In offset là bản in được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng –> mềm –> cứng). Vậy mực in offset có những thành phần liên kết nào?

Mực in offset là gì?

muc in offset bao bi giay
mực in offset bao bì giấy
Mực in offset

Mực in offset là một thể bao gồm các hạt pigment được trộn đều trong chất dẫn hay chất liên kết. Hạt pigment dùng để tạo màu và quyết định lớp mực in offset trở nên trong suốt hay đục. Trong lớp mực in offset thì chất dẫn phải được thay đổi, trở thành một dạng đặc với độ nhớt là 40-100 Pa.s, độ ẩm cao, bền với nước để có thể dính các hạt pigment lên trên bề mặt vật liệu in.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem thêm thông tin trong bài Mực in Offset là gì.

Các chất liên kết chủ yếu trong mực in offset

Hai thành phần chính về chất liên kết trong mực in Offset là: Dầu và nhựa. Trong đó, nếu in tờ rơi, in hộp giấy, túi giấy thì thành phần dầu lanh có trong chất liên kết sẽ nhiều, còn nếu in offset giấy cuộn thì thành phần chủ yếu là dầu khoáng, in tờ rơi thì thành phần chất liên kết chiếm khoảng 55-75%.

Dầu

Loại dầu được sử dụng trong mực in offset chủ yếu thường là dầu lanh và dầu khoáng.

  • Dầu lanh là loại dầu khô thực vật chứa 4,5-6% axit béo không no (axit panmitic và axit stearic). Trong quá trình in ấn, các axit béo không no này sẽ kết hợp với oxy không khí => tạo ra phản ứng oxi hoá khiến cho màng mực khô.
  • Dầu khoáng: Chất này thường sử dụng trong mực in offset giấy cuộn với mục đích là in sách.

Bên cạnh đó, dầu khoáng cũng có thể dùng để sản xuất mực in dạng khô nhiệt, chúng sẽ không màu, không mùi, và sôi ở nhiệt độ 240 độ – 270 độ. Nếu in báo thì dầu khoáng sẽ sôi ở nhiệt độ 300-350 độ C.

8 yeu to anh huong den su truyen muc trong in an 1
Dầu là chất liên kết trong mực in offset

Nhựa

Thành phần thứ 2 trong chất liên kết chính của mực in offset là nhựa. Nhựa có thể được chế biến từ nhựa thông hay nhựa tổng hợp, nhựa ankit. Chúng đều có chung tính chất là dễ hoà tan trong dầu lanh và dầu khoáng, thuận lợi cho việc in ấn và tính chất hoá học của nhựa sau khi phản ứng với dầu lanh sẽ tạo thành màng mực khô.

Ngày nay, người ta chủ yếu sử dụng nhựa ankit để chế biến thành thành phần nhựa tinh chế trong mực in. Kết hợp nhựa ankit với dầu lanh sẽ sản xuất thành loại mực offset bóng, khô nhanh, làm tăng độ bền màng mực in, thời gian khô nhanh.

Tác dụng của dầu và nhựa đối với mực in là tạo thành lớp bảo vệ khi sử dụng sản phẩm in, giúp phích măng trong mực bám chắc lên bề mặt in của sản phẩm.

Tìm hiểu về In Offset Tại đây.

Một số thành phần khác của mực in offset.

Thành phần cơ bản của mực in offset bao gồm phích măng, chất liên kết và chất phụ gia. Như vậy, ngoài chất liên kết được tạo thành từ dầu và nhựa thì mực in offset còn có 2 thành phần khác đó là phích măng và các chất phụ gia.

Phích măng

Chất lượng và lượng sử dụng phích măng được xác định theo độ bền của màng mực in. Phích măng trong mực in offset bao gồm 2 loại:

  • Phích măng màu: là loại phích măng có tính chất bền với kiềm, axit và một số loại không tan trong dung môi hữu cơ. Đây cũng là loại được dùng phổ biến nhất trong kỹ thuật in offset.
  • Phích măng độn: Ưu điểm của phích măng độn trong mực in offset là làm tăng độ sáng của tông màu, điều chỉnh độ nhớt và làm hạn chế bám bụi trong quá trình in. Phích măng độn có giá thành rẻ nên tiết kiệm được chi phí in ấn, cho ra các sản phẩm tương đối rẻ.

Chất phụ gia

unnamed
Các chất phụ gia trong mực in

Những chất phụ gia có trong mực in offset bao gồm:

  • Chất làm khô: giúp thúc đẩy quá trình khô của mực in offset.
  • Dầu pha mực: điều chỉnh độ nhớt, độ dính của mực in.
  • Chất chống dính: giúp chống dính bẩn ở mặt phía sau của bản in.
  • Chất tăng độ bóng: Thường là vecni, nhằm tăng độ bóng của màng mực in offset.

Nhờ có các chất liên kết mà mực in offset có khả năng bám chắc hơn lên bề mặt sản phẩm in và giúp cho sản phẩm bền màu hơn theo thời gian. Có thể nói, nếu thiếu các chất liên kết thì mực in offset sẽ không thể đem lại hiệu quả tối đa khi sử dụng, thậm chí là không thể in ra sản phẩm có độ sắc nét, lên màu đẹp như ưu điểm vốn có của kỹ thuật in này.

Mời bạn tìm hiểu thêm: