bài trí sản phẩm sáng tạo, không gian triển lãm đột phá khiến mỗi năm khán giả lại ngóng chờ dịp ra mắt các dòng sản phẩm mới từ Lush.

>>> Brand Perception – 4 Bước Đo Lường Nhận Thức Thương Hiệu

7. Chiến dịch Olympics 2012 từ Samsung

Là một trong những nhà tài trợ chính cho Thế vận hội 2012, Samsung không quên tận dụng lợi thế của mình khi tổ chức những buổi trải nghiệm sản phẩm mới trên khắp các sân vận động chính tại London, Anh.

Nhưng đặc biệt hơn, từ tháng 7 đến tháng 9/2012, Samsung bắt đầu chạy chiên dịch Samsung Studios, nhằm quảng bá sự ra mắt của Galaxy S3 và Galaxy Note.

samsung studios

Người dùng khi dành thời gian ở các gian Samsung Studios trực tiếp tại sân vận động có thể tự tạo cho mình những bức hình thú vị, sau đó upload chúng lên trang cá nhân để tham gia cuộc thi trúng chiếc S3 mới cứng từ Samsung.

Sau chiến dịch, có tới 35% khách hàng trải nghiệm tại Samsung Studios cho rằng họ sẽ cân nhắc sử dụng các sản phẩm Samsung trong tương lai. Một thành công đáng nể của ông lớn smartphone xứ Hàn.

>>> Branding Strategy – Kiến Thức Cơ Bản Nhất Về Brand Của Philip Kotler

8. Adidas và chiến dịch cùng Derrick Rose

Ngôi sao bóng rổ nổi tiếng của đội Chicago Derrick Rose đã cùng Adidas khuấy động cả London, Anh.

Trong một sự kiện tại cửa hàng Jump Store của Adidas, Rose xuất hiện với một phong thái chất ngầu. Anh thách thức những người tham gia nhảy bằng chân không 10 foot (tương đương hơn 3 mét) để với lấy đôi giày mình yêu thích.

Hãy cùng xem những khoảnh khắc thú vị đó qua đoạn clip dưới đây:

9. Mountain Dew và Guerrilla Tour

Đội Marketing của Mountain Dew chắc hẳn đã tốn rất nhiều chất xám để sáng tạo chiến dịch kích hoạt mang tên gọi Guerrilla Tour. Mountain Dew đã tổ chức hẳn chuyến đi dài tới 43 ngày vào năm 2012 để quảng bá nguyên cho thức uống tăng lực này. Người tham gia được trải nghiệm, chơi các trò chơi và nhận cả tá các phần thưởng.

mountain dew

Thú vị, như cũng hết sức vui nhộn, Mountain Dew đã thu về tới 1.85 bảng trên 1 bảng ROI từ sự kiện này.

ROI trong Marketing – Cách sử dụng & Đo lường hiệu quả

10. IKEA và sự kiện “có-một-không-hai”

Vào năm 2011, IKEA đã tổ chức một sự kiện mà có lẽ chưa từng xảy ra tại bất kỳ đâu: Khách hàng được cho phép nghỉ qua đêm tại các kho hàng của IKEA.

 

 

Không chỉ được qua đêm, người tham gia còn được mát-xa, làm móng và lắng nghe chuyện kể đêm khuya từ người nổi tiếng nữa. Một cơ hội không thể tuyệt vời hơn để lan truyền những tính năng từ những chiếc đệm chiếc giường ưu việt của IKEA.

Điều Gì Tạo Nên Một Dynamic Brand?

Tổng kết

Trước sự tràn ngập các thông điệp truyền thông, khách hàng dễ rơi vào ma trận không lối thoát, bị buộc phải chắt lọc những thứ họ cho là thú vị, giải trí và cần thiết. Marketing trải nghiệm chính là cách thức hữu hiệu để các doanh nghiệp trở nên nổi bật, chiếm vị trí trang trọng trong tâm trí của khách hàng.