In Flexo cuộn hiện đại với công suất lớn giúp khách hàng rút ngắn thời gian in ấn, in số lượng lớn với giá thành rẻ hơn. Công nghệ in Flexo (in flexo cuộn) cho phép in trên nhiều chất liệu như giấy, nhựa, xi bạc… Vậy in Flexo là gì, cùng Malu Design tìm hiểu thêm trong bài viết này.

In Flexo là gì?

11
In Flexo cuộn truyền mực lên chất liệu in bằng chuyển động kết hợp của các trục quay trong máy in

In Flexo (in flexo cuộn) là phương pháp in trực tiếp, mực in được truyền từ máng mực lên cuộn anilox, đến khuôn in khắc nổi rồi ép trực tiếp lên bề mặt chất liệu in. Khi mực từ trục anilox chuyển lên khuôn in, nó chỉ dính vào những phần hình ảnh cần in được khắc nổi trên khuôn. Do vậy, khi khuôn in ép sang bề mặt chất liệu in, chỉ hình ảnh cần in hiện trên giấy.

Hiểu đơn giản, in Flexo cuộn thực hiện như sau:

  • Mực in dạng lỏng được chuyển lên lô máng mực.
  • Mực in tiếp tục được chuyển sang lô anilox, lấp đầy các ô lõm trên trục này.
  • Mực từ lô anilox được chuyển sang những vị trí khắc nổi trên khuôn in (khuôn in lắp trên ống bản in)
  • Phần dính mực của khuôn in được ép lên giấy, tạo thành bản in hoàn chỉnh nhờ tác động ép của ống ép in.

Máy in Flexo vận hành theo cơ chế các con lăn (trục) cuộn tròn, tốc độ cao nên có thể in với số lượng lớn trong thời gian nhanh chóng. In Flexo được sử dụng để in trên hầu hết mọi loại chất liệu, bao gồm nhựa, màng kim loại, vải và giấy.

Ưu điểm của in tem nhãn Flexo:

  • Độ bám dính mực rất tốt. Mực in khô rất nhanh và không bị lem hay nhòe màu. Quan trọng là bạn có thể in trên mọi chất liệu và vật liệu khác nhau.
  • Công nghệ Flexo còn có hệ thống bế tự động sau khi quá trình in nên vật liệu khi in là các loại decal thì các phần dư thừa của sản phẩm cũng được bóc rời phần đế dán.

Đặc biệt, in Flexo giá rẻ có thể nhận chất liệu in dạng cuộn, các cuộn giấy in chạy dài liên tục khiến tốc độ in Flexo nhanh, in được số lượng lớn với nhiều chất liệu in khác nhau, đáp ứng được tiến độ sản xuất lớn, công suất in nhanh và có thể in ấn trên các vật liệu dạng cuộn dành cho các dòng máy dán tự động. Điều này phù hợp khi áp dụng cho in decal, tem nhãn, giúp xưởng in Flexo có thể nhận các đơn hàng lớn và giao hàng nhanh chóng.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên thì in Flexo cuộn cũng có 1 số nhược điểm:

  • Ban đầu kỹ thuật in này sẽ lâu hơn do mất thời gian tạo bản in. Mặt khác, chi phí của một bản photopolymer thường khá cao.
  • Chỉ thích hợp với in số lượng rất lớn nên với số lượng nhỏ, bạn không nên sử dụng phương pháp in này.

Flexography Printer 201801 006 e1568866184779

 

Nên in Flexo hay in Offset?

Cả Flexo và Offset đều là 2 công nghệ in decal tem nhãn phổ biến có thể ứng dụng trên đa dạng chất liệu từ vải, giấy đến gỗ, kim loại… Tuy nhiên, chúng cũng có những khác biệt rõ rệt mà chúng ta cần nhìn nhận để có được lựa chọn phù hợp cho nhu cầu in ấn bao bì, đóng gói sản phẩm của mình.

In Flexo thích hợp với nhu cầu in tem nhãn dạng cuộn. Còn in Offset thì thông dụng hơn với các loại bao bì giấy, ấn phẩm, sản phẩm dạng tờ như sách, báo, tờ rơi…

In Flexo cuộn sử dụng trục anilox để truyền mực nên tạo nên các sản phẩm đồng đều về màu sắc. Còn với in Offset, hình ảnh in ấn sẽ đẹp, ấn tượng hơn nhưng khó có được sự đồng đều như thế.

Về giá thành, cả in Flexo và Offset sẽ có mức phí rẻ nếu khách hàng đặt in với số lượng lớn với các bản giống nhau. Còn nếu in với số lượng ít và cần thay đổi mẫu mã tem nhãn thường xuyên thì đây không phải là công nghệ in phù hợp, bạn nên chọn in kỹ thuật số sẽ nhanh và tốt hơn.

 

Công nghệ in Flexo có thể in trên chất liệu nào?

2 17.jpg
Dây chuyền in Flexo

Công nghệ in Flexo để in trên tất cả các chất liệu, trong đó, các chất liệu chủ yếu như sau:

  • Decal giấy: Đây là chất liệu gồm 4 lớp, trên cùng là giấy, tiếp đến là lớp keo dính (thường là keo Acrylic), tiếp theo là lớp ngăn dính (không cho lớp keo dính chặt vào lớp đế), cuối cùng là lớp đế (sử dụng giấy Glassine sẽ dễ dàng tách miếng decal khỏi đế hơn). Đây là chất liệu rẻ nhất, dễ in ấn, in được nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, nó dễ thấm nước, dễ bị rách, hỏng, khi bóc ra thường để lại vết keo.
  • In Decal vỡ: Đây là chất liệu decal giấy đặc biệt, nó sẽ bị rách thành nhiều mảnh (bị vỡ) khi bóc khỏi bề mặt đã dán. Decal vỡ thường được ứng dụng làm tem niêm phong, tem bảo hành.
  • Decal xi bạc: Đây là loại decal được phủ thêm lớp xi bạc lên trên giúp bản in bóng đẹp và bền hơn.
  • Decal nhựa: Decal nhựa cũng gồm 4 lớp giống decal giấy, chỉ khác lớp trên cùng là nhựa (PP, PE hoặc PVC), trong đó decal nhựa PP là rẻ nhất. Decal nhựa chống thấm nước, bản in bóng đẹp hơn, khó hỏng hơn decal giấy, tuy nhiên giá thành cao hơn gấp 3 – 5 lần so với decal giấy.
  • Decal trong: Đây cũng là một loại decal nhựa, lớp trên cùng là nhựa trong suốt, có thể nhìn xuyên qua. Nó đẹp và sang trọng hơn decal nhựa thông thường, giá cao hơn một chút.

Nhựa và giấy là 2 chất liệu phổ biến dùng để in decal tem nhãn hiện nay, trong đó in tem nhãn giấy có lợi thể giá rẻ, màu sắc in đẹp nhưng điểm yếu là dễ thấm nước, rách, hỏng. Trường hợp doanh nghiệp của bạn cần loại tem nhãn bền, chống chịu được nhiều môi trường khắc nghiệt: mưa, nắng, lạnh… thì nên in tem nhãn nhựa.

 

Công nghệ in Flexo sử dụng để in tem nhãn nào?

tu in tem nhan co kho khong cach tu thiet ke in an tem nhan
Tem nhãn sản phẩm được in Flexo

Tem nhãn sản phẩm: Tem nhãn sản phẩm ở đây có thể là tem sticker in logo công ty, doanh nghiệp hoặc tem nhãn phụ in các thông tin khái quát nhất về sản phẩm: tên sản phẩm, thành phần, công dụng, định lượng, cách dùng, ngày sản xuất, hạn sử dụng… để người tiêu dùng có thể hiểu, nhận biết thương hiệu, góp phần quảng bá hình ảnh công ty rộng rãi hơn. Loại tem nhãn này phổ biến nhất, gần như bất cứ sản phẩm nào trên thị trường: thực phẩm, mỹ phẩm, gia dụng… hiện nay đều cần in tem nhãn.

in tem niem phong
Mẫu tem niêm phong

Tem niêm phong: Loại tem được dán ở các con ốc linh kiện điện tử (ti vi, máy tính, điện thoại…) hoặc nắp hộp, nắp chai… nhằm ngăn không cho hành động tháo rỡ, bóc trước khi đến tay người sử dụng. Với tem niêm phong, có 2 chất liệu giấy được sử dụng chính khi in Flexo gồm: giấy giòn (giấy bể, giấy vỡ…) và giấy dai. Các loại giấy này đều sẽ bị hỏng khi có dấu hiệu bóc, không thể nào dán lại như ban đầu được nữa.

in tem bao hanh decal vo
Tem bảo hành

Tem bảo hành: Loại tem này được dán trên sản phẩm là một lời cam kết của doanh nghiệp tới người tiêu dùng rằng sản phẩm còn nguyên đai nguyên kiện. Thông qua tem bảo hành cũng để giúp nhận biết và phân biệt hàng giả – hàng thật, góp phần nâng cao uy tín của đơn vị trên thị trường.

d5901401ce7878bcb7a376692bc81087
Tem dán lỗi

Tem dán lỗi: Loại tem này thường có nhiều hình dáng như tròn, vuông, tam giác, mũi tên với nhiều màu sắc khác nhau. Đúng như tên gọi, tem dùng để dán vào các sản phẩm bị lỗi. Mỗi công ty hoặc mỗi lỗi sai sẽ được quy định dán tem với hình dáng, màu sắc đồng nhất để dễ dàng phân loại, sửa chữa.

Screen Shot 2021 10 27 at 19.25.55
Tem giá sản phẩm

Tem giá sản phẩm: Tem giá sản phẩm dùng để ghi giá sản phẩm, thông thường trên tem còn ghi các thông tin khác như: size, kích cỡ, khối lượng, mã vạch…

Giá in decal Flexo Hà Nội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Kích thước tem nhãn: Giá in Flexo đối với các decal, tem nhãn kích thước lớn sẽ có giá thành cao hơn so với các loại tem decal kích cỡ nhỏ. Lý do rất dễ hiểu, tem nhỏ bao giờ cũng đỡ tốn nguyên liệu in, thời gian in so với tem lớn.
  • Chất liệu in tem nhãn: Bảng giá in decal Flexo Hà Nội cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu in tem nhãn. Trong các chất liệu thì in tem giấy chi phí sẽ rẻ nhất, tiếp đến là tem nhựa, các loại tem, decal cao cấp như xi bạc sẽ đắt hơn.
  • Số lượng in tem Flexo cuộn: Muốn in Flexo giá rẻ, nhất định bạn phải nhớ quy tắc càng in nhiều thì càng tiết kiệm chi phí.
  • Gia công decal: Đối với các khách hàng muốn in gia công Flexo, có nghĩa muốn cắt bế tem nhãn, cán màng bóng hoặc mờ, phủ nhũ để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho tem thì đương nhiên chi phí cũng sẽ phải cao hơn.
  • Thời gian giao nhận hàng: Thông thường thời gian giao hàng của các đơn vị thường 3 – 5 ngày, tuy nhiên nếu bạn cần giao gấp trong ngày hoặc sau 1 – 2 ngày thì có thể chi phí in tem nhãn có thể tăng thêm.

 

Khách hàng nên chọn công nghệ in Flexo để in decal, tem nhãn khi:

  • Cần in số lượng lớn: Các máy in Flexo có công suất và tốc độ in nhanh nhất so với các loại máy in khác. Nhờ vậy mà khi cần in Decal, tem nhãn số lượng lớn, khách hàng nên chọn công nghệ in Flexo.
  • Sử dụng máy dán tem nhãn tự động: Máy in Flexo có bộ phận cuộn bản in tem nhãn sau khi in. Đối với các công ty lớn, số lượng hàng hóa nhiều, việc dán tem nhãn bằng tay tốn thời gian, công sức và tỷ lệ dán lỗi, chệch, bỏ sót tương đối cao. Do vậy việc sử dụng tem nhãn dạng cuộn (được in bởi công nghệ Flexo) sẽ tương thích với các máy dán tem nhãn tự động, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thuê nhân công, tối ưu lợi nhuận.
  • Cần in nhiều khổ in khác nhau: Máy in Flexo chấp nhận nhiều khổ giấy in khác nhau. Do vậy, nó đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng. Không giống in Offset chỉ chấp nhận 1 kích thước khổ in duy nhất.
  • Cần gia công sau in: Máy in Flexo bao gồm hệ thống cắt bế tem nhãn, loại bỏ phần thừa quanh tem nhãn, cán màng. Do đó, nó có thể gia công bản in nhanh chóng mà không phải chuyển sang các máy đơn khác, giúp tiết kiệm thời gian.

 

Quy trình in Flexo như thế nào?

Trước khi in

Bản in Flexo trước khi hoàn thiện cần phải trải qua các công đoạn:

  • Chế bản, xử lý file in: là quy trình thiết kế file in trên các phần mềm để cho ra bản outfilm cuối cùng dưới định dạng pdf.
  • Chế tạo khuôn in (Output film): Là công đoạn các dữ liệu số từ máy tính chuyển thành dữ liệu tương tự (analog) trên film thông qua các máy film. Bản phim thường có 4 tấm film đại diện cho 4 màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow) và K (Key – Black). Các bản film này có màu đen trắng.
  • Phơi khuôn in: Sau khi ra phim, các bản phim này sẽ được đưa vào máy kẽm để phơi kẽm. Lúc này các phần tử cần in sẽ bị ăn mòn dưới tác động quang hoá. Phần không in sẽ được giữ lại do ánh sáng không xuyên qua được film.
  • Gắn trục: Gắn khuôn in lên trục quay của máy in.

Trong quá trình in Flexo cuộn

Máy in Flexo hoạt động theo dạng cuộn tròn, chất liệu in lần lượt đi qua các trạm màu nhờ chuyển động của các lô chuyển (con lăn). Mỗi trạm màu là một màu riêng biệt và được gắn một khuôn in riêng. Khi đi qua một trạm màu, hình ảnh cần in sẽ hiện trên bề mặt bản in với màu tương ứng. Như vậy, in Flexo có thể in nhiều màu một lúc và không giới hạn số lượng. Thực tế máy in Flexo có từ 2 đến 8 màu, nhiều trạm màu, hệ thống máy in sẽ quá dài, cồng kềnh.
day chuyen may in
Tại mỗi trạm màu quy trình in diễn ra như sau:

  • Màu in được chuyển từ máng mực hay hộp mực lên lô máng mực bằng chuyển động xoay của con lăn (trục quay).
  • Sau đó, màu in từ lô máng mực được chuyển sang lô anilox. Tại bề mặt này có các ô nhỏ li ti để chứa mực. Mực in sẽ được cấp đầy vào các ô này và phần thừa được gạt bớt bởi dao gạt mực.
  • Tiếp theo, màu trên lô anilox được ép sang những vị trí khắc nổi của khuôn in.
  • Cuối cùng, phần khuôn in dính mực được ép lên bề mặt chất liệu in tạo thành bàn in hoàn chỉnh nhờ lực ép của các ống ép in.

Sau khi in flexo

Máy in Flexo cuộn có thể lắp sẵn các bộ phận cắt, bế, cán màng,… bản in trên máy hoặc người dùng có thể lắp thêm các bộ phận đó để thực hiện gia công và hoàn thiện bản in sau khi in.

Nhờ đó, sau khi in xong, bản in được đưa vào máy rạch để cắt các cuộn lớn của vật liệu in theo chiều rộng quy định của chúng. Khâu này được sử dụng trong in tem nhãn, decal. Sau khi in, cuộn lớn được đưa vào máy cắt để tách rời thành các miếng tem nhãn nhỏ.

Mặt khác, bản in cũng có thể được chuyển lên máy bế hoặc các thiết bị chuyển đổi khác để biến đổi các cuộn vật liệu được in thành thùng giấy gấp, hộp gấp nếp, túi có thể bịt kín và các hình thức đóng gói khác.

Ngoài ra, để giữ độ bền mực in hoặc giữ bản in bền lâu. sau in người dùng có thể yêu cầu xưởng in cán màng (thêm lớp màng nilon mỏng) lên trên bề mặt bản in. Tuy nhiên, cách này sẽ tăng thêm chi phí in ấn nên cần cân nhắc kỹ, thật sự cần thiết mới sử dụng.

Ngoài công nghệ in Flexo, bạn cũng có thể tham khảo thêm các công nghệ in và dịch vụ in khác: