Hiện nay, việc thiết kế sản phẩm ngày càng được chú trọng để đáp ứng nhu cầu, trải nghiệm của người dùng. Vậy thiết kế sản phẩm hay product design là gì? Quy trình thực hiện gồm mấy giai đoạn và có phức tạp hay không? Cần lưu ý những gì trong qua trình thực hiện? Tất cả sẽ được mình, Malu chia sẻ cho bạn thông qua nội dung bài viết dưới đây (ví dụ là sản phẩm đồ nội thất – Ghế). Hãy cùng mình theo dõi ngay nào!
1. Tìm hiểu khái niệm thiết kế sản phẩm là gì?
Định nghĩa thiết kế sản phẩm (Product Design)
Thiết kế sản phẩm là quá trình kết hợp giữa mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu người dùng để tạo thành các thiết kế đẹp mắt, nhất quán mang lại hiệu quả nhận diện cho từng sản phẩm.
Sự thành bại trong việc thiết kế phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về nhu cầu người dùng. Có thể là nhu cầu, thói quen, sự thất vọng, hành vi,… Product design có thể ứng dụng ở đa dạng các lĩnh vực như: giải trí, thể thao, y tế, thực phẩm, đồ nội thất, trang sức,…
Mình rất tâm đắc câu nói của TS. Ralf Speth, là CEO của Jaguar Land Rover: “Nếu bạn nghĩ rằng thiết kế sản phẩm tốt là đắt, bạn nên nhìn vào chi phí của các mẫu sản phẩm xấu.”
Các dạng thiết kế sản phẩm
Hiện nay, nhắc đến design product thì có 3 kiểu thiết kế được xem là cốt lõi sau đây:
- Thiết kế hệ thống
- Thiết kế quy trình
- Thiết kế giao diện
Tùy vào mục tiêu của bạn và nhu cầu của người dùng mà bạn có thể lựa định dạng phù hợp nhất. Một điều bạn cần lưu ý là tất cả các sản phẩm thiết kế cần giải quyết vấn đề tốt nhất và nhanh chóng nhất cho người dùng, cho khách hàng.
2. Quy trình thiết kế sản phẩm bao gồm những gì?
Ở nội dung này, mình sẽ bật mí cho bạn 6 bước trong quy trình thiết kế sản phẩm, giúp bạn có được sự hỗ trợ cơ bản nhất khi thực hiện. Và những thông tin dưới đây cũng sẽ là câu trả lời tốt nhất cho những ai đang băn khoăn về quy trình thiết kế sản phẩm như thế nào.
Định hướng tầm nhìn và chiến lược sản phẩm
Việc định hướng tầm nhìn, chiến lược cho sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trước khi tiến hành thiết kế. Bởi vì nếu mục tiêu, tầm nhìn chưa rõ ràng thì không thể nào tạo ra mẫu thiết kế hoàn hảo được.
Tầm nhìn đối với việc phát triển sản phẩm chiếm phần quan trọng. Bởi tầm nhìn sẽ giúp:
- Định hướng, hướng dẫn cho đội ngũ phát triển sản phẩm
- Lên ý tưởng thiết kế sản phẩm mới phù hợp với người dùng cần xác định rõ giá trị mang lại
- Người dùng hiểu về thông điệp mà thương hiệu của bạn truyền tải và những điều mà bạn không xây dựng
- Rõ ràng về mặt giải pháp hướng đến người dùng
Tuy nhiên, bạn xây dựng tốt về tầm nhìn thì chỉ xem là mới đi được ½ giai đoạn. Và ½ còn lại đòi hỏi ở bạn trong việc tạo nên chiến lược thật sự đột phá. Hành trình của sản phẩm như thế nào hầu hết đều phụ thuộc vào chiến lược của bạn.
Từ tầm nhìn, bạn tiến hành lập kế hoạch, hoạch định cụ thể các công việc cần triển khai. Đặc biệt, bạn cần ưu tiên cho các mục tiêu quan trọng để hướng đến sản phẩm thành công, được người dùng đón nhận.
Nghiên cứu giá trị sản phẩm
Để có được một sản phẩm tuyệt vời, điều tiếp theo bạn cần làm là nghiên cứu giá trị cốt lõi của nó. Vậy thì nên nghiên cứu những gì? Nghiên cứu những lợi ích của sản phẩm có thể mang đến cho người dùng. Không những vậy, bạn cũng cần phân tích về mặt giá thành, tính khả thi của sản phẩm bạn đang muốn triển khai so với đối thủ cạnh tranh như thế nào.
Việc nghiên cứu giá trị cốt lõi sẽ giúp bạn trong quá trình thiết kế sản phẩm tiết kiệm tối đa về tiền bạc, thời gian. Bởi thiết kế đã đi đúng với mục tiêu đề ra, không cần phải điều chỉnh quá nhiều.
Xác định đối tượng khách hàng
Từ những dữ liệu nghiên cứu giá trị sản phẩm, bạn bắt đầu tổng hợp lại tất cả thông tin và xác định phân khúc người dùng chính cho sản phẩm của mình. Việc xác định này sẽ hiệu quả khi bạn tạo một personas giả lập. Đây sẽ là một nhân vật đại diện cho nhóm người dùng của bạn. Bạn cần vạch ra rõ ràng về các đặc điểm độ tuổi, thu nhập, nơi ở, cá tính,…
Việc hình thành personas sẽ giúp bạn hiểu được người dùng của mình trong ngữ cảnh cụ thể. Đây cũng là nền tảng cơ bản nhất để bạn dễ dàng lên ý tưởng thiết kế sản phẩm ở giai đoạn sau.
Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân về nhu cầu, mong muốn của người dùng, bạn có thể sử dụng bản đồ đồng cảm. Công cụ này sẽ hỗ trợ bạn có được cái nhìn tổng quát, toàn diện về thế giới người dùng. Từ đó, bạn có thể xây dựng những sản phẩm phù hợp nhất để mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Phác thảo ý tưởng thiết kế sản phẩm
Việc lên ý tưởng sản phẩm đa phần sẽ chiếm thời gian nhiều nhất của bạn. Bởi ý tưởng của bạn không chỉ phù hợp với mục tiêu đề ra mà còn phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ý tưởng cũng là linh hồn cho một ấn phẩm thiết kế độc đáo.
Để có được một ý tưởng tốt nhất, bạn nên phác thảo ý tưởng càng nhiều càng tốt. Sau đó, bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để chọn ra một ý tưởng tuyệt vời nhất.
Vấn đề bạn cần lưu ý là ý tưởng của bạn cần tương thích với hành trình người dùng. Ở đây, bạn có thể sử dụng bản đồ hành trình của người dùng để phác thảo ý tưởng. Và việc tạo cho ý tưởng của mình một câu chuyện đằng sau đấy sẽ là việc làm rất hữu ích.
Một câu chuyện ý nghĩa sẽ thu hút người dùng hơn so với một ấn phẩm đơn thuần. Bên cạnh đó, việc hình thành câu chuyện cũng hỗ trợ nhiều cho việc xây dựng quy trình tạo mẫu nhanh trong giai đoạn thiết kế sản phẩm.
Triển khai thiết kế sản phẩm
Sau khi đã chọn được ý tưởng, tiếp theo là bạn cần tiến hành thiết kế sản phẩm. Lưu ý là trong quá trình thực hiện bạn cần giải quyết được về mặt khái niệm sản phẩm và vấn đề của người dùng.
Tạo mẫu là công việc đầu tiên bạn cần triển khai. Để mang hiệu quả nhất bạn cần xây dựng quy trình tạo mẫu nhanh, cụ thể ở 3 giai đoạn sau:
- Tạo mẫu: tạo một giải pháp mà bạn có thể xem xét để thử nghiệm
- Đánh giá: tiến hành cung cấp nguyên mẫu (mô hình thử nghiệm với quy mô nhỏ để kiểm tra trước khi bắt đầu xây dựng đầy đủ các giải pháp) cho người dùng, cho các bên có liên quan. Sau đó, bạn thu thập các phản hồi để bạn biết được vấn đề nào tốt với họ và vấn đề gì mà họ cho rằng là không tốt.
- Tinh luyện: từ các phản hồi, bạn xác định những chỗ cần điều chỉnh hoặc làm nó trở nên rõ ràng hơn. Và công việc tiếp theo bạn cần triển khai là sàng lọc lại thông tin, bỏ đi những khu vực chưa hoạt động tốt cho lần thiết kế tiếp theo.
Nguyên mẫu thường sẽ có 2 loại chính:
- Nguyên mẫu với độ trung thực cao: mô phỏng tương tác, hoạt động giống như sản phẩm thực
- Nguyên mẫu với độ trung thực thấp: bản phác thảo thô sơ trên giấy
Dựa trên mục tiêu nguyên mẫu cũng như giai đoạn thiết kế mà bạn sẽ chọn kỹ thuật tạo mẫu phù hợp nhất. Việc tạo mẫu sẽ giúp bạn tối đa rất tốt về mặt thời gian và tăng hiệu quả công việc.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả
Sau khi thử nghiệm bản thiết kế, bạn nên kiểm tra và đánh giá hiệu quả của thiết kế đó để tinh chỉnh cho phù hợp. Điều bạn nên lưu ý trong khâu kiểm tra, đánh giá này là quan tâm đến cách người dùng sử dụng sản phẩm. Không những thế, bạn cần thu thập các dữ liệu định tính về mức độ hài lòng của người dùng khi sử dụng sản phẩm của bạn.
Các dữ liệu này sẽ là nguồn thông tin quý giá giúp bạn cải thiện thiết kế sản phẩm của mình nếu có bất kỳ phản hồi tiêu cực nào. Và nếu sản phẩm của bạn mang đến hiệu quả kinh ngạc thì bạn có thể cho sản xuất và thay đổi chiến lược sản phẩm của mình.
3. Những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế sản phẩm
Dưới đây là 3 yếu tố mà mình nghĩ là vô cùng cần thiết khi bắt đầu triển khai công việc thiết kế, cụ thể như sau:
Đặt yếu tố thương hiệu làm trọng tâm
Thương hiệu được xem là yếu tố trọng tâm trong quá trình thiết kế sản phẩm. Bởi một khi khách hàng nhận diện tốt thương hiệu của bạn thì tỷ lệ chuyển đổi mua hàng sẽ cao hơn. Việc lồng ghép thương hiệu được xem là một trong những khía cạnh tạo nên sự thành công thương hiệu cho một doanh nghiệp.
Nên có một câu chuyện cho sản phẩm
Việc tạo ra câu chuyện sẽ thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn. Câu chuyện càng gần gũi với đời sống thì càng được đón nhận. Vì thế, hãy tạo một câu chuyện ý nghĩa nhất cho các ấn phẩm thiết kế của bạn ngay hôm nay nào!
Có tính tương thích
Tính tương thích ở đây là có sự logic giữa sản phẩm và thông điệp mà bạn muốn truyền tải tương thích vời từng giai đoạn trong vòng đời sản phẩm của bạn. Việc này đòi hỏi sự kết hợp làm việc từ nhà thiết kế và chủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tính tương thích còn được nhắc đến trong thiết kế là sự khác biệt. Sự khác biệt trong thiết kế sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người dùng. Và dĩ nhiên, một khi thu hút được họ thì họ có khả năng cao sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Malu vừa chia sẻ xong cho bạn các thông tin về thiết kế sản phẩm. Hy vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình tạo ra thiết kế sản phẩm và hỗ trợ phần nào trong việc định vị sản phẩm cho doanh nghiệp của mình. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ lần sau.