Các bản in Offset cho màu sắc trung thực, tươi sáng và rõ nét là nhờ chất lượng hệ mực in được sử dụng. Hệ mực in Offset cơ bản nhất là CMYK cho tất cả các loại máy in và chất liệu in khác nhau.
Hệ mực sử dụng trong in Offset
In Offset sử dụng màu xử lý hoặc bốn màu được gọi là CMYK.
- C là viết tắt của Cyan (một màu trong phổ màu xanh lam / xanh lục),
- M là viết tắt của Magenta (một màu ở giữa phổ màu đỏ / xanh dương),
- Y là viết tắt của màu vàng Yellow
- K là viết tắt của Key (tấm phim màu đen).
Từ 4 màu cơ bản này, người thợ in sử dụng các kỹ thuật pha trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định để tạo ra màu sắc mong muốn, đúng với màu bản gốc nhất.
Hệ 4 màu này cho màu sắc đậm, tươi sáng, rõ nét, phù hợp với các bản in cần các tiêu chuẩn này. Tuy nhiên màu sắc của nó không được trung thực như hệ màu Pantone sử dụng trong in kỹ thuật số.
Do đó, khi các bản in cần độ trưng thức cao thì nên sử dụng in kỹ thuật số. Còn đối với in quảng cáo, in tờ rơi, bìa sách cần màu sắc tươi sáng, sắc nét, sống động nên in Offset với hệ màu CMYK là lựa chọn phù hợp nhất.
Mực in hệ màu CMYK rất phù hợp để in decal tem nhãn sản phẩm bởi mực cho màu sống động, rực rỡ, làm nổi bật hình ảnh, chữ viết, logo, góp phần nhận diện thương hiệu tốt hơn nhiều. Mực được ứng dụng để:
- In decal giấy
- In decal nhựa
Loại mực in được sử dụng trong in Offset
In Offset sử dụng các loại mực in gốc dầu do công nghệ in Offset phát triển từ kỹ thuật in thạch bản vốn áp dụng lực đẩy của dầu và nước. Trong khi in Offset, nước sẽ được bôi lên toàn bộ bề mặt khuôn in. Tại khuôn in, nước bị hấp thụ tại những vị trí không có hình ảnh cần in, Sau đó, mực in gốc dầu được cung cấp, nó sẽ bám vào phần hình ảnh cần in và bị đẩy ra khỏi những vị trí không có hình ảnh cần in do nước không hấp thụ dầu. Ngoài ra, máy in Offset có thể sử dụng các loại mực UV khi cần sấy UV để rút ngắn thời gian khô mực.
Các loại mực in Offset có thành phần cơ bản gồm có: Pích măng (pích măng màu và pích măng độn), chất tạo màng – chất liên kết và chất phụ gia (chất làm khô, chất điều chỉnh độ dính, chất điều chỉnh độ bóng, chất chống dính bẩn).
Tham khảo ngay dịch vụ in sử dụng công nghệ Offset tại Malu để hiểu rõ hơn.
Về Pích măng
Khi mực in chịu tác động của các yếu tố vật lý và hóa học, chất màu bị biến đổi, vì vậy tính chất màu mực được xác định theo độ bền của màng mực in.
Pích măng gồm 2 loại: Pích măng màu và pích măng độn. Tất cả các loại Pích măng dùng để sản xuất mực in không được tan trong chất liên kết hay dung môi.
Pích măng màu:
Pích măng màu là chất thêm vào mực in Offset để điều chỉnh tông màu. Chất lượng và lượng sử dụng pích măng quyết định tông màu hay sắc thái màu, độ sáng màu và độ bão hòa hay độ no màu, độ tinh khiết của màu mực in.
Cách điều chế pích măng màu (phương pháp lắc pích măng): Thuốc nhuộm không dùng để sản xuất mực in vì phần lớn chúng đều tan trong nước. Muốn sử dụng chúng để sản xuất mực in phải chuyển thuốc nhuộm thành dạng không tan trong nước bằng những phương pháp hóa học (Sự pích măng hóa thuốc nhuộm) như sau:
- Thuốc nhuộm cùng với những chất mang hay chất nền (Substrate) là những muối bari, muối canxi dễ tan trong nước, chúng phản ứng với nhau tạo thành kết tủa. Quá trình kết tủa – sự lắc hóa hay pích măng hóa thuốc nhuộm tạo thành pích măng màu.
- Pích măng màu kết tủa được lọc, sấy khô và nghiền mịn. Lắc pích măng được điều chế bằng cách kết tủa anion hay cation những thuốc nhuộm tổng hợp hữu cơ với các muối kim loại dễ tạo thành chất kết tủa. Ví dụ: Bari Clorua (BaCl2),Canxi Clorua(CaCl2)… Tùy theo cấu trúc và ái lực của thuốc nhuộm hữu cơ, lắc pích măng màu được phân thành nhiều nhóm khác nhau như pích măng azo, pích măng Phtaloxyanin.
Lắc pích măng màu hiện dùng phổ biến để sản xuất mực in Offset vì chúng có ưu điểm nổi bật như bền với kiềm, axit và một số không tan trong dung môi hữu cơ.
Khi lựa chọn mực in cần chú ý đến những tính chất quan trọng của pích măng màu sau:
- Sắc thái màu hay tông màu
- Cường độ màu hay độ đậm
- Hiệu suất sử dụng cao
- Khả năng thấu minh / Khả năng phủ
- Khả năng thấm ướt với những phân tử chất liên kết: Dầu – nhựa
- Kích thước hạt hay độ mịn
- Độ bền ánh sáng
- Độ bền với nước, axit, cồn, kiềm, nhiệt độ v.v…
Pích măng độn (Màu trắng):
Tác dụng của pích măng độn trong mực in Offset:
- Tăng độ sáng của tông màu
- Điều chỉnh độ nhớt
- Hạn chế sự bám bụi trong quá trình in
- Giảm giá thành sản phẩm.
Về chất tạo màng: (Chất liên kết ,véc ni, dầu nhựa)
Chất tạo màng trong mực in thường gọi là chất liên kết. Đối với mực in Offset đòi hỏi chất liên kết thấm ướt tốt và kỵ nước. Thành phần chính của chất liên kết là hỗn hợp dầu và nhựa. Chất tạo màng gồm có:
Nhựa: Những loại nhựa thiên nhiên đã được biến tính, ví dụ: Nhựa thông; nhựa tổng hợp,… Nhựa ankit đều được sử dụng làm mực in, chúng có khả năng hòa tan trong dầu lanh và dầu khoáng. Nhựa ankit được biến tính với dầu lanh tạo thành những ete tan trong dầu, khí hấp thụ oxy hình thành phản ứng tạo lưới, màng mực khô.
Nhựa alkyd biến tính được sử dụng ngày càng nhiều để sản xuất những loại mực Offset bóng, khô nhanh, vì chúng có những ưu điểm nổi trội như sau:
- Độ bền màng mực in chống xây xước cao
- Tạo thành màng mực bóng
- Phù hợp với tính bền ma sát của mực in Offset
- Thời gian khô nhanh nếu sử dụng chất liên kết: nhựa alkyd – dầu lanh.
- Chất pha loãng – Dung môi dầu có nhiệt độ sôi cao
Dầu: Đối với mực in Offset tờ rời, thành phần dầu trong chất liên kết chủ yếu là dầu lanh. Đối với mực in Offset giấy cuộn thành phần dầu trong chất liên kết chủ yếu là dầu khoáng. Thành phần chất liên kết có trong mực in Offset tờ rời chiếm khoảng 55 đến 75%.
- Dầu lanh: Thuộc Loại dầu khô thực vật. Axit béo không no có trong dầu lanh là axit panmitic và axit stearic chiếm từ 4,5 đến 6%. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của dầu lanh trong mực Offset tờ rời phụ thuộc vào vị trí nối đôi và số nguyên tử cacbon trong phân tử axit linoleic, axit linoleic và axit folic. Những axit béo không no này sau khi in dễ dàng kết hợp với oxy không khí theo phản ứng trùng hợp oxy hóa, tạo cho màng mực khô.
- Dầu khoáng (dầu mực in): Dầu khoáng dùng trong mực in Offset giấy cuộn là những hyđrô các bon dạng mạch thẳng (parafin và olefin) in và dạng mạch vòng (naphten hay aromatic). Trong mực in Offset, đặc biệt là mực in Offset giấy cuộn dùng để in sách, dầu khoáng nap then thường được được sử dụng nhiều hơn.
- Dầu khoáng dùng để sản xuất mực in dạng khô nhiệt được sản xuất riêng, được tinh chế hầu như không có màu, không có mùi, nhiệt độ sôi từ 240 độ C đế 270 độ C. Đối với mực in Offset khô lạnh giấy cuộn và mực in báo dầu khoáng có nhiệt độ sôi từ 300oC đến 350oC.
- Dầu khoáng dùng cho mực in Offset tờ rời có nhiệt độ sôi từ 300 độ C đến 350 độ C.
Tính chất và công dụng của chất liên kết có thể tóm tắt như sau:
- Tạo thành lớp bảo vệ, bao quanh hạt pích măng , tránh được sự cọ sát cơ học khi sử dụng sản phẩm in.
- Khi chất liên kết khô hoàn toàn, hạt pích măng bám chắc trên bề mặt vật liệu in.
- Hạt pích măng phân tán cực mịn trong chất tạo màng.
Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài Thành phần trong mực in Offset.
Về chất phụ gia
Những chất phụ gia đưa thêm vào mực in thường gồm có:
- Chất làm khô: Mục đích để xúc tiến sự khô oxy hóa.
- Dầu pha mực: Điều chỉnh độ nhớt, độ dính, trạng thái lưu biến của mực in
- Chất chống dính: Tạo sự se mặt màng mực in nhanh và chống dính bẩn mặt sau của tờ in.
- Chất tăng độ bóng: Dùng vecni bóng, tăng độ bóng của màng mực in.
Ngoài các loại mực in gốc dầu thông thường, một số trường hợp in Offset sử dụng sấy tia UV thì loại mực dầu đặc biệt cần có tính chất khô nhanh dưới tia UV. In Offset UV đáp ứng nhu cầu in nhanh và bản in đồ bền cao của khách hàng. Tuy nhiên, giá thành loại mực này sẽ cao hơn và giá in cũng tăng theo. Do đó, chỉ khi thực sự cần thiết và in số lượng vừa phải mới nên sử dụng cách này.
Những thông tin khác về in Offset mà bạn có thể quan tâm