Aquafina là một trong những thương hiệu nước tinh khiết đóng chai nổi tiếng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Để đạt được thành công này, Aquafina đã triển khai những chiến lược Marketing một cách hiệu quả. Hãy cùng phân tích và tìm hiểu chiến lược Marketing của Aquafina trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về thương hiệu Aquafina
PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới với các sản phẩm được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tập đoàn PepsiCo đạt doanh thu ròng khoảng 63 tỷ đô la trong năm 2016 với các nhãn hàng chủ lực bao gồm Frito-Lay, Gatorade, Pepsi-Cola, Quaker và Tropicana. Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm một loạt các sản phẩm đồ uống và sản phẩm được yêu thích với tổng cộng 22 nhãn hiệu, tạo ra khoản 1 tỷ đô la mỗi doanh thu bán lẻ hàng năm.
Aquafina là một thương hiệu nước đóng chai được sản xuất bởi PepsiCo dưới hình thức sản phẩm là nước đóng chai tinh khiết . Năm 1994, nước tinh khiết Aquafina được sản xuất và phân phối đầu tiên tại Wichita, Kansas. Sau đó, thương hiệu nhanh chóng phân phối hầu khắp các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Việt Nam.
Aquafina nhanh chóng bắt kịp sự phát triển mạnh của những thương hiệu nước uống lớn khác, trở thành thương hiệu cạnh tranh với Aqua của Indonesia, Aqua Minerale của Hy Lạp, Dasani của Hoa Kỳ…
Ở Việt Nam, Aquafina là thương hiệu nước tinh khiết thuộc tập đoàn Pepsico. Đây là tập đoàn nổi tiếng nhờ có lịch sử lâu dài trong lĩnh vực sản xuất và phân phối nước uống. Tính riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Pepsico Việt Nam là đơn vị duy nhất sản xuất nước tinh khiết Aquafina.
Phân tích USP, mô hình STP và SWOT của thương hiệu Aquafina
Để có thể hiểu rõ hơn về chiến lược Marketing của Aquafina, hãy cùng phân tích USP (Unique Selling Proposition), mô hình STP cũng như mô hình SWOT của thương hiệu Aquafina.
USP
USP hay Unique Selling Proposition, có thể được hiểu là một điểm độc đáo, khác biệt của sản phẩm. Nó được dùng để phân biệt sản phẩm của mình so với đối thủ khác.
Việc xác định USP thành công sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng hiệu quả.
Đọc chi tiết hơn về cách xác định USP tại bài viết: USP là gì trong marketing? 6 bước xây dựng USP sản phẩm thành công
Với USP “Aquafina trải qua quá trình tinh lọc hiện đại để mang đến cho người tiêu dùng nguồn nước tinh khiết và hương vị hoàn hảo”, thương hiệu này khẳng định họ cung cấp nước hợp vệ sinh và tinh khiết nhờ vào công nghệ lọc nước tối tân nhất.
Mô hình STP
STP là chiến lược Marketing quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể sở hữu được lợi thế cạnh tranh hiệu quả bằng cách tập trung vào việc phục vụ một nhóm khách hàng trong thị trường mục tiêu cụ thể.
STP là viết tắt của 3 từ: Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Thị trường mục tiêu) và Positioning (Định vị thương hiệu). Nói một cách đơn giản, STP là chiến lược giúp doanh nghiệp xác định được phân khúc thị trường, lựa chọn được thị trường mục tiêu cụ thể cũng như định vị thương hiệu thành công.
Khi áp dụng chiến lược STP, doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực của mình vào khai thác một hoặc một số nhóm khách hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh (thị trường mục tiêu), xây dựng hình ảnh riêng, rõ nét trên thị trường đó.
Thay vì việc hướng đến một số lượng lớn những đối tượng khách hàng khác nhau và không có sự chọn lọc, gây tốn thời gian và nguồn lực thì đối với chiến lược STP, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào một số khách hàng với những đặc tính giống nhau nhất định, từ đó thiết kế chiến lược marketing phù hợp với thị trường mục tiêu của mình và đạt được hiệu quả cao trong việc kinh doanh.
Đọc chi tiết hơn về cách phân tích mô hình STP tại bài viết: STP là gì? 4 bước xây dựng chiến lược STP Marketing hiệu quả nhất
Đối với thương hiệu Aquafina, chiến lược Marketing của Aquafina theo mô hình STP có thể được phân tích như sau:
- Segmentation (Phân khúc thị trường): Tất cả đối tượng tìm kiếm sản phẩm nước uống hợp vệ sinh.
- Targeting (Thị trường mục tiêu): Mọi độ tuổi (chủ yếu 25 đến 35 tuổi), thu nhập từ mức trung bình trở lên.
- Positioning (Định vị thương hiệu): Vị ngon của sự tinh khiết.
Mô hình SWOT
Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.
SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.
Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, từ đó có những chiến lược bán hàng phù hợp để có thể tăng doanh thu.
Đọc thêm về mô hình SWOT tại bài viết: Mô hình SWOT là gì & 7 bước phân tích SWOT
Về phân tích SWOT của Aquafina, thương hiệu này có một số điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục cũng như cơ hội có thể nắm bắt và thách thức cần đối mặt như sau.
Strengths (Điểm mạnh)
- Nhận thức về sức khỏe và vệ sinh: Loại nước đóng chai là một giải pháp lành mạnh hơn khi số lượng bệnh do nguồn nước ô nhiễm gây ra ngày càng gia tăng, cũng như hậu quả nghiêm trọng của chúng.
- Hậu thuẫn từ công ty mẹ lớn mạnh: Aquafina có giá trị thương hiệu mạnh hơn với sự hỗ trợ của PepsiCo. PepsiCo đã là một nhân tố chính trong sự phát triển nhanh chóng cùng với phạm vi tiếp cận rộng rãi hơn của Aquafina.
- Chiến lược Branding và Marketing thành công: Từ điểm mua hàng tại địa phương, cho đến quảng cáo trên TV, Aquafina đã thành công trong việc quảng bá và xây dựng thương hiệu.
- Mạng lưới phân phối mạnh mẽ: Aquafina có mạng lưới phân phối rất mạnh nhờ vào chuỗi cung ứng của PepsiCo. Hiện, thương hiệu này đã có mặt ở các chuỗi cửa hàng bán lẻ nhỏ đến các khách sạn và nhà hàng lớn.
- Bao bì thân thiện với môi trường: Với sự ra đời của ECO-FINA, Aquafina đã phát triển loại chai nhựa tái chế 100% có tính thân thiện cao với môi trường.
- Sự khác biệt: Aquafina cung cấp sản phẩm khác biệt như nước có hương vị và nước có ga. Bên cạnh đó, Aquafina cũng cho ra mắt nhiều sản phẩm khác như chăm sóc da và cơ thể.
Weaknesses (Điểm yếu)
- Sự cạnh tranh cao: Với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh như La Vie, Dasani, v.v. đe dọa trực tiếp tới việc gia tăng thị phần của Aquafina.
- Sử dụng bừa bãi chai rỗng: Đã có rất nhiều trường hợp các chai rỗng có nhãn hiệu được sử dụng để đổ đầy nước không tinh khiết. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty.
- Chưa tạo được sự đột phá: Về bao bì, Aquafina không có nhiều điểm khác biệt so với các thương hiệu khác.
Opportunities (Cơ hội)
- Phân phối: Tăng cường phân phối sản phẩm là cách tốt nhất và duy nhất để các công ty bán nước đóng chai có thể bán được số lượng nhiều hơn. Nước là một nhu cầu phổ biến, vì vậy thương hiệu hiện diện càng xa và rộng thì doanh số càng nhiều. Tất nhiên, sản xuất và thời hạn sử dụng cũng là một nút thắt trong việc phân phối.
- Nâng cao nhận thức: Ngày càng có nhiều nhận thức về nước tinh khiết và hợp vệ sinh, đây là một nhân tố thúc đẩy ngành công nghiệp nước đóng chai.
- Mua bán và sáp nhập: Aquafina nên tìm cách mua và sáp nhập các đối thủ cạnh tranh để mở rộng thị phần và giảm bớt sự cạnh tranh.
- Liên kết và cộng tác: Aquafina nên tìm kiếm nhiều mối quan hệ hợp tác hơn với các khách sạn, nhà hàng, đội thể thao, v.v. để tăng doanh số bán hàng cũng như các chương trình khuyến mãi.
Threats (Thách thức)
- Khan hiếm nguồn nước: Đây là mối đe dọa lớn đối với Aquafina vì chính phủ có thể ra quyết định hạn chế cung cấp nước cho các công ty nước uống đóng chai.
- Dễ dàng gia nhập: Ngành nước đóng chai là một ngành sử dụng vốn thấp, đặc biệt là ở cấp địa phương và do đó, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường dễ dàng hơn.
- Dễ thay thế: Khi nói đến nước đóng chai, mọi người thường không trung thành riêng một nhãn hiệu nào và do đó doanh số bán hàng phụ thuộc vào nhà bán lẻ hay người bán. Miễn là nước uống đóng chai và người tiêu dùng còn khát, họ sẽ chọn bất kỳ nhãn hiệu nào được giới thiệu.
- Sự cạnh tranh từ doanh nghiệp địa phương: Đây cũng là một yếu tố cản trở tới sự phát triển trong ngành.
Phân tích chiến lược Marketing Mix của Aquafina
Aquafina là một trong những thương hiệu về nước tinh khiết đóng chai nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Để đạt được thành công này, Aquafina đã triển khai những chiến lược Marketing Mix theo mô hình 4P một cách hiệu quả. Vậy chiến lược Marketing của Aquafina là gì? Aquafina đã triển khai chiến lược Marketing Mix như thế nào?
Chiến lược Marketing của Aquafina về sản phẩm (Product)
Đối với chiến lược Marketing của Aquafina, thương hiệu này đã làm đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình cũng như chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nước được coi là nguồn tài nguyên dễ tiếp cận ở hầu hết mọi nơi nhưng ở nhiều vùng lại khan hiếm. Các yếu tố khác như tâm lý người tiêu dùng cũng thúc đẩy nhu cầu mua nước đóng chai khi mà họ e ngại về vấn đề vệ sinh nguồn nước và muốn uống nước lọc RO hoặc nước đóng chai sạch. Ngoài ra, nước có thể dễ kiếm nhưng nước tinh khiết hay nước để uống thì ngược lại.
Để giải quyết vấn đề này, Aquafina tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh bằng việc áp dụng các công nghệ lọc nước và cung cấp nước đóng chai chất lượng nhất cho người tiêu dùng. Gần đây, Aquafina đã mua công nghệ lọc hydro 7 từ PepsiCo. Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng mới bổ sung dòng nước có hàm lượng calo thấp trong danh mục sản phẩm của mình.
Ngoài sản phẩm không mùi vị, Aquafina còn phát triển các dòng sản phẩm nước có hương vị như mâm xôi, nho, v.v. Các doanh nghiệp cũng là một trong những khách hàng chủ lực của thương hiệu này. Vì vậy, Aquafina sản xuất bình nước 20 lít phù hợp cho các doanh nghiệp, khách hàng cần dung tích lớn.
Aquafina cũng rất linh hoạt về dung tích của sản phẩm như: Pet 1500ml, Pet 5000ml phù hợp với nhu cầu cho các hộ gia đình. Trong các bữa tiệc và sự kiện, Aquafina đã sản xuất chai PET 300ml và 500ml để phục vụ khách dễ dàng, từ đó giảm thiểu gây lãng phí nước.
Chiến lược Marketing của Aquafina về giá (Price)
Vì không có sự khác biệt trong thị trường nước đóng chai yếu tố chất lượng hay tùy biến cũng hạn chế thế nên yếu tố cạnh tranh chính là giá cả. Giá của các sản phẩm có thương hiệu cao hơn do liên quan đến việc vận chuyển từ trung tâm sản xuất tới tay người tiêu dùng. Đồng thời, tiền đầu tư vào xây dựng thương hiệu và quảng cáo cũng khiến nó trở nên đắt đỏ hơn.
Đối với người tiêu dùng, chai nước có thể không đắt hơn bao nhiêu nhưng lợi nhuận bên trung gian có thể thấp hơn, do đó việc bán hàng bị ảnh hưởng. Khi đó, các bên trung gian đẩy những sản phẩm đó ở nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, với giá trị thương hiệu cao như Aquafina, có thể nói rằng khi người tiêu dùng được giới thiệu cùng một sản phẩm với cùng mức giá, họ sẽ thích Aquafina hơn những sản phẩm khác.
Ngành công nghiệp nước đóng chai đang có đà phát triển khá mạnh mẽ. Mặc dù nước là tài nguyên thiên nhiên có sẵn miễn phí nhưng nước đóng chai lại là một ngoại lệ. Các bao bì khác nhau được đánh giá khác nhau.
Giá cả là một yếu tố quan trọng để nhắm đến người tiêu dùng và tạo ra doanh thu và đó là lý do tại sao Aquafina khá lựa chọn giá cả. Giá cả ở các quốc gia khác nhau và ở những nơi khác nhau được quyết định tùy theo thị trường tiêu dùng. Chủ yếu là mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường do Aquafina sẽ tiến hành điều chỉnh giá của mình dựa trên mức giá của đối thủ.
Về cơ bản, Aquafina nhắm đến nhóm thu nhập trung bình cho các sản phẩm của họ, lưu ý đến những người có ý thức về sức khỏe từ 25 đến 35 tuổi vì họ có ý thức về sức khỏe hơn. Giá ở thị trường Việt Nam của nước đóng chai Aquafina dao động trong khoảng 4500 vnd – 5000 vnd với chai 500ml tương đương với các thương hiệu khác có mặt trên thị trường.
Chiến lược Marketing của Aquafina về hệ thống phân phối (Place)
Cũng như hầu hết các sản phẩm được bày bán trên thị trường, chiến lược Marketing của Aquafina là sử dụng những người bán buôn làm trung gian để bán sản phẩm của mình bởi các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Aquafina. Các nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sản phẩm từ thương hiệu này.
Một trong những yếu tố quan trọng để bán được sản phẩm là tính sẵn có. Nếu sản phẩm luôn trong tình trạng có sẵn, người tiêu dùng ít có khả năng phân vân giữa các nhãn hiệu. Và vì đây là một mặt hàng thiết yếu, con người không thể thiếu nước trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, sự thành công của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào việc phân phối.
Hiện nay, hệ thống phân phối kênh bán hàng của Aquafina được đầu tư và chăm chút rất mạnh tay, khi mà các sản phẩm đã có mặt trên khắp 63 tỉnh thành Việt Nam. Thêm vào đó, hãng còn phân phối đến các siêu thị và nhà bán lẻ lớn trên toàn quốc như: Big C, Mega Market, Aeon, Vinmart+, Fivimart….
Chính những sự phủ sóng từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đến những siêu thị đã làm cho những sản phẩm của hãng dễ mua hơn bao giờ hết. Aquafina cũng đảm bảo rằng các sản phẩm có sẵn trong các khớp nối thức ăn nhanh và chuỗi chân vì xác suất nước đóng chai được bán cùng với thực phẩm là khá cao.
Theo nghiên cứu, những sản phẩm của Aquafina nắm giữ thị phần 30% chính là nhờ kênh phân phối rộng lớn của mình trên thị trường giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận đến những sản phẩm của mình.
Chiến lược Marketing của Aquafina về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Xúc tiến là một hoạt động kinh doanh cần thiết để bắt kịp nhịp độ với thị trường tiêu thụ. Chiến lược Marketing của Aquafina là sử dụng các loại hình quảng cáo truyền thống và hiện đại khác nhau để quảng bá sản phẩm của mình như báo chí, quảng cáo truyền hình, sử dụng người nổi tiếng,… để quảng bá sản phẩm của mình.
Aquafina định vị sản phẩm của mình là một thương hiệu nước tinh khiết, không có vi khuẩn và an toàn để uống. Trên toàn cầu, Aquafina được biết đến như một nhà tiếp thị thông minh đi kèm với khuyến mại và giảm giá theo thời gian.
Aquafina cũng khác biệt với các thương hiệu khác thông qua liên kết với PepsiCo và công nghệ lọc đặc biệt để loại bỏ tất cả các khoáng chất tự nhiên trong nước và cho sản phẩm một hương vị êm dịu. Hãng cũng thúc đẩy bằng cách tiến hành các cuộc thi, đưa ra phiếu giảm giá và quà tặng một cách thường xuyên.
Ngoài định vị là thương hiệu nước tinh khiết, có thể thấy ở thị trường Việt Nam, Aquafina có ý định lấn sang mảng thời trang. Những năm trở lại đây, sự xuất hiện của Aquafina trên các sàn diễn thời trang quốc tế như Vietnam International Fashion Week nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng cùng với sự góp mặt của rất nhiều người nổi tiếng.
Cùng với đó, thương hiệu này còn rất khôn ngoan khi hợp tác cùng Thanh Hằng và Công Trí – đều là siêu mẫu, nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam cho ra mắt các phiên bản nước uống giới hạn. Từ đó, nghiễm nhiên Aquafina được khoác trên mình dáng vẻ “thời trang cao cấp”.
Lúc này, thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải sẽ là Aquafina không chỉ là sản phẩm thiết yếu của cuộc sống, nó còn là phụ kiện thời trang. Thương hiệu từ đó cũng trở nên sang trọng và tinh tế hơn, cùng một mức giá với các sản phẩm cạnh tranh, người tiêu dùng không ngần ngại chọn Aquafina để trở nên đẳng cấp hơn.
Tổng kết
Aquafina là một trong những thương hiệu nước tinh khiết đóng chai nổi tiếng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Để đạt được thành công này, Aquafina đã triển khai những chiến lược Marketing một cách hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp tới các bạn những thông tin chi tiết như:
- Giới thiệu tổng quan về thương hiệu Aquafina
- Phân tích USP, mô hình STP và SWOT
- Phân tích chiến lược Marketing Mix của Aquafina
Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích từ chiến lược marketing của Aquafina, từ đó giúp triển khai các chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình!
Tham khảo thêm một số nội dung hay khác:
- Phân tích chiến lược Marketing Mix của Unilever
- Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Innisfree
- Tìm hiểu và phân tích chiến lược Marketing của Cocoon