Có những câu chuyện khi được nghe kể mà bạn mong nó mau kết thúc ngay cả trước khi nó bắt đầu.
Tại sao điều này lại xảy ra? Rất có thể, vấn đề nằm ở người kể chuyện. Họ không đủ sức thuyết phục bạn quan tâm đến câu chuyện đủ nhanh và lập tức khiến bạn mất hứng thú.
Logo chữ lồng (Monogram) – công cụ kể chuyện quyền năng có thể là giải pháp bạn đang tìm kiếm.
Đơn giản nhưng truyền cảm, dạng logo này có thể truyền tải toàn bộ câu chuyện thương hiệu chỉ với một vài nét cơ bản được tạo nên từ bút vẽ điện tử. Logo giúp nhấn mạnh tên của doanh nghiệp mà nó đại diện, cũng như tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với thương hiệu mà không cần nhiều lời.
Mục lục bài viết
ToggleLogo chữ lồng – Monogram là gì?
Còn được hiểu nôm na là “Lettermark” (biểu tượng dựa trên kiểu chữ nhưng chỉ có các chữ cái đầu của một thương hiệu). Logo Monogram được tạo nên hoàn từ từ Typography (sự trình bày, hiển thị của chữ cái trong thiết kế). Mỗi logo thường chỉ gồm 2 đến 3 ký tự là những chữ cái đầu trong tên doanh nghiệp.
Chữ lồng trở nên cực kỳ phổ biến vào thế kỷ 19 và vẫn duy trì ngôi vương của mình từ đó đến nay. Chúng được sử dụng trong gần như mọi thiết kế từ thiệp cưới đến đánh dấu quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nghệ thuật. Có thể nói, Monogram là biểu tượng của sự sang trọng, vương giả, tính chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Khi nào nên sử dụng logo chữ lồng – Monogram
Một điều tối quan trọng khi thiết kế logo cho thương hiệu đó là: luôn đặt khách hàng làm trung tâm. Logo vừa cần đáp ứng về mặt thẩm mỹ thu hút, vừa phải truyền tải được giá trị doanh nghiệp, vì công chúng chính là đối tượng mà các giá trị đó hướng tới.
Logo Monogram rất dễ ghi nhớ bởi sự tinh gọn nhưng không kém phần sinh động, thời thượng. Hãy sử dụng phong cách thiết kế logo này:
Khi kinh doanh phân khúc thương hiệu cao cấp:
Làm thương hiệu cho các mặt hàng xa xỉ đồng nghĩa với việc khiến khách hàng cảm thấy luôn được ưu ái với những thứ đẳng cấp nhất. Trong trường hợp này, không có gì hiệu quả hơn một chiếc logo được cá nhân hóa. Tập khách hàng thu nhập cao muốn tất cả từ: khăn tắm, gối ngủ, bút máy được cá nhân hóa với Logo Monogram. Logo gợi nhắc khách hàng về cảm giác được “ưu ái” và rằng: thương hiệu đã rất tinh tế trong dịch vụ CSKH.
Một ví dụ điển hình là logo của Louis Vuitton. Nó mang theo cả một dòng lịch sự chảy trôi theo sự phát triển của thương hiệu (mà đã có từ hàng thế kỷ nay). Thương hiệu thời trang cao cấp này thực chất là doanh nghiệp gia đình, và Logo chữ lồng được sử dụng để lưu giữ giá trị truyền thống dòng tộc lâu đời, nhưng cũng không quên chấm phá thêm một chút dấu ấn cá nhân.
Khi tên thương hiệu quá “cồng kềnh”:
Bởi mỗi Logo Monogram chỉ gồm 2 đến 3 chữ cái, nó có thể giải nguy cho doanh nghiệp có cái tên hơi dài hoặc khó đọc. Tên thương hiệu quá dài dòng cũng khiến khách hàng mất hứng thú. Thay vào đó, việc chỉ giữ lại một vài chữ cái đầu trong tên kích thích sự tò mò của công chúng hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần một logo mà chỉ nhìn lướt qua thôi cũng dễ dàng nhận diện được tên thương hiệu. Vì sự thật là không ai dành quá lâu để ngắm một chiếc logo cả.
Bang and Olufsen dường như là một tên thương hiệu khá “cồng kềnh”, nhưng tập đoàn điện tử đến từ Đan Mạch này thực chất sở hữu một Logo chữ lồng rất dễ nhận diện. Cụm “B&O” dễ thiết kế và phù hợp làm nhãn hiệu hơn là lấy toàn bộ tên nguyên bản.
Khi muốn gia nhập thị trường Quốc tế:
Không dễ dàng để tạo ra một logo mà thu hút được công chúng từ đa quốc gia vì những rào cản ngôn ngữ tới khác biệt văn hóa. Quá nhiều chướng ngại có thể được liệt kê ra ở đây, bởi vậy, trong trường hợp này, đơn giản nhất lại là tối ưu nhất.
Những chữ cái đầu trong tên tạo ra tính linh hoạt giúp khách hàng có thể nhận ra thương hiệu dù đến từ bất kỳ đâu trên thế giới. Khách hàng không cần phải giải mã cái tên bằng cách đưa chúng vào một hệ quy chiếu ngôn ngữ hay dân số nào cả.
Không cần nói đâu xa, cứ nhìn cách H&M – tập đoàn may mặc lớn toàn cầu là đủ hiểu. H&M đã sử dụng Logo Monogram cực kỳ rõ ràng và cụ thể, giúp công chúng nhận ra thương hiệu trong tích tắc, thay vì dùng một dạng logo minh họa nào khác (mà dễ gây nhầm lẫn).
Khi điều hành công ty gia đình:
Xuất phát từ đặc trưng là sử dụng các chữ cái đầu, Monogram rất được ưa chuộng trong các công ty gia đình. Ảnh cưới, quà cưới đến các vật dụng trong đám cưới, đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao những cặp đôi mới cưới nhận được rất nhiều đồ dùng có in Logo chữ lồng không?
Đó là bởi con người đã coi Monogram như một công cụ biểu đạt không chỉ tính hiện diện của cái tên, mà còn là cảm xúc thiêng liêng khi tên cô dâu, chú rể được gắn liền với nhau. Nó giống như việc gắn kết một đại gia đình.
Quay lại với câu chuyện kinh doanh, Logo chữ lồng giúp thể hiện giá trị lâu đời qua nhiều thế hệ từ đó tạo ra sự gắn kết với những khách hàng đồng cảm.
Khi không muốn bị bó buộc bởi giới hạn:
Điều này nghe thì có vẻ hơi mâu thuẫn, vì theo định nghĩa, Monogram loại bỏ hoàn toàn phần “hình ảnh” của logo – giới hạn tên thương hiệu bằng chữ cái. Tuy nhiên, hình ảnh thường hướng khách hàng liên tưởng đến những chủ đề lạc khỏi khuôn khổ của thương hiệu.
Đôi khi sử dụng hình ảnh vẫn đem lại hiệu quả, khi doanh nghiệp muốn tạo điểm nhấn vào chỉ một dòng sản phẩm nhất định. Nhưng đồng nghĩa với việc thương hiệu bó buộc chính mình và khó tìm được tập công chúng rộng hơn.
Vậy nên giả sử một doanh nghiệp chuyên về tư vấn Bất động sản, muốn mở rộng ra tư vấn nhiều nhánh khác liên quan, thì thử sức với một Logo chữ lồng sẽ mang lại hiệu quả ít nhiều.
Các tips khi sử dụng Logo chữ lồng – Monogram:
Bây giờ bạn đã nắm được logo chữ lồng monogram là gì, sau đây là một vài tips để tạo một logo của riêng bạn!
Nghiên cứu đa dạng các loại kiểu chữ (Typeface):
Như đã đề cập, nhân tố quyết định lên sự thành hay bại của một Logo chữ lồng nằm ở Typeface. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn được một Typeface chuẩn chỉnh cho thương hiệu của mình.
Muốn diễn đạt sự trường tồn, hơi hướng cổ điển, Typeface Serif (dạng font chữ có chân) là lựa chọn hợp lý. Nhưng nếu thương hiệu nhấn mạnh vào sự cải tiến, đột phá, hiện đại và sáng tạo thì nên sử dụng San Serif (font chữ không chân).
Hãy để ý cách New York Yankees sử dụng loại font khá đặc biệt và chồng 2 ký tự “N” và “Y” lên nhau. Sự nhấn mạnh cần thiết vào New York kết hợp với Typeface mạnh mẽ, độc lạ giúp truyền tải thông điệp: đừng dại mà dây vào NYY.
Mặt khác, logo của Michael Schumacher là ví dụ cho việc đặt dấu ấn cá nhân vào một ấn phẩm Monogram, chủ yếu qua việc “nhái” lại theo chữ ký tay. Nếu muốn hiệu ứng tương tự, bạn có thể nghiên cứu các dạng Script Typeface (font chữ viết tay) vì đường cong mềm mại của chúng giúp diễn tả sự tinh tế, thanh lịch.
Lựa chọn màu đại diện cho thương hiệu:
Màu sắc trong Logo Monogram cũng đóng vai trò cốt yếu trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu. Mỗi màu sắc liên kết với một ý nghĩa khác nhau. Hãy thử kết hợp chúng để tạo nên một dấu ấn đặc trưng cho thương hiệu.
Ví dụ, logo của CNN kết hợp tone đỏ tươi – trắng. Màu đỏ tượng trưng cho sự nhiệt huyết và năng nổ của một kênh thông tin tầm cỡ quốc gia. Trong khi đó, màu trắng làm dịu đi sắc đỏ cũng như thể hiện tinh thần chính trực, đáng tin cậy. Đây đều là những phẩm chất cần có của một đài chuyên về tin tức.
Khi cân nhắc chọn màu, hãy nghĩ về 3 điều mà bạn muốn công chúng thấy được từ thương hiệu. Xanh biển biểu đạt sự đáng tin, uy tín và bền vững, xanh lá là sức khỏe, sự sung túc, thiên nhiên, … Cố gắng tập trung vào 1 đến 3 màu chính để tạo nên thông điệp.
Thử nghiệm nhiều bố cục (layout) khác nhau:
Đây là một nhiệm vụ thường bị ngó lơ khi thiết kế Logo Monogram. Nhưng layout thật sự có thể làm thay đổi toàn bộ cách công chúng nhìn nhận về thương hiệu.
Đa số logo truyền thống có dạng hình chữ nhật, nhưng biến tấu một chút với chữ lồng sẽ giúp kết nối với khách hàng tốt hơn. Ví dụ như logo của Yves Saint Laurent bao gồm các chữ cái được đặt chồng lên nhau, tạo ra ấn tượng như một dây xích. Tương tự, Grant Associates – một tổ chức phát triển lực lượng lao động – đã chồng các chữ cái tạo thành hình 2 người bắt tay nhau. Điều này đã giúp công chúng cảm nhận được mối liên hệ bền chặt giữa họ với sứ mệnh của tổ chức.
Lật hoặc quay ngược chữ cái hay bao quanh viền cũng là những cách biến tấu logo hữu hiệu.
Tận dụng những khoảng trống:
Khi đã nghĩ thấu đáo về những nhân tố chính của logo, có thể nghĩ đến việc tận dụng và biến tấu những khoảng trống (negative space) để tạo thêm sức mạnh cho thông điệp truyền thông.
Ví dụ, dùng khoảng trống để tạo tính năng nhận diện cho ký tự, như bạn đang thấy trong logo của VĐV tennis chuyên nghiệp Roger Federer. Logo này thực chất cũng tuân thủ đúng quy tắc: chọn chữ cái đầu tiên trong tên, nhưng những khoảng trống đã tạo nên sự khác biệt. Bộ não của con người đã tự “lấp” vào khoảng trống có chủ đích và giải mã logo một cách hoàn hảo.
Sáng tạo những ý nghĩa hàm ẩn:
Chỉ gồm 2-3 chữ cái không có nghĩa là logo bị tước đi sự sáng tạo. Rất nhiều Logo Monogram thực ra mang trong nó rất nhiều ý nghĩa hàm ẩn, mà nên được cân nhắc kỹ trước khi tiến hành thiết kế.
Ví dụ, logo của LG về cơ bản, là một chữ lồng thông thường, nhưng cách họ biến hóa với khoảng cách và con chữ đã tạo thành logo mặt người. Hay hãng FedEx với biểu tượng mũi tên “giấu” trong khoảng cách giữa chữ “e” với chữ “x”. Mũi tên biểu hiện cho sự chuyển động, có ý nghĩa rằng kiện hàng giao bởi FedEx luôn đến nhanh chóng.
Hãy quan sát Typeface, màu sắc, layout mà bạn đã chọn và xem xem chúng có đang “kể” câu chuyện thương hiệu hay chưa. Nếu vẫn có những thông điệp bị bỏ sót từ logo, hãy thử các phương pháp kể trên đến khi mọi thứ được đặt đúng chỗ của nó.
Dành riêng cho bạn
Doanh nghiệp của bạn có một câu chuyện để kể và logo chữ lồng monogram có thể là người phát ngôn tốt nhất. Nếu bạn sử dụng monogram, hãy nhớ rằng font chữ của logo sẽ giúp bạn rất nhiều, vì vậy hãy cố gắng chọn một font chữ có cùng thông điệp với thương hiệu.
Logo monogram không phù hợp? Đi đến bài đăng trên blog này và thử các logo trừu tượng!