employer branding la gi thuong hieu tuyen dung 1

Một chiến dịch nói riêng hay các hoạt động Marketing nói chung có hiệu quả hay không đều có thể sử dụng ROI để đánh giá. Vậy ROI trong Marketing là gì? Sử dụng và đo lường ROI như thế nào? Hãy cùng Malu tìm hiểu trong bài viết này để có được cái nhìn tổng qua nhất.

Banner Web Malu 03

1. ROI trong Marketing là gì?

ROI là viết tắt của Return on Investmenent: Chỉ số doanh thu trên chi phí. ROI thể hiện số tiền mà doanh nghiệp thu về trên đầu mỗi đồng chi phí mà họ bỏ ra. Ví dụ, nếu chỉ số ROI là 5:1 thì mỗi 1 đô doanh nghiệp chi ra sẽ mang lại 5 đô doanh thu.

roi trong marketing la gi 800x275 1

Thuật ngữ ROI ra đời nhằm mục đích gắn kết hoạt động sinh lời của doanh nghiệp với kinh phí mà họ phải bỏ ra cho các hoạt động kinh doanh. Điều này cũng đúng khi ta đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing. ROI sử dụng hai yếu tố chính để tính toán: Chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra, và số tiền họ thu về từ những hoạt động trên (trong trường hợp này, ta sử dụng yếu tố doanh thu để tính toán).

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về ROI, các khía cạnh liên quan tới thuật ngữ này và cách tối ưu hóa ROI trong marketing.

Tìm hiểu thêm về Market Research – Nghiên cứu thị trường

2. Ý nghĩa của chỉ số ROI trong Marketing

Ở góc độ doanh nghiệp, việc tính toán ROI có thể giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và tối ưu hóa hoạt động marketing.

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi xin giới thiệu bạn những lợi ích mà nhà quản trị có thể có được khi sử dụng ROI trong Marketing:

Tính toán ngân sách Marketing

Với các nhà quản trị cấp cao, việc tính toán tổng thể chỉ số Marketing có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này giúp họ cân đối ngân sách Marketing với các hoạt động khác trong doanh nghiệp như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí mặt bằng,…

tinh toan ngan sach marketing

Có được trong tay chỉ số ROI, nhà quản trị cấp cao có thể tính toán chính xác khoản ngân sách tiếp thị phù hợp để hoạt động marketing không làm ảnh hưởng tới những hoạt động khác của doanh nghiệp.

Phân phối ngân sách Marketing

Trong một chiến dịch Marketing, nhà quản trị cần phải xác định chính xác hoạt động nào đem lại hiệu quả lớn nhất để từ đó tập trung tối đa nguồn lực của mình.

Đó là lý do vì sao doanh nghiệp sử dụng chỉ số ROI để tính toán cụ thể nguồn lợi tức của từng hoạt động tiếp thị.

Đo lường hiệu quả của chiến dịch

Chỉ số ROI giúp các doanh nghiệp do lường hiệu quả của chiến dịch trong thời điểm hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp có thể quyết định sẽ tiếp tục đầu tư cho chiến dịch, hoặc thu hẹp phạm vi đầu tư.

do luong hieu qua cua chien dich marketing

Đặc biệt hơn, từ chỉ số ROI, nhà quản trị cấp cao hoàn toàn có thể biết được làm cách nào có thể tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch để có thể đề ra chiến lược, quyết sách marketing phù hợp.

Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Bằng việc theo dõi chỉ số ROI của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể hiểu được vị trí của họ trên thị trường.

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, càng thấu hiểu đối thủ, bạn càng có cơ hội đánh bại được họ trên thương trường.

3. Tính toán chỉ số ROI

Công thức tính chỉ số ROI

Chỉ số ROI được tính toán khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng công thức như sau:

tinh ROI

Trong đó: Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế) = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư.

* Doanh thu dự kiến: Thông thường, chúng ta có nhiều cách khác nhau để tính toán doanh thu dự kiến một cách chuẩn xác.

Doanh thu dự kiến của bạn có thể bằng tổng số hàng bán được nhân với giá vốn hàng bán. Được kết quả bao nhiêu, bạn lại nhân với phần trăm lợi nhuận kỳ vọng.

tinh loi nhuan

* Chi phí đầu tư:  Chính là tất cả các loại chi phí mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình, gồm chi phí mặt bằng, chi phí cho nhân sự, máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, chi phí điện – nước, các loại thuế,…

tinh toan chi so roi trong marketing

Những chi phí mà doanh nghiệp cần quan tâm trong một chiến dịch Marketing bao gồm:

  • Chi phí nhân công.
  • Chi phí cho các đối tác trung gian.
  • Chi phí quảng cáo (mua spot trên truyền hình, giá thầu Google Ads,…).

Ngoài ra, bạn cũng có thể tính chỉ số ROI thông qua chỉ số Customer Lifetime Value (CLV, giá trị khách hàng trọn đời). Ý nghĩa của chỉ số này là: Cung cấp các thông số liên quan tới giá trị mà khách hàng có thể đem lại cho doanh nghiệp trong dài hạn. CLV có thể được tính theo công thức:

CLV = Tỷ lệ khách hàng duy trì mối quan hệ/ (1 + Tỷ lệ khách hàng chấm dứt mối quan hệ / Tỷ lệ khách hàng duy trì mối quan hệ)

Product Life Cycle – Khái niệm vòng đời sản phẩm

Tỷ lệ ROI thế nào là tốt?

Với các công ty có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng thấp hơn 50% giá bán sản phẩm, họ không nhất thiết phải đẩy mạnh các hoạt động marketing để kích lượng sales cao hơn. Trong trường hợp này, chỉ số ROI của doanh nghiệp chắc chắn sẽ thấp.

Với các công ty có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao hơn 50% giá bán sản phẩm, họ cần nhiều nỗ lực marketing hơn để bù đắp cho chi phí sản xuất hàng hóa cao. Nên chỉ số ROI của họ chắc chắn sẽ phải cao.

Như vậy, chỉ số ROI lý tưởng cho các doanh nghiệp sẽ rơi vào khoảng 5:1. Việc chỉ số đó cao hơn hay thấp hơn 5:1 phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất hàng hóa thuần của doanh nghiệp.

4. Nhược điểm của chỉ số ROI

Mặc dù việc tính toán ROI có thể giúp doanh nghiệp nhìn thấy được lợi ích mà họ có thể thu được từ chiến dịch Marketing, chỉ số này không tránh khỏi những điểm hạn chế như:

Việc tính toán chỉ số ROI là chưa đủ để nói lên tổng quan hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn một số những khía cạnh khác mà ROI chưa thể hiện như: Yếu tố mùa vụ, các sự kiện khó lường trước,…

ROI chỉ nói về những lợi ích trong ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Những khía cạnh mang tính dài hạn hơn như nhận thức thương hiệu, mối quan hệ với khách hàng chưa được đề cập trong chỉ số này.

ROI có thể khó tính toán trong môi trường Marketing đa nền tảng, những doanh nghiệp có nhiều điểm chạm với khách hàng,…

Mô hình tính toán theo chỉ số ROI có thể là tương đối lạc hậu với các doanh nghiệp.

Customer Experience – Quản trị trải nghiệm khách hàng

5. Cải thiện ROI bằng Customer Life-time Value

Giá trị trọn đời của khách hàng liên quan tới việc doanh nghiệp có những khách hàng sử dụng dịch vụ của họ trong thời gian dài, có thể là trọn đời (hay còn gọi là khách quen/khách trung thành). Rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm tới việc lôi kéo khách hàng mới, những người mới chỉ làm quen và sử dụng sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn.

Sự thật là đối tượng khách hàng trung thành đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều trong tổng thể tỷ trọng số lượng khách hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

cai thien roi bang customer life time value

Việc tính toán chi phí, doanh thu và đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing không phải là công việc đơn giản, có thể thực hiện một sớm một chiều trong nay mai. Để tối ưu hóa ROI trong marketing, ngoài việc cần phải lưu tâm tới chỉ số 5:1, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ bổ trợ như Hubspot hay Marketo.

Dù hoạt động marketing không chỉ đơn thuần là các vấn đề thu chi, lãi lỗ, nhưng việc quản lý và kiểm soát chi phí – doanh thu sao cho hợp lý là một điều quan trọng, cần phải lưu tâm nếu như doanh nghiệp muốn phát triển hiệu quả và bền vững.

6. Những khía cạnh khác liên quan tới ROI

Khi tính toán ROI, các doanh nghiệp cần quan tâm tới những khía cạnh kinh doanh như sau:

Xác định mục tiêu Marketing nói riêng và mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng. Bạn có thể áp dụng mô hình SMART để xác định mục tiêu của doanh nghiệp mình sao cho hiệu quả.

Tính toán và phân bổ ngân sách cho hoạt động Marketing một cách chính xác và hiệu quả.

Sử dụng mô hình tính toán và phân tích hoạt động Marketing phù hợp. Chỉ số ROI của doanh nghiệp bạn chỉ đáng tin cậy khi doanh nghiệp thu thập chuẩn xác thông tin và dữ liệu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về ROI trong Marketing, tìm hiểu thêm các bài viết khác tại Blog của Malu.