BIDV là một trong những ngân hàng nổi tiếng tại Việt Nam và được khách hàng tin dùng. Để đạt được thành công như hiện nay, BIDV đã xây dựng và triển khai chiến lược Marketing một cách hiệu quả. Hãy cùng phân tích và tìm hiểu chiến lược Marketing ngân hàng BIDV trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về ngân hàng BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, tên gọi tắt là BIDV. Địa chỉ trụ sở chính hiện nay tại 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó đến nay, BIDV có nhiều tên gọi khác nhau như sau: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ 26/04/1957 đến 23/06/1981), Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (từ 24/06/1981 đến 13/11/1990), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ 14/11/1990 đến tháng 04/2012). Từ tháng 05/2012 đến nay là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV bao gồm:
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các dịch vụ trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Với tầm quan trọng và ảnh hướng lớn trong toàn ngành ngân hàng, thương hiệu BIDV là một tài sản có giá trị, cần có chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn. Trong phương án tái cơ cấu BIDV đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, BIDV đã quyết tâm đầu tư phát triển thương hiệu toàn diện, chuyên nghiệp hóa công tác quản trị phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh và đưa thương hiệu vươn ra quốc tế.
Phân tích chiến lược Marketing Mix của ngân hàng BIDV chi tiết
BIDV tự hào là định chế tài chính lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam; Top 2.000 công ty lớn và quyền lực nhất thế giới (Forbes bình chọn); Top 300 Thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu (Brand Finance); Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp. BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Để đạt được những thành công trên, BIDV đã xây dựng và áp dụng những chiến lược Marketing hiệu quả. Vậy chiến lược Marketing ngân hàng BIDV là gì? BIDV đã triển khai chiến lược Marketing Mix như thế nào?
Chiến lược Marketing ngân hàng BIDV về sản phẩm (Product)
Đối với chiến lược Marketing ngân hàng BIDV về sản phẩm, BIDV đã áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để thu hút khách hàng của mình. Một số sản phẩm của BIDV bao gồm:
- Sản phẩm BIDV Smart Banking
Ứng dụng BIDV Smart Banking là dịch vụ Ngân hàng trên điện thoại di động thông minh do BIDV cung cấp cho Khách hàng cá nhân để hỗ trợ thực hiện các giao dịch tài chính, phi tài chính và các tiện ích nâng cao.
Thông thường ứng dụng sử dụng trên điện thoại của hầu hết các ngân hàng thường gọi là Mobile Banking . Riêng BIDV đã tạo ấn tượng thương hiệu từ tên gọi: ‘‘BIDV SMART BANKING ’’. Sản phẩm Smart Banking được đặt tên thân thiện và dễ dàng nhận biết với khách hàng Việt Nam “ BIDV SMART BANKING ”.
Với dòng chữ tiếng việt nhỏ bên dưới là “ Ứng dụng ngân hàng thông minh” tạo cho sản phẩm Smart Banking sự hiện đại, tạo bộ nhận diện thương hiệu riêng cũng như rất thân thiện với người dùng sản phẩm
- Sản phẩm Quản lý tài sản cá nhân
Sản phẩm này bao gồm một tổ hợp dịch vụ tư vấn lập danh mục, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính và được chuyên gia Tư vấn tài chính cấp cao triển khai theo sự ủy thác của khách hàng.
- Sản phẩm Trái phiếu doanh nghiệp
Sản phẩm Trái phiếu doanh nghiệp được thiết kế theo các gói đa dạng, phù hợp với nhu cầu mục tiêu lợi nhuận và khẩu vị rủi ro khác nhau của khách hàng.
- Sản phẩm I-Invest và Ứng dụng I-Broker
Hệ thống tư vấn đầu tư thông minh với những tính năng ưu việt, hỗ trợ khách hàng xây dựng danh mục, kế hoạch đầu tư phù hợp, tiết kiệm thời gian và gia tăng lợi nhuận.
- Sản phẩm Chứng chỉ quỹ mở
Cung cấp tới khách hàng các sản phẩm chứng chỉ quỹ mở của hai công ty quản lý quỹ uy tín hàng đầu Việt Nam là Quỹ Đầu tư năng động (ENF) và Quỹ Đầu tư tăng trưởng (DFVN-CAF).
Bên cạnh danh mục sản phẩm, dịch vụ đa dạng, nhãn hiệu sản phẩm của BIDV là một trong những thương hiệu uy tín nhất tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã xuất sắc vượt qua hàng trăm đề cử để lọt Top 10 doanh nghiệp được người tiêu dùng tin tưởng bình chọn tại Chương trình “Tin & Dùng Việt Nam 2020”.
Chiến lược Marketing ngân hàng BIDV về giá (Price)
Giá cả trong hoạt động ngân hàng chính là chi phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng để được sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Nó được thể hiện rõ nhất ở lãi suất của ngân hàng. Đây là nhân tố thứ hai của Marketing và là nhân tố để xác định thu nhập của ngân hàng trên cơ sở đánh giá các chi phí mà ngân hàng bỏ ra.
Thông thường rất khó có thể xác định cơ cấu chi phí trong hoạt động ngân hàng do nó còn tùy thuộc vào sự quan tâm của các ngân hàng đối với việc cung ứng các dịch vụ tổng hợp cho khách hàng của mình (được gọi là các dịch vụ liên kết).
Khi phân tích chiến lược Marketing ngân hàng BIDV về giá, thương hiệu này đã sử dụng chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị (Value-Based Pricing Strategy)
Chiến lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị là một chiến lược định giá chủ yếu dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận được về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Định giá theo giá trị là định giá tập trung vào khách hàng, có nghĩa là các doanh nghiệp định giá dựa trên mức giá mà khách hàng tin rằng giá bán đó phù hợp với giá trị mà sản phẩm cung cấp.
Định giá dựa trên giá trị khác với định giá theo chi phí, khi doanh nghiệp chủ yếu chú trọng vào chi phí sản xuất để định giá sản phẩm. Các doanh nghiệp cung cấp các tính năng hoặc dịch vụ độc đáo hoặc có giá trị cao sẽ phù hợp
Đọc thêm: Định giá sản phẩm là gì? 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến trong marketing
BIDV định giá dựa trên giá trị cảm nhận sản phẩm của khách hàng. Chính vì vậy, ngân hàng BIDV sử dụng những yếu tố phi giá trong chương trình Marketing để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí của khách hàng sử dụng dịch vụ.
Thực tiễn hoạt động của các ngân hàng trên thế giới đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc vạch chiến lược hình thành giá cả. Để có được một mức giá phù hợp với từng nhóm khách hàng, đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng cũng như ngân hàng và phù hợp với giá cả của đối thủ cạnh tranh thì BIDV cần liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể định giá sản phẩm đúng với giá trị mà khách hàng nhận được.
Chiến lược Marketing ngân hàng BIDV về hệ thống phân phối (Place)
Về chiến lược Marketing ngân hàng BIDV đối với hệ thống phân phối, BIDV sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp và liên tục mở rộng hệ thống của mình.
Mạng lưới ngân hàng BIDV có 114 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Mạng lưới phi ngân hàng của BIDV gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính I & II, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước…BIDV cũng hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc.
Ngoài ra, BIDV cũng liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia),Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga – VRB(với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV – Vietnam Partners (đối tác Mỹ)…
BIDV tăng số lượng ATM lên con số gần 1.000 máy và 1.000 điểm POS, đứng thứ 4 trong hệ thống ngân hàng thương mại về hệ thống kênh phân phối hiện đại, là một trong hai ngân hàng thương mại có mạng lưới kênh phân phối phủ khắp trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố.
Ngoài ra, BIDV huy động các nguồn lực công nghệ, khẩn trương triển khai Dự án SMS Banking, Home Banking, Phone Banking, Internet Banking và Mobile Banking. Hệ thống Internet Banking và Mobile Banking sẽ là kênh phân phối hiện đại, hiệu quả vì được đảm bảo an toàn nhờ áp dụng các biện pháp mã hóa bảo vệ dữ liệu giao dịch và tăng cường bảo mật bằng xác thực 2 yếu tố.
Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm,đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, từng bước gia tăng ảnh hưởng và giá trị của BIDV trên thị trường tài chính, tập trung định hình và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư các dự án có ưu thế trong cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO ở các lĩnh vực: năng lượng, hạ tầng kỹ thuật, cảng biển, bất động sản…
Chiến lược Marketing ngân hàng BIDV về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Đối với chiến lược Marketing ngân hàng BIDV về xúc tiến hỗn hợp, BIDV chú trọng đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm
Với đặc thù văn hóa tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay, công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị để người dân biết, làm quen, thấy được lợi ích thực sự và chấp nhận các dịch vụ tài chính – ngân hàng là rất quan trọng. BIDV cần làm cho khách hàng hiểu được dịch vụ Ngân hàng điện tử là gì, nó mang đến cho họ những tiện ích gì hơn hẳn so với dịch vụ truyền thống mà lâu nay họ vẫn sử dụng thông qua các hình thức sau:
Thứ nhất, tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng. Thông qua các buổi hội thảo,hội nghị này, BIDV có thể giới thiệu các sản phẩm Ngân hàng điện tử hiện có, những phát triển trong tương lai và cung cấp cho khách hàng những kiến thức cần thiết về dịch vụ Ngân Hàng điện tử nhằm để nâng cao nhận thức, dần dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt xưa nay của họ.
Thứ hai, tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. BIDV cũng nên phát triển nhiều hơn nữa các chương trình khuyến mãi với những giải thưởng hấp dẫn để khuyến khích khách hàng tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Thứ ba, quảng cáo thông qua báo đài. Đối với những khách hàng chưa giao dịch với Ngân hàng, những khách hàng không có thời gian tham gia các buổi hội thảo, hội nghị thì các phương tiện truyền thông cũng là một kênh quảng bá sản phẩm đến công chúng rất hữu hiệu.
Thứ tư, hoàn thiện website của Ngân hàng. Để website của Ngân hàng thực sự là kênh thông tin quan trọng và là phương tiện marketing hiệu quả cho thương hiệu cũng như các sản phẩm của Ngân hàng, website BIDV cần được thiết kế cho dễ sử dụng, thông tin chặt chẽ, phong phú, đầy đủ và được cập nhật liên tục. Từ ngữ sử dụng phải rõ ràng, dễ hiểu giúp khách hàng nắm bắt được những thông tin thiết yếu trong thời gian ngắn nhất.
Thứ năm, phát tờ rơi. Đây là phương pháp quảng cáo trực tiếp đến khách hàng, tạo ra sự thuận tiện và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ, sản phẩm mà Ngân hàng cần giới thiệu.
Tổng kết
BIDV là một trong ngân hàng nổi tiếng và được nhiều khách hàng tin dùng. Để nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng, BIDV đã triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả theo mô hình Marketing Mix 4P.
Nhờ danh mục sản phẩm đa dạng và chất lượng sản phẩm tốt, đi kèm với chiến lược giá phù hợp, ngân hàng BIDV đã thành công trong việc thu hút khách hàng mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, BIDV cũng sử dụng và đầu tư cho việc quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông và kỹ thuật số.
Nhờ những chiến lược Marketing ngân hàng BIDV hiệu quả, thương hiệu này đã gặt hái được nhiều thành công.
Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:
- Bài học thành công từ chiến lược marketing của FPT Shop
- Phân tích chi tiết chiến lược marketing của Lifebuoy
- Phân tích Chiến lược marketing của Mirinda