Để trở thành một trong những tập đoàn về công nghệ nổi tiếng ở Việt Nam, FPT đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chiến lược kinh doanh của FPT trong bài viết dưới đây.
Theo Wikipedia, FPT là một trong những công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007.
Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) khởi đầu với tên gọi Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến. Hơn 10 năm qua, từ một trung tâm xây dựng và phát triển mạng Trí tuệ Việt Nam với 4 thành viên, giờ đây, FPT Telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ trực tuyến với tổng số hơn 2.000 nhân viên và hàng chục chi nhánh trên toàn quốc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ…).
Theo VNReport thì FPT là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2012. Tiêu chí để Vietnam Report lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%. Năm 2019, doanh thu FPT đạt 27.717 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt 4.665 tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm 2018. Doanh thu và lợi nhuận từ thị trường nước ngoài tăng trưởng cao, đạt mức tăng 41% so với cùng kỳ.
Một số lĩnh vực hoạt động chính của FPT bao gồm:
- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng
- Đại lý cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet
- Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động
- Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động
- Đại lý cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động
- Đại lý cung cấp dịch vụ truyền hình, phim ảnh, âm nhạc trên mạng Internet, điện thoại di động
- Bài học thành công từ chiến lược marketing của FPT Shop
- Chiến lược marketing là gì & Các chiến lược Marketing phổ biến nhất hiện nay
- Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Apple
ll. Phân tích mô hình SWOT của FPT
Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.
SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.
Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…
Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Đọc chi tiết hơn về mô hình SWOT tại bài viết: Mô hình SWOT là gì & 7 bước phân tích SWOT
Đối với FPT, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có thể được phân tích như sau.
1. Điểm mạnh (Strengths)
Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của FPT, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.
Đội ngũ nhân viên xuất sắc, có trình độ cao
Một thế mạnh của FPT là tập đoàn này sở hữu đội ngũ nhân viên xuất sắc, có trình độ cao. Cho đến nay FPT Telecom đã có đội ngũ nhân viên hơn 1100 người tại Hà Nội và Tp.HCM. Họ đều là những nhân viên trẻ, năng động, có trình độ cao, nhiệt tình và sáng tạo. Đó là tài sản quý báu nhất và là nền tảng tạo ra mọi thành công của FPT.
Nhiều cán bộ của FPT Telecom đã giành được những chứng chỉ quốc tế như CCNA, CCNP, CCIE về mạng của CISCO, các chứng chỉ quốc tế về các thế hệ máy chủ MINI RS/6000, AS/400, SUN, HP…
Thương hiệu nổi tiếng
Là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam. FPT Telecom được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ Internet có chính sách dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam, Hiện FPT chiếm 30% thị phần Internet tại Việt Nam.
FPT nỗ lực làm chủ công nghệ trên mọi lĩnh vực hoạt động và đã đạt được hàng nghìn chứng chỉ công nghệ quốc tế quan trọng của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Đây là nền tảng vững chắc, giúp FPT không ngừng tạo nên những giá trị gia tăng hiệu quả cho khách hàng và người tiêu dùng.
2. Điểm yếu (Weaknesses)
Bên cạnh những điểm mạnh, FPT cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.
Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của FPT có thể được kể đến như sau:
Đầu tư chưa hiệu quả
Một điểm yếu của FPT đó là đầu tư chưa hiệu quả, bị phân bổ nhiều và chưa hợp lý.
Trong lĩnh vực viễn thông mà chủ chốt là cung cấp dịch vụ internet, thì 3 đại gia là FPT telecom, Viettel Telecom và VNPT chiếm hơn 95% thị phần trong nước. Trong đó thì Viettel là một đối thủ đáng gờm, đang dần vượt qua VNPT và sắp tới là FPT, trong khi đó FPT Telecom đang phải thu hẹp các hoạt động khó đem lại lợi nhuận và bỏ qua các khách hàng tiềm năng của mình
Dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Do phải tối ưu hóa ở mức tối đa việc thuê băng thông đường truyền đi quốc tế, khách hàng của FPT thường không được hưởng các dịch vụ giống như quảng cáo.
3. Cơ hội (Opportunities)
Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, FPT có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:
Lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển
Lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của FPT – lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông là một lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển và hiện tại trong nước tương đối ít đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện là quốc gia đứng trong danh sách Top 20 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và dịch vụ trên thế giới, có nhiều khả năng phát triển mạnh ra thị trường quốc tế.
Cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế
Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho tập đoàn FPT xâm nhập thị trường quốc tế. Các hàng rào thuế quan đang được xoá bỏ, cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát triển mạnh mẽ.
4. Thách thức (Threats)
Bên cạnh cơ hội thì FPT cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của FPT có thể được liệt kê như sau:
Mức độ cạnh tranh cao
Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho việc cạnh tranh của FPT không chỉ dừng ở các công ty trong nước. Tăng trưởng nhanh chóng hướng tới tự do hoá và toàn cầu hoá các dịch vụ, kết hợp với sự chậm chạp trong cải tổ bưu chính đã tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt trong lĩnh vực riêng về thị trường bưu chính cho cả quốc gia và quốc tế
Rủi ro hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Rủi ro hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính ngân hàng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính có những tác động tiêu cực tới sự phát triển của thị trường công nghệ thông tin toàn cầu.Cụ thể, các thị trường phần mềm và dịch vụ trên thế giới – nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải pháp ứng dụng CNTT – sẽ bị ảnh hưởng theo hướng thu hẹp quy mô và sức tiêu thụ.
Vì vậy, những tác động xấu đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, gia công phần mềm trong nước là không thể tránh khỏi, đặc biệt là FPT có thị phần ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản…
Bảng phân tích SWOT của FPT
Điểm mạnh | Điểm yếu | Cơ hội | Thách thức |
|
|
|
|
lll. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của FPT
Để trở thành một trong những tập đoàn lớn về công nghệ tại Việt Nam, FPT đã có những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh của FPT là gì? Cùng Malu phân tích chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Triết lý kinh doanh của FPT
Với triết lý trong chiến lược kinh doanh của FPT, FPT có ba triết lý kinh doanh xuyên suốt: Hài hòa – Nhất quán – Con người là giá trị cốt lõi.
Với 3 triết lý kinh doanh trên, tập đoàn FPT hướng tới mục tiêu chung là trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu về dịch vụ công nghệ thông tin.
2. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của FPT
Về mục tiêu chiến lược kinh doanh của FPT, tập đoàn này mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh, bằng nỗ lực, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ về tài năng và vật chất, phong phú về tinh thần.
Bên cạnh đó, FPT cũng có mục tiêu tích hợp mọi dịch vụ trên một kết nối duy nhất, giúp khách hàng tận hưởng toàn bộ dịch vụ kết nối băng thông rộng trong cuộc sống hằng ngày của mình.
Một số mục tiêu chính của FPT trong giai đoạn 2019-2021 bao gồm:
- Trở thành một Doanh nghiệp Số và là công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ Chuyển đổi Số.
- Cùng sáng tạo đổi mới với khách hàng tại Việt Nam và trên thế giới, cung cấp các giải pháp và dịch vụ giúp họ chuyển đổi thành Doanh nghiệp/Tổ chức Số.
- Tích cực tham gia xây dựng Chính phủ Số, Giao thông Thông minh, Y tế Thông minh, Giáo dục Thông minh, Năng lượng Thông minh, Viễn thông Thông minh, Sản xuất Thông minh.
- Đáp ứng nhu cầu và sở thích của hàng chục triệu người dùng mọi nơi, mọi lúc chỉ bằng những cái chạm tay trên các thiết bị số cá nhân.
3. Lợi thế cạnh tranh của FPT
Đối với lợi thế cạnh tranh, tập đoàn FPT sở hữu một số lợi thế vượt trội so với đối thủ như sau:
Thấu hiểu khách hàng
Việc thấu hiểu khách hàng là một lợi thế cạnh tranh của FPT. Việc thấu hiểu, nghiên cứu khách hàng lẫn thị trường trong bối cảnh trong và sau đại dịch cũng được đặt lên hàng đầu để đội ngũ kinh doanh có thể nắm bắt sự chuyển dịch, đưa ra các chiến thuật, giải pháp sáng tạo và giành thắng lợi.
Đội ngũ nhân sự đông đảo
Với lợi thế lực lượng nội bộ cực kỳ đông đảo, FPT cũng tận dụng nguồn lực này để thúc đẩy các hoạt động chiến lược tăng cường bán hàng chéo, thiết kế các gói giải pháp mới tổng thể phục vụ nhu cầu khách hàng; sử dụng chung nguồn lực, không thuê ngoài…
Tập trung ưu tiên giảm thiểu rủi ro
Thay vì quản lý tài chính dưới góc độ thúc đẩy tăng trưởng cao, ban lãnh đạo FPT đã tập trung ưu tiên giảm thiểu rủi ro, đảm bảo dòng tiền ổn định thông qua các hoạt động như bảo toàn vốn, cắt giảm chi phí đầu vào, thực thi tiết kiệm, tiết giảm các hoạt động không mang lại doanh thu hay hiệu quả trong ngắn hạn và đặc biệt gia tăng hiệu suất làm việc và tập trung đầu tư hiệu quả cho công nghệ lõi.
4. Phạm vi chiến lược kinh doanh của FPT
Để có thể cạnh tranh, phạm vi chiến lược kinh doanh của FPT là các phân khúc thị trường mà thương hiệu này hướng tới. Trong đó, FPT tập trung vào các đối tượng khách hàng và khu vực, địa lý sẽ cung cấp sản phẩm. Từ việc xác định phạm vi chiến lược, công ty sẽ thực hiện việc nghiên cứu và phát triển những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.
Về phạm vi chiến lược kinh doanh của FPT, tập đoàn này xác định phân khúc thị trường như sau:
- Phân khúc theo mặt hàng: Tập trung kinh doanh và chọn ngành hàng điện thoại di động làm chủ lực.
- Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học: FPT dựa vào độ tuổi để phân chia ra các phân khúc thị trường khác nhau là trẻ em, người lớn và người già.
- Phân khúc thị trường theo hành vi mua của khách hàng: Dựa vào nhu cầu của khách hàng, FPT đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đa dạng khác nhau.
Đọc thêm về các phân khúc thị trường của những thương hiệu nổi tiếng khác tại bài viết: Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường phổ biến
5. Hoạt động chiến lược kinh doanh của FPT
Đối với các hoạt động chiến lược kinh doanh của FPT, thương hiệu này đã chú trọng vào việc phát triển và cải thiện những hoạt động như sau.
Nghiên cứu và phát triển
Về hoạt động nghiên cứu và phát triển trong chiến lược kinh doanh của FPT, FPT sẽ tập trung phát triển công nghệ theo hai hướng là phát triển các nền tảng, công nghệ lõi và gia tăng trải nghiệm khách hàng, hiệu quả vận hành dựa trên công nghệ.
Trong đó, Tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển chuyên sâu các giải pháp dựa trên công nghệ Blockchain, Lowcode, AI, Cloud cùng với các Nền tảng dữ liệu (Người dùng/Khách hàng/Dữ liệu nội bộ) đem lại các giải pháp kinh doanh hiệu quả, đáng tin cậy cho các tổ chức/tập đoàn lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và những trải nghiệm đột phá cho khách hàng cá nhân.
Theo đại diện FPT, công ty dự kiến chi 300 tỷ đồng cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển AI trong vòng 5 năm tới. Đồng thời, trách nhiệm của FPT là phải đưa AI vào các sản phẩm của mình và cùng nhau hợp lực để đưa AI Việt Nam vươn tầm thế giới.
Ngay từ năm 2013, FPT đã đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ AI, hiện đã hình thành được hệ sinh thái đa dạng các sản phẩm, giải pháp, nền tảng AI giúp DN, tổ chức tối ưu vận hành, nâng cao hiệu suất và đem đến trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Đơn cử như nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI giúp DN giảm 60% chi phí, tăng năng suất lao động, tối ưu hóa quy trình kinh doanh.
Kỹ thuật công nghệ
Theo FPT Việt Nam, dựa trên những đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ bài bản trong nhiều năm qua và sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt những xu hướng công nghệ mới, FPT đã tập trung xây dựng các công nghệ lõi, nâng cao năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh cho Tập đoàn.
- Trí tuệ nhân tạo – công nghệ mũi nhọn: Nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI trở thành nền tảng hữu ích cho cộng đồng khi trong năm 2018 đã nhận được 3,4 triệu yêu cầu/tháng.
- Đầu tư công nghệ lõi khác: Bên cạnh trí tuệ nhân tạo, FPT cũng không ngừng đầu tư nghiên cứu nhiều công nghệ lõi của cuộc cách mạng số nhằm nâng cao năng lực công nghệ, xây dựng lợi thế cạnh tranh cho Tập đoàn và cung cấp những giải pháp dịch vụ có giá trị cao hơn cho khách hàng. Một số công nghệ nổi bật như phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Blockchain
Quản trị Marketing
Về cách quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của FPT, tập đoàn này đã triển khai các chiến lược Marketingcủa mình theo mô hình Marketing Mix 4P.
Sản phẩm (Product)
Về sản phẩm, FPT sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng với chất lượng cao. Một số mặt hàng chính mà FPT cung cấp bao gồm:
- Dòng sản phẩm máy tính xách tay
- Dòng sản phẩm điện thoại
- Dòng máy tính bảng
- Dòng phụ kiện điện thoại
Chiến lược Marketing của FPT Shop còn tập trung vào đa dạng hóa sản phẩm khi đáp ứng được những nhu cầu của đối tượng khách hàng của FPT như dòng đồng hồ thông minh, phụ kiện cho mọi dòng máy tính, điện thoại…
Ngoài ra, khách hàng thường tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của FPT vì những sản phẩm này được định ra là những sản phẩm có nguồn gốc và chất lượng rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ chính hãng.
Giá (Price)
Về chiến lược định giá sản phẩm, FPT đã sử dụng chiến lược định giá sản phẩm linh động (Dynamic Pricing Strategy).
Định giá linh động có thể được hiểu là định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian. Đây là một chiến lược giá linh hoạt trong đó giá bán dao động dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Quá trình đưa ra quyết định đằng sau chiến lược định giá linh động này diễn ra như sau: Những thuật toán được phát triển dựa vào machine-learning sẽ giúp doanh nghiệp phát triển các mô hình thuật toán mới dựa vào nhu cầu thị trường và các chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Quá trình dựa trên dữ liệu này cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm của họ liên tục trong vòng vài giây.
Đọc thêm: 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến trong marketing
Với chiến lược này, FPT thường xuyên đưa ra các chiến lược điều chỉnh giá sản phẩm thông qua các hình thức khuyến mãi định kỳ theo tháng và theo sự kiện nhằm thu hút khách hàng đến với hệ thống.
Hệ thống phân phối (Place)
Với mạng lưới phân phối rộng khắp, FPT đã thành công trong việc tiếp cận khách hàng của mình. Hệ thống FPT Shop đang được phủ sóng toàn quốc, ngay ở những trung tâm trong những thành phố lớn thì các cửa hàng FPT được phân bố “dày đặc”. Hiện tại, hệ thống FPT Shop trải rộng khắp 3 miền với hơn 150 cửa hàng.
Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
FPT Shop thực hiện chiến lược xúc tiến bằng các chương trình khuyến mãi FPT shop như mua hàng có quà tặng, cấp học bổng cho sinh viên, gửi tiết kiệm giảm giá 50%… Những chiến lược này cho thấy chiến lược Marketing của FPT được nhắm trực tiếp vào những người có đam mê về máy tính và các thiết bị công nghệ khác, hơn thế nữa FPT bên cạnh bán điện thoại còn laptop là sản phẩm chính tạo ra lợi nhuận không nhỏ đối với những sản phẩm của hãng.