Mực dạng đặc là một chất giống như sáp được bán theo kiểu từng blốc nhỏ cho từng màu sơ chế để tạo hình ảnh trên giấy. Loại mực này tương đối an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Mực in dạng đặc là gì?
Mực in dạng đặc là loại mực in giống như sáp, được bán theo từng lốc nhỏ cho từng màu sơ chế để tạo hình ảnh trên giấy (màu lục lam, đỏ tươi, vàng và đen, hay CMYK – cyan, magenta, yellow, black).
Loại mực này thường được làm bằng dầu thực vật và các vật liệu giống với sáp. Bên trong máy in, mực được làm chảy và được phun lên một ống lăn mực có tra dầu bằng công nghệ tương tự trong các máy in offset. Vì vậy, thời gian in khá lâu nên không thích hợp sử dụng in decal tem nhãn với số lượng lớn. Thay vào đó, in decal tem nhãn Offset phù hợp hơn.
Lịch sử phát triển mực in dạng đặc
Mực dạng đặc trước đây được phát triển bởi Tektronix, một công ty mà sau này Xerox đã mua lại, và Xerox ngày nay sản xuất máy in theo công nghệ này.
Vào những năm 1990, một loạt máy in mực rắn có khả năng in tới cỡ Tabloid Extra đã được giới thiệu, bao gồm cả Tektronix Phaser III, Tektronix Phaser 300, và đỉnh cao là Tektronix Phaser 380 vào năm 1997. Một máy in mực khổ lớn định dạng , Phaser 600, được giới thiệu vào năm 1996. Phaser 600 có khả năng sử dụng giấy cuộn hoặc nạp giấy rộng đến 48 inch.
Một số loại máy in mực rắn sử dụng những quả cầu nhỏ bằng mực đặc, được lưu trữ trong phễu trước khi được chuyển đến đầu in. Sau khi mực rắn được nạp vào thiết bị in, nó được nấu chảy và sử dụng để tạo ra hình ảnh trên giấy trong một quy trình tương tự như in offset.
Xerox tuyên bố rằng in mực rắn tạo ra màu sắc rực rỡ hơn các phương pháp khác, dễ sử dụng hơn, có thể in trên nhiều phương tiện và thân thiện với môi trường hơn do sản lượng chất thải giảm. Vào giữa những năm 1990, chủ tịch của Tektronix thực sự đã ăn một phần của một loại mực rắn, để chứng tỏ rằng chúng an toàn để xử lý.
Ưu và nhược điểm của mực in dạng đặc
Ưu điểm của mực in dạng đặc là tốc độ in nhanh, thân thiện với môi trường (tạo ra chất thải ít hơn 90% so với in laser), ít độc và an toàn sử dụng ở mức cho phép.
Ngoài ra, nó còn có các ưu điểm khác như sau:
- Vì được làm từ các bazơ tự nhiên nên không ảnh hưởng đến môi trường và không gây hại cho sức khỏe. Do đó, mực dạng đặc không cần đóng gói trong hộp mực nhựa đặc trưng, tiết kiệm một khoản chi phí nhỏ.
- Quy trình in sử dụng mực dạng đặc giống với cơ chế in offset nên luôn cho hình ảnh sống động trên hầu hết mọi loại giấy, kể cả giấy tái chế.
- Các bản in bằng mực dạng đặc cho màu mực đồng nhất, không bị loang màu, chỗ đậm chỗ nhạt.
- Mực in dạng đặc có đa dạng màu sắc, nhiều hơn so với mực dạng lỏng dùng cho máy in laser hay máy in phun.
- Mực in dạng đặc phù hợp với cả mặt giấy hoặc các chất liệu in khác có bề mặt không bằng phẳng.
- Mực in dạng đặc cho màu sắc bản in rực rỡ, sống động nên thích hợp cho việc in đồ họa màu có độ phân giải cao và thường dùng trong môi trường văn phòng hơn do chi phí bảo trì thấp.
Tuy nhiên, chi phí sử dụng mực in dạng đặc cao hơn so với các loại mực in khác và cũng khó tìm mua trên thị trường. Đồng thời, cần có máy in chuyên dụng dành riêng cho nó. Do đó, loại mực này chỉ sử dụng trong các phòng thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.
Như vậy, mực in dạng đặc là loại mực cho chất lượng bản in đẹp và an toàn, tuy nhiên lại có chi phí cao. Vì vậy mà các doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng loại mực này cho những trường hợp thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại mực in khác: