In offset là kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay với rất nhiều ứng dụng. Dù có nhu cầu in ấn bất cứ ấn phẩm nào dù là ấn phẩn văn phòng, bao bì hay truyền thông quảng cáo thì đều có thể sử dụng kỹ thuật in offset. Để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật in này cũng như ứng dụng trong thực tế, hãy đọc những thông tin cơ bản về in offset dưới đây.
Khái niệm in offset là gì?
In offset là kỹ thuật in sử dụng các tấm cao su (hay còn gọi là tấm offset) đã được lăn qua mực để in lên giấy. Các lớp mực sẽ chồng từng lớp để tạo thành màu mực hoàn chỉnh.
Kỹ thuật in offset
Hiện nay, in offset đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong ngành in ấn kinh doanh thương mại để tạo ra các sản phẩm có màu sắc, mẫu mã bắt mắt, thu hút. Với phương pháp in này, các sản phẩm luôn đạt chất lượng cao nhất với màu in chuẩn, sắc nét, hạn chế tối đa những lỗi in mờ, mực in bị lốm đốm, in nhòe hay in không chuẩn màu sắc thiết kế…
Những yếu tố ảnh hưởng đến in offset:
-
Độ dày lớp mực trên giấy
-
Độ lớn điểm tram
-
Độ chồng mực (gắn chặt với thứ tự in chồng màu)
Khi in offset cần đặc biệt quan tâm tới thứ tự chồng màu để có một bản in đúng mẫu. Thông thường, sẽ có sự khác biệt khi in màu lên giấy trắng hoặc in lên giấy đã được in màu.
Nguyên lý in offset
In offset chính là một quá trình in gián tiếp. Bởi trong quá trình in ấn, sẽ có một hình trụ đặt giữa tấm in và giấy, trên hình trụ này được phủ một tấm cao su. Đây là lý do giải thích cho việc chất lượng bản in của phương pháp in offset được đồng đều, các lần in tiếp theo chất lượng vẫn đảm bảo như lần đầu. Các quy trình in này phần lớn được triển khai tự động hóa, vượt trội hơn hẳn so với quy trình in thạch bản.
Nguyên lý của in offset chính là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hóa để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì sẽ bắt nước. In offset dùng hình ảnh thuận nghĩ là hình ảnh trên khuôn in sẽ là hình ảnh cùng chiều với tờ in.
Quy trình in Offset diễn ra như thế nào?
Như đã đề cập, in Offset là một quá trình in gián tiếp. Điều này có nghĩa là trong quá trình in, một hình trụ được phủ một tấm cao su đặt giữa tấm in và giấy. Lúc này mực in được chuyển gián tiếp trên tờ in. Điều này đảm bảo một bản in đồng đều, chất lượng in tương tự có thể được tạo ra trong các lần in tiếp theo. Không giống như quy trình in thạch bản, trong in Offset, các quy trình phần lớn được tự động hóa.
Bước 1: Thiết kế bản in đồ họa
Để có được bản in Offset chất lượng, không bị lỗi hỏng đầu tiên phải tạo ra chế bản in trên chuẩn trên máy tính hay có thể hiểu là thiết kế bản in chuẩn file. Bản in cần đảm bảo hài hòa về bố cục, màu sắc, kích thước…
Bước 2: Output film (xuất film)
Sau khi thiết kế bản in đồ họa hoàn thành, bước tiếp theo là tiến hành xuất bản để outfilm. Đối với các bản in có hình ảnh, film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black).
Để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về 4 lớp màu trong quy trình Offset: Hệ màu được sử dụng trong in Offset là CMYK, và tất cả các màu sắc cần để in được ra thành sản phẩm đều có thể được pha từ 4 màu này. Lấy ví dụ:
- >Màu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai màu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng)
- Màu đỏ là sự kết hợp từ màu Y (Yellow/vàng) và màu M (Magenta/hồng)
- Và rất nhiều màu sắc khác có thể được tạo ra bởi sự kết hợp của 2, 3 hoặc 4 màu sắc trong hệ màu CMYK.
Bước 3: Phơi bản kẽm
Sau khi có 4 tấm phim, đem phơi từng tấm một lên bản kẽm. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm.
Bước 4: In Offset
Trong quá trình in Offset, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một, sự bố trí thứ tự trước sau của từng loại màu in sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh nghiệm của kỹ thuật viên.
Trước tiên, kỹ thuật viên in ấn sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in Offset. Ở phần vào mực của máy, kỹ thuật viên cũng sẽ cho loại mực tương ứng. Ví dụ bản kẽm màu C (Cyan), kỹ thuật viên cũng cho mực C và tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.
Quy tắc về thứ tự chồng màu trong in Offset:
- In 4 màu: ướt chồng ướt đen -> xanh -> đỏ magenta -> vàng
- In 2 màu: ướt chồng ướt và ướt chồng khô Xanh cyan – Đỏ magenta -> đen -> vàng
- In 1 màu: ướt chồng khô Xanh cyan -> Đỏ magenta -> vàng ->đen
Sau khi chạy xong hết số lượng định in, kỹ thuật viên sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, cho giấy đã in màu mới in vào và lại tiếp tục quy trình cũ. Quá trình tiến hành tuần tự cho đến khi hết cả 4 màu, 4 màu đó được in chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.
Lưu ý: Một điều cần lưu ý ở bước này là trong quá trình in, cần có sự thử nghiệm trước. Ban đầu sẽ chỉ thử in mỗi màu khoảng 50 bản in để xem màu sắc được in ra có ổn định hay không? Tổng cộng là phải in thử khoảng 200 bản.
Vì vậy khi in ấn, người ta thường tính dư giấy cho bước này (hay còn gọi là bù hao giấy). Sau khi cảm thấy màu sắc in ra đã đẹp và ổn định thì bạn có thể bắt tay vào quy trình in Offset sao cho đủ số lượng cần thiết.
Bước 5: Gia công sau in
Sau khi in Offset, bước cuối cùng để hoàn thiện bản in đó là gia công sau in: cán mờ và cán bóng. Trong đó, cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm. Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên. Việc cán mờ và cán bóng sẽ giúp sản phẩm in xong được đẹp và bền hơn. Tiếp đến là công đoạn xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm về với kích thước mong muốn.
Để đảm bảo quá trình in Offset không xảy ra lỗi và phải tiến hành in lại, kỹ thuật viên in ấn phải thực sự tỉ mỉ trong các bước, để tạo nên bản in chất lượng.
Những điều cần chuẩn bị trước khi In Offset
Thiết kế bản in
Bước đầu tiên trong quy trình in offset là thiết kế chế bản sản phẩm cần in trên máy vi tính. Bước này khá quan trọng, bạn cần phải thiết kế một cách cẩn thận và đầy đủ những thông tin cần đưa vào sản phẩm. Bạn muốn sản phẩm được in ra như thế nào thì bản thiết kế trên máy tính phải như thế ấy. Hãy nhớ căn chỉnh sao cho đẹp mắt để có được một bản in offset giá rẻ hoàn chỉnh nhé.
Yêu cầu đối với thiết kế bản in:
- Kích thước lớn
- Bản in sắc nét
- Lưu dưới định dạng phù hợp trong in ấn:
- .AI: Bản vẽ hoặc file đồ họa vector Adobe Illustrator\
- .EPS: File hình ảnh được tạo ra bằng cách sử dụng Adobe Illustrator, được thiết kế để in độ phân giải cao. Tiêu chuẩn tập tin để nhập và xuất cho các phầm mềm đồ họa khác.
- .CDR: Corel Draw Vector
- .Tiff: Định dạng đồ họa bitmap ưa thích để in ấn có độ phân giải cao
- .Jpg / .Jpeg: Tiêu chuẩn định dạng nén hình ảnh nhiếp ảnh
- .Psd: Bitmap tập tin được tạo ra bằng cách sử dụng Adobe Photoshop
- .Indd: Phần mềm InDesign từ Adobe
- .PDF: Tạo từ phần mềm Adobe Acrobat
Xác định kích thước, chất liệu và số lượng in
Đây là những điều cơ bản bạn cần xác định trước khi in ấn. Bởi vì những yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành khi in ấn.
Về kích thước:
- Kích thước tem bảo hành hình chữ nhật là 1x 1.5, 1x 2, 1x 2,5, 1x 3, 1,5 x , 2×4 cm. Thông thường, tem nhãn hình chữ nhật sẽ được dán lên các bề mặt phẳng, không có nhiều góc cạnh. Để tránh tình trạng tem bảo hành bị vỡ khi dán.
- Kích thước đường kính của tem bảo hành hình tròn là 0,8; 1; 1,5; 2; 2,2cm. Được sử dụng để dán lên những vị trí nhỏ có hình dạng tròn, tạo nên sự đồng nhất, bắt mắt về hình dáng.
- Kích thước dạng tem bảo hành hình elip là 0,8 x 1,3; 1 x 1,5; 1 x 2 và 1,2 x 1,8 cm. Và được dán trên những hình dạng cong tròn.
- Kích thước decal thông thường được thiết kế với tiêu chuẩn là 2cm x 3cm, 3cm x 4,5cm, 4cm x 6cm, 5cm x 8cm,…
- Và với kích thước sticker tròn thông dụng là 1x1cm, 1.5×1.5cm, 2x2cm, 2.5×2.5cm, 3x3cm, 3.5×3.5cm,4x4cm, 4.5×4.5cm, 5x5cm, 5.5×5.5cm…
Về chất liệu: Những chất liệu mà bạn có thể lựa chọn là
- In tem giấy: có thể lựa chọn cán màng bóng để nâng cao chất lượng bản in
- In tem nhựa: bạn có thể lựa chọn in tem nhựa sữa hoặc tem nhựa trong
- In tem xi bạc
- In tem 7 màu
- In tem vỡ
Về số lượng in: Về cơ bản số lượng in càng lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm chi tiết càng nhiều. Lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu thông qua bảng giá trên: Nếu bạn in 200 tem giá decal giấy hình chữ nhật kích thước 2x3cm, mỗi tem = 600 đồng, khi bạn tăng số lượng in lên 1000 tem, mỗi tem lúc này giá =190 đồng (rẻ hơn 3 lần so với giá in 200 tem); đặc biệt khi in 5000 tem, mỗi tem lúc này giá chỉ còn = 80 đồng (rẻ hơn gần 8 lần so với giá in 200 tem).
Ưu nhược điểm của in offset
Ưu điểm:
- Chất lượng thành phẩm sau khi in cao
- Thời gian hoàn thành các bản in nhanh nên có thể in được với số lượng lớn
- Tiết kiệm chi phí rất nhiều nếu như in với số lượng lớn, phù hợp với in ấn thương mại
Nhược điểm:
- Thời gian chuẩn bị trước khi in khá lâu
- Bản thiết kế phải được kiểm tra rất kỹ trước khi in, bởi khi in xong nếu phát hiện ra sai sót sẽ phải hủy với số lượng lớn gây lãng phí
- Nếu in với số lượng nhỏ sẽ rất đắt bởi tốn công sức và chi phí chuẩn bị khuôn mẫu.
Ứng dụng của in offset
Kỹ thuật in offset có thể được ứng dụng in trên rất nhiều chất liệu giấy khác nhau như giấy couche, giấy ivory, giấy kraft thậm chí cả giấy mỹ thuật, giấy nhựa,…
Ngoài ra, công nghệ in offset thường được sử dụng để in ấn các ấn phẩm như:
- Ấn phẩm văn phòng: name card, phong bì thư, tiêu đề thư, kẹp file
- Ấn phẩm bao bì: decal, túi giấy, in hộp giấy…
- Ấn phẩm truyền thông, sự kiện: tờ rơi, tờ gấp, in catalogue, thư mời
- Ấn phẩm tết: lịch, lì xì, thiệp chúc mừng
Đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất để trả lời cho câu hỏi công nghệ in offset là gì và ứng dụng trong in ấn thương mại.
Đừng quên khi có nhu cầu thiết kế và in ấn hãy liên hệ ngay với Malu Design với đội ngũ nhân viên thiết kế sáng tạo, kho đồ họa phong phú đa dạng chúng tôi luôn sẵn sáng phục vụ khách hàng trên cả nước.