Marketing là gì? – một khái niệm tưởng chừng nhưng rất quen thuộc, ai cũng đã từng nghe một lần. Thế nhưng nếu không hoạt động trong ngành tiếp thị,  không phải ai cũng hiểu được “Vậy làm marketing là làm gì?

Chúng ta đang sống trong thời đại của bội thực thông tin. Nhiều thống kê đã chỉ ra, mỗi người trong một ngày có thể tiếp cận với mạng lưới trên 10.000 quảng cáo ở vô số định dạng, nền tảng.

Các loại hình marketing hiện nay ngày một biến đổi vô cùng đa dạng. Trong bài viết của Malu dưới đây bạn sẽ được bổ sung một lượng lớn kiến thức về marketing. Vậy còn chần chờ gì mà không đón đọc?

Khái niệm Marketing là gì?

Có không ít định nghĩa để giải thích cho khái niệm marketing là gì. Vậy marketing căn bản là Marketing là ngành như thế nào?

digital marketing concept with o
Khái niệm Marketing:

Cụ thể theo lời của giáo sư Philip Kotler “Marketing giống như nghệ thuật và khoa học để con người ta thỏa sức sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng sử dụng dịch vụ sản phẩm hay rộng hơn là toàn thị trường. Và mục tiêu cuối cùng của marketing giúp chủ thể thực hiện sau đó nâng cao lợi nhuận.”

Còn theo Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ, Marketing lại được định nghĩa như sau “Marketing là cả một quá trình bao gồm công việc sáng tạo, đánh giá, quảng cáo. Sau đó cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm dịch vụ cụ thể và hình thành chu trình trao đổi, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.”

Dễ thấy rằng định nghĩa thế nào là Marketing rất đa dạng. Tuy nhiên nếu hiểu theo cách đơn giản hơn, Marketing giống như cây cầu kết nối giữa người cung cấp hàng hóa dịch vụ và người tiêu dùng.

Marketing bao gồm tất cả mọi công việc giúp khách hàng biết đến, lựa chọn sản phẩm dịch vụ hay thương hiệu. Đồng thời, duy trì sự quan tâm của khách hàng với hàng hóa dịch vụ được tiếp thị.

Lịch sử phát triển của ngành Marketing 

Hoạt động tiếp thị hàng hóa đã có từ hàng ngàn năm nay. Thế nhưng, ngành tiếp thị hay Marketing chỉ thực sự định hình rõ ràng từ thời kỳ gần diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp.

Khi đó hàng hóa chủ yếu sản xuất thủ công và chủ yếu được mỗi gia đình tạo ra để phục vụ nhu cầu của chính họ.

lich su phat trien cua nganh marketing
Lịch sử phát triển của ngành Marketing

Theo Giáo sư Philip Kotler đã đề cập trong cuốn sách về marketing mới nhất của ông, Marketing 5.0 – Technology for Humanity, ngành Marketing nói chung phát triển và gắn liền với các yếu tố như văn hoá, con người, xã hội, kinh tế và cả chính trị.

Theo quan điểm này, Marketing chưa bao giờ là khái niệm tách rời và nằm độc lập với các bối cảnh bao hàm xung quanh nó.

Tính đến thời điểm hiện tại năm 2022, lịch sử ngành Marketing đã trải qua 4 giai đoạn lớn khác nhau và hiện đang ở trong giai đoạn thứ năm (Marketing 5.0).

  • Marketing 1.0: Là giai đoạn mà các hoạt động Marketing gắn liền với sản phẩm và được định hướng bởi sản phẩm (product-driven marketing). Theo cách tiếp cận của Marketing 1.0, làm Marketing là tất cả những gì liên quan đến việc bán các sản phẩm mình có đến tay người tiêu dùng.
  • Marketing 2.0: Khác với cách tiếp cận của Marketing 1.0, Marketing 2.0 bắt đầu quan tâm đến khách hàng và nhu cầu của họ. Các hoạt động Marketing khi này được thực hiện dựa trên các yêu cầu khác nhau của khách hàng (customer-oriented marketing).
  • Marketing 3.0: Ở một cấp độ phát triển cao hơn những gì mà Marketing 1.0 và 2.0 đại diện, Marketing 3.0 tập trung vào yếu tố con người (human-centric marketing). Theo góc nhìn của Marketing 3.0, khách hàng không chỉ tìm kiếm sự hài lòng trong yếu tố chức năng của sản phẩm và cảm xúc mà còn cả sự trọn vẹn về mặt tinh thần từ các thương hiệu mà họ đã chọn.
  • Marketing 4.0: Lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2016, thuật ngữ Marketing 4.0 gắn liền với các yếu tố kỹ thuật số (Digital), Marketing trong thế giới số không dựa một cách độc lập vào các kênh và phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Sự phân chia trong thế giới số vẫn tồn tại; do đó, Marketing yêu cầu một cách tiếp cận đa kênh (omnichannel) cả trực tuyến (online) lẫn ngoại tuyến (offline). Marketing 4.0 là kết quả mà những gì yếu tố công nghệ và kỹ thuât số đã mang lại.
  • Marketing 5.0: Trong cuốn sách mới đây được ra mắt vào đầu năm 2022, Giáo sư Philip Kotler và các đồng nghiệp đã xuất bản cuốn sách mới nhất về Marketing 5.0 với chủ đề Technology for Humanity (tạm dịch là Công nghệ vì nhân loại). Marketing 5.0 được ra đời trong bối cảnh các yếu tố công nghệ đã phát triển đến một cấp độ mới làm thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống, kinh tế và con người.

Công nghệ ở thời kỳ này cho phép khách hàng và doanh nghiệp kết nối với nhau 24/7. Trong mọi chiến dịch marketing, khách hàng luôn đứng ở vị trí trọng tâm nhất.

>> Ethical Marketing Là Gì? Đạo Đức Trong Kinh Doanh

 

Vì sao Marketing quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp?

Marketing đóng vai trò trụ cột trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu không thực hiện Marketing có nghĩa doanh số bán hàng của bạn khó mà cao bằng đối thủ.

Giúp khách hàng có thêm thông tin về doanh nghiệp 

Nếu không triển khai khâu marketing, khách hàng khó mà tiếp cận được thông tin của doanh nghiệp. Hay nói chung là tất cả hàng hóa dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp.

marketing giup khach hang co them thong tin ve doanh nghiep
Marketing giúp khách hàng có thêm thông tin về doanh nghiệp

Các chiến lược Marketing giống như cầu nối cung cấp đến khách hàng thông tin liên quan đến mọi sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp.

Muốn người mua chi hầu bao cho mặt hàng hay bất dịch vụ nào, bạn cần cho họ biết rõ một số khía cạnh liên quan như:

  • Thông tin tổng quan nhất của hàng hóa hay dịch vụ
  • Lợi ích mà sản phẩm có thể đem tới cho khách hàng
  • Hướng dẫn sử dụng chi tiết (nếu có)
  • Các chứng nhận và sản phẩm hay dịch vụ đã được cấp (nếu có)
  • Đánh giá của những người đã từng sử dụng trải nghiệm sản phẩm

Theo một nghiên cứu của Ctreativs, tiếp thị hay Marketing chính và giải pháp hiệu quả nhất để mỗi doanh nghiệp truyền tải thông tin đến với khách hàng. Từ đó hỗ trợ tốt cho quá trình xây dựng thương hiệu, định hình chỗ đứng trên thị trường.

Mở rộng cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp 

Môi trường kinh doanh ngày một có sự cạnh tranh quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó để để tạo thế ngang bằng với doanh nghiệp lớn nếu không có chiến lược Marketing phù hợp.

marketing mo rong co hoi canh tranh cho doanh nghiep
Marketing mở rộng cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ thông tin, internet phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, đơn vị kinh doanh nhỏ hoàn toàn có thể tạo thế cân bằng nhờ một chiến lược Marketing bài bản.

Bởi Marketing hiện nay hiệu quả hay không không quyết định hết bởi việc bạn chi ra bao nhiêu tiền. Nhưng thay vào đó điểm cốt yếu sẽ nằm ở cách vận dụng chiến lược tiếp thị.

Chẳng hạn như hình thức inbound marketing không đòi hỏi bạn phải đầu tư lớn cho khâu quảng bá nhưng vẫn đem lại hiệu quả.

Đó là bởi hình thức này đã xây dựng được hệ thống nội dung phù hợp thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, khéo léo dẫn dắt họ đến với sản phẩm dịch vụ.

Như vậy rõ ràng, marketing đã mở rộng cơ hội cạnh tranh công bằng cho mọi nghiệp. Và người hưởng lợi nhất vẫn là khách hàng.

Vì khi đó, mỗi bên cung cấp phải không ngừng nâng cao chất lượng mặt hàng, thiết lập hệ thống phân phối để người mua dễ tiếp cận nhất.

Xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng khi làm Marketing

Để xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, Marketing chính là cầu nối liên kết hai bên lại với nhau. Trong trường hợp này, Marketing giữ nhiệm vụ duy trì mối quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu.

xay dung moi quan he vung chac voi khach hang khi lam marketing
Xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng khi làm Marketing

Khâu tiếp thị cung cấp đến khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm dịch vụ. Mặc dù hiện tại họ chưa có nhu cầu với mặt hàng bạn cung cấp nhưng đến một thời điểm nào đó, họ sẽ tìm lại sản phẩm của thương hiệu quen thuộc.

Khi đã tạo tự lực mối quan hệ vững chắc giữa bên mua và bên bán, doanh số bán hàng đương nhiên sẽ tăng.

Mặt khác, tỷ lệ chuyển khách hàng tiềm năng thành thành khách hàng chính thức chắc chắn cao hơn khi không triển khai Marketing.

Tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn 

Với các hình thức tiếp thị truyền thống, doanh nghiệp rất khó để tương tác trực tiếp với khách hàng nếu 2 bên không gặp gỡ ở một địa điểm cụ thể.

Tuy nhiên với Marketing ở thời đại số, người mua và bên cung cấp sẽ tương tác với nhau khá thuận lợi.

marketing giup tiep can doi tuong khach hang tiem nang mot cach de dang hon
Marketing giúp tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn

Chẳng hạn như khi truy cập vào bất kỳ website bán hàng nào, bạn cũng có thể liên hệ trò chuyện trực tiếp với nhân viên tư vấn thông qua live chat.

Hoặc khi vào một Fanpage nào đó, nếu muốn đặt hàng hoặc đặt thắc mắc, bạn chỉ việc inbox hoặc comment là sẽ có nhân viên trực page trả lời.

Chính sự tương tác kịp thời đã giúp doanh nghiệp tiếp cận  nhanh hơn đối tượng khách hàng tiềm năng. Đặc biệt nhờ có digital marketing, quá trình quảng bá cho thương hiệu sản phẩm  đã đạt được sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Trong đó việc kết hợp giữa truyền thống trên các công cụ tìm kiếm và hệ thống mạng xã hội đã giúp cho doanh nghiệp tiếp cận một lượng người dùng khổng lồ. Và rất nhiều trong số này có khả năng trở thành khách hàng chính thức.

Giúp nâng cao doanh số bán hàng 

Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao lợi nhuận. Muốn làm được điều đó, doanh số bán hàng đương nhiên cần phải cao.

Các hoạt động Marketing là giải pháp hiệu quả nhất để để khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn.

lam marketing giup nang cao doanh so ban hang
Làm Marketing giúp nâng cao doanh số bán hàng

Giờ đây đã qua rồi cái thời cứ sản phẩm tốt là bán được hàng. Tư duy tiếp thị theo hướng “Hữu xạ tự nhiên hương” không còn phù hợp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Ngày nay nếu muốn bán được nhiều hàng, doanh nghiệp phải tích cực quảng bá để khách hàng biết đến chúng.

Thực thi chiến lược marketing hợp lý có thể giúp doanh số bán hàng của doanh nghiệp của bạn bứt phá nhanh. Từ đó nâng cao lợi nhuận thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tạo dựng một thương hiệu chuyên nghiệp 

Thương hiệu hay chính là danh tiếng của doanh nghiệp tạo dựng trong suốt quá trình hoạt động. Để xây dựng một thương hiệu mạnh đòi hỏi phải phối hợp nhiều phương pháp trong đó không thể thiếu đi khâu Marketing.

marketing tao dung mot thuong hieu chuyen nghiep
Marketing tạo dựng một thương hiệu chuyên nghiệp

Hoạt động Marketing đóng vai trò như khâu truyền dẫn đưa thương hiệu đến gần với khách hàng và giúp họ nhận diện rõ ràng hơn.

Quá trình xây dựng thương hiệu cần thực hiện không ngừng nghỉ và rất cần có sự hỗ trợ của hoạt động tiếp thị để mở rộng sức lan tỏa.

Tạo tiền đề để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn 

Hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi biết kết hợp với Marketing. Nhờ có hoạt động Marketing mà danh sách khách hàng mới sẽ ngày càng được mở rộng động.

Làm Marketing không nhất thiết phải thực hiện các chiến dịch rầm rộ, hao tiền tốn của. Tiếp thị trong thời đại 4.0 hướng đến đối tượng người dùng trên các nền tảng số.

Những chiến dịch quy mô nhỏ như email marketing , đăng bài trên web hay nền tảng truyền thông xã hội có khả năng thu hút được đối tượng người dùng hiện tại. Đồng thời hỗ trợ tốt cho việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu mới.

13 hình thức Marketing phổ biến hiện nay

Nhu cầu và mong muốn của khách hàng chưa bao giờ đơn giản, không kể đến chúng càng ngày càng thay đổi khiến doanh nghiệp luôn phải cập nhật liên tục để có thể cạnh tranh hiệu quả. Malu chia sẻ đến bạn 13 hình thức marketing phổ biến mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần nắm chắc:

Traditional Marketing

Traditional Marketing (Marketing truyền thống) là việc quảng bá thương hiệu trên bất kỳ kênh thông tin và giải trí nào xuất hiện trước Internet.

quang cao tivi 3005164911 optimized

Vì thông tin không sẵn có và dễ dàng truy cập nên phần lớn phương pháp Marketing truyền thống dựa vào các chiến thuật Outbound.

Chủ yếu việc tương tác với khách hàng chỉ diễn ra trực tiếp bên trong các cửa hàng. Traditional Marketing phù hợp với khách hàng mục tiêu có độ tuổi trung niên vì họ có thói quen sử dụng các kênh quảng bá truyền thống ví dụ như: sách báo in ấn, dịch vụ quảng cáo trên truyền hình, bảng quảng cáo, tạp chí, tờ rơi,…

Digital Marketing

Digital Marketing còn được gọi là tiếp thị trực tuyến bao gồm các hoạt động marketing trên tất cả nền tảng kỹ thuật số như tất cả thiết bị điện tử hoặc internet. Hoặc có thể hiểu theo cách đơn giản, một chiến dịch marketing liên quan đến môi trường kỹ thuật số thì được gọi là digital marketing.

Trái ngược với Marketing tiếp thị truyền thống, Digital Marketing là giải pháp mang lại nhiều lợi ích và được tận dụng các công nghệ hiện đại để tiếp cận người dùng, người mua sản phẩm dịch vụ chất lượng theo nhiều cách mới. Loại hình Marketing này sử dụng các thiết bị điện tử hoặc Internet.

digital marketing optimized

Doanh nghiệp sẽ tận dụng các kênh kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội social media, email và các website để kết nối với khách hàng hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó nâng cao uy tín của họ trong mắt khách hàng. Bên dưới là các loại hình cụ thể hơn của giải pháp Digital Marketing:

Search Engine Marketing (SEM)

Search Engine Marketing (Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm) bao gồm các hoạt động marketing nhằm đảm bảo về sản phẩm mới chất lượng hoặc dịch vụ của bạn được hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Khi người dùng nhập một từ khóa nhất định, SEM cho phép doanh nghiệp của bạn xuất hiện dưới dạng kết quả hàng đầu của tìm kiếm đó. Có hai loại SEM bao gồm:

  • SEO (Search Engine Optimization – tối ưu công cụ tìm kiếm) cho kết quả tìm kiếm không phải trả tiền
  • PPC (Pay-per-click – Trả cho mỗi lần nhấp chuột) cho các SERPs được tài trợ.
marketing gom nhung mang nao
marketing gồm những mảng nào

Để làm SEO, bạn phải làm quen với các yếu tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm Google và sản xuất nội dung.

Còn với PPC, bạn phải làm việc với kinh doanh online như công cụ tìm kiếm mà bạn đang hướng tới để sẵn sàng mua vị trí. Google Ads là một lựa chọn phổ biến của người dùng trong thời kỳ thương mại hiện nay hoặc tương lai sau này.

Outbound Marketing

Outbound Marketing là hình thức tiếp thị quen thuộc với bất kì marketer nào thông qua trên báo chí, tivi, gọi điện thoại và gửi email. Phương pháp Marketing này được gọi là “Outbound” là một thành phần nhỏ trong cái khung lớn của marketing.

Xem thêm:  Ma trận BCG Matrix là gì? Phân tích, Áp dụng Ma trận Boston

Vì thương hiệu đang truyền thông điệp của họ đến tất cả người tiêu dùng một cách đại trà dù người tiêu dùng có nhu cầu, chấp nhận hay không.

marketing la gi nhung dac diem co ban cua marketing ban 6

Inbound Marketing

Ở thị trường Việt Nam, Inbound Marketing có vẻ là một trong các thuật ngữ trong Marketing ít được nhắc đến? Bạn đã từng nghe Inbound Marketing là gì chưa? Về cơ bản, Inbound Marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng mục tiêu hơn là làm phiền họ.

Phần lớn kế hoạch Inbound tập trung ở mảng Digital Marketing. Bởi khi khách hàng tìm kiếm trên trang tìm kiếm Google online, nó sẽ tự diễn ra trong quá trình mua sắm thương mại của họ. Trọng tâm của Inbound Marketing là tạo ra những trải nghiệm có giá trị, có ảnh hưởng tích cực đến mọi người và doanh nghiệp, để đem lại những khách hàng tiềm năng.

Khách hàng sẽ đến với website của bạn vì những nội dung phù hợp, mang lại lợi ích cho họ. Khi khách hàng đến, bạn sẽ thu hút, làm hài lòng khách hàng bằng cách sử dụng các công cụ kết nối như email hay cửa sổ chat và cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Đồng thời hứa hẹn tiếp nối các giá trị khác.

Content Marketing (Tiếp thị nội dung)

Content Marketing (Tiếp thị nội dung) là công cụ quan trọng trong Inbound và Digital Marketing.

Các hoạt động kinh doanh của Content marketing bao gồm tạo, publish và quảng bá và tối ưu hóa nội dung đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, cho phép khách hàng tìm thấy thông tin mà họ cần trên web hay blog marketing.

Loại hình Marketing Social Media (marketing mạng xã hội) là việc sáng tạo nội dung để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Linkedin và Twitter.

Để giúp khách hàng giải quyết vấn đề trên hành trình mua sắm của họ, bạn cần phải xác định khách hàng của mình quan tâm đến điều gì khi mua sắm, sau đó xây dựng và quản lý nội dung cho phù hợp.

fanpage 13

>>> Đọc thêm bài viết: Bàn Về Visual Content Marketing

Social Media Marketing

Để giúp nội dung bài post được kết nối thuận lợi với nhiều khách hàng tiềm năng hơn, hãy tạo ra những content hữu ích, thú vị và phù hợp với tiêu chuẩn của mạng xã hội đó.

Đặc biệt nhờ có truyền thông mạng xã hội mà thông tin được đưa đến khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

Influencer Marketing

Influencer Marketing (Quy trình tiếp thị thông qua người có sức ảnh hưởng) được hình thành để khai thác các cộng đồng tương tác trên mạng xã hội. Influencers là những người có ảnh hưởng trong cộng đồng đó và có thể giúp bạn quảng bá đến đối tượng mà bạn đang muốn tiếp cận.

Để bắt đầu với Influencer Marketing bạn cần xác định Influencer bạn đang cần, để hướng đến đối tượng mà họ có sức ảnh hưởng. Sau đó lên danh sách các tiêu chí phù hợp.

mkt la gi
mkt là gì
  • Quy mô ảnh hưởng
  • Mức độ hoạt động
  • Sự quan tâm của influencer về sản phẩm của doanh nghiệp của bạn.

Sau đó tìm kiếm các đối tượng Influencer trên mạng, sử dụng nền tảng Influencer Marketing hoặc sử dụng các Agency. Cuối cùng là duy trì mối quan hệ với các Influencer này để họ có không gian quảng bá các sản phẩm của bạn.

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)

Affiliate Marketing là mô hình tiếp thị sản phẩm thông qua các nhà, kênh phân phối sản phẩm online (như website chẳng hạn). Theo đó, người làm Marketing Affiliate sẽ được nhà cung cấp trả tiền khi có đối tượng người mua mặt hàng mà họ đã giới thiệu.

15 cach kiem tien tu website don gian ma hieu qua4

Nếu bạn đang có các công cụ Marketing với lượng truy cập cao hoặc một mạng lưới tương tác trên mạng xã hội thì Affiliate Marketing sẽ giúp bạn tận dụng các công cụ đó một cách tối ưu nhất.

Hãy chọn sản phẩm lợi thế hoặc thương hiệu phù hợp với những gì bạn đang bán nhưng không cạnh tranh để quảng bá đến khách hàng của bạn.

Word of Mouth Marketing (Tiếp thị truyền miệng)

Tiếp thị truyền miệng là một trong các hình thức Marketing đáng tin cậy nhất hiện nay khi một khách hàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến cho những người khác.

Để tạo ra nhiều hoạt động Marketing truyền miệng, bạn cần phải tập trung vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt nhất có thể và cung cấp các dịch vụ hàng đầu cho khách hàng. Bạn phải đáp ứng yêu cầu cũng như thỏa mãn mong muốn của khách hàng trước khi đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của bản thân.

Khi đó khách hàng sẽ trở nên trung thành và tin tưởng để kết nối các khách hàng tiềm năng khác đến với sản phẩm, dịch vụ của bạn đến bạn bè và người thân của họ.

marketing truyen mieng la gi optimized

Event Marketing (Tiếp thị sự kiện)

Event Marketing là việc lên kế hoạch Marketing, tổ chức và thực hiện các chương trình hay một sự kiện để quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Sự kiện có thể được diễn ra trực tiếp hoặc trực tuyến. Doanh nghiệp có thể là người đứng ra tổ chức sự kiện, hay cũng có thể tham dự với tư cách là các nhà tiếp thị truyền thống triển lãm hay nhà tài trợ.

Nhiều tổ chức cũng dùng kinh nghiệm của mình để tham dự sự kiện với tư cách là diễn giả. Họ chia sẻ các thông tin có ích cho sự kiện, cho đối tượng mà họ nhắm tới. Đổi lại họ và thương hiệu của họ sẽ được người tham gia biết đến.

Ngoài ra, cũng có những sự kiện á

p dụng các ưu đãi tại chỗ để thu hút người tham dự thành người mua hàng và hành động mua hàng đó của họ chứng tỏ chiến dịch marketing này của doanh nghiệp bạn đi đúng hướng.

Video Marketing

Video Marketing là loại hình tiếp thị nội dung truyền tải ý tưởng chính của chiến lược thông qua video và chia sẻ lên các website, Youtube và mạng xã hội giúp tăng tính sinh động cho các thông điệp của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao nhận thức của người dùng về thương hiệu, tạo chuyển đổi và chốt sale.

Một vài ứng dụng Video thậm chí cũng cho ph

ép bạn phân tích, nuôi dưỡng và đánh giá độ tiềm năng của khách hàng thông qua các hoạt động kinh doanh của họ.

marketing lam gi 1

 

Email Marketing

Email Marketing là phương pháp kết nối với khách hàng bằng việc gửi nội dung hữu ích hay các thông tin quảng cáo đến những người đăng ký nhận bản tin từ doanh nghiệp.

Để thắt chặt các mối quan hệ với khách hàng, các doanh nghiệp cần cá nhân hóa thông điệp Marketing gửi đến khách hàng và nuôi dưỡng họ bằng những thông tin hữu ích, giá trị.

Để sử dụng hình thức này bạn cần lên danh sách khách hàng mà bạn có thể gửi emai. Bạn có thể thông qua các biểu mẫu thông tin trên website. Sau đó sử dụng phần mềm tự động gửi Email hoặc dịch vụ Email Marketing. Cuối cùng là theo dõi và giám sát hiệu quả email của mình.

Quy trình triển khai chiến lược Marketing bao gồm những gì?

RSTPMMIC, quy trình không thể thiếu trong chiến lược Marketing

R : Research : Lợi ích SP/ Insights/ Volume thị trường/ vấn đề của doanh nghiệp cần giải quyết

S : Phân khúc khách hàng : Chi phí mà họ có thể chi ra cho vấn đề đó.

T : Target Market : Thị trường mục tiêu , cơ hội, khu vực, thời điểm, Chia nhỏ tập khách hàng để tìm sản phẩm và thông điệp phù hơp.

P : Định vị thương hiệu : Khách hàng biết đến chúng ta – tin tưởng hơn đối thủ ở điểm nào

MM – Marketing Mix : 4Ps : Sản phẩm, định giá, Phân phối, quảng bá hay – 7Ps thêm : Con người, quy trình, Cơ sở vật chất.

I : Thực thi chiến dịch, Media planning

C : Đo lường và kiểm soát chiến dịch

Đó là toàn bộ quá trình triển khai Marketing bài bản, cẩn trọng đi từ xác định quy mô thị trường đến hoạch định ra các phương pháp để chiếm lĩnh thị phần.

Phân biệt giữa Marketing và Quảng cáo

Nếu marketing là một cái cây, thì quảng cáo là một nhánh trong cái cây ấy.

Marketing bao gồm phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, phân phối sản phẩm, chiến lược bán hàng, quan hệ công chúng và hỗ trợ khách hàng. Marketing là cần thiết trong tất cả các giai đoạn của hành trình bán hàng của một doanh nghiệp và nó có thể sử dụng nhiều nền tảng, kênh truyền thông mạng xã hội và các nhóm trong tổ chức của họ để xác định đối tượng của họ, giao tiếp với họ, khuếch đại tiếng nói của họ và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu theo thời gian.

Mặt khác, quảng cáo chỉ là một thành phần của marketing. Đó là một nỗ lực chiến lược, thường được trả tiền để truyền bá nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ như một phần của các mục tiêu tổng thể hơn đã nêu ở trên. Nói một cách đơn giản, đây không phải là phương pháp duy nhất được các người làm marketing sử dụng để bán một sản phẩm.

suc hut cua livestream trong mua covid optimized

Đây là một ví dụ:

Giả sử một doanh nghiệp đang tung ra một sản phẩm hoàn toàn mới và muốn tạo chiến dịch quảng bá sản phẩm đó đến khách hàng của mình. Các kênh truyền thông của công ty này là Facebook, Instagram, Google và trang web của công ty.

Doanh nghiệp sẽ sử dụng tất cả các công cụ marketing này để hỗ trợ các chiến dịch khác nhau của mình hàng quý và tạo ra khách hàng tiềm năng thông qua các chiến dịch đó.

Để quảng bá buổi ra mắt sản phẩm mới của mình, doanh nghiệp viết ra các bản hướng dẫn sản phẩm và có thể tải xuống trang web của mình, đăng video lên Instagram để giới thiệu sản phẩm mới của mình và sử dụng Google ads để đứng đầu trang một loạt kết quả tìm kiếm được tài trợ trên Google hướng lưu lượng truy cập đến trang sản phẩm mới trên trang web của họ.

Bây giờ, hành động nào ở trên là marketing và hành động nào là truyền thông quảng cáo?

Câu trả lời:

Quảng cáo trên Instagram và Google. Instagram nói chung không phải là một kênh quảng cáo, nhưng khi được sử dụng để xây dựng thương hiệu, bạn có thể phát triển nền tảng người theo dõi của mình để thông báo về sản phẩm mới ra mắt.

Google chắc chắn đã được sử dụng để quảng cáo trong ví dụ này vì công ty đã trả tiền để lấy vị trí đầu trên Google – với hình thức trả phí cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) – để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web hiển thị sản phẩm của mình. Một quảng cáo trực tuyến lâu đời.

Marketing diễn ra ở đâu và khi nào?

Đây là một câu hỏi hơi khó, vì marketing đại diện cho toàn bộ quá trình. Bằng cách tạo ra nội dung trên Instagram, Google và trang web của riêng mình ​​tập trung vào khách hàng.

Công ty đã chạy một chiến dịch marketing gồm 03 phần: đối tượng của mình, tạo thông điệp cho đối tượng đó và truyền tải thông điệp đó trong toàn ngành để tối đa hóa tác động.

Kết Luận

Không ai có thể phủ nhận của marketing trong môi trường kinh doanh hiện đại. Nhờ có hoạt động marketing mà doanh nghiệp đã gia tăng sức ảnh hưởng cho thương hiệu, nâng cao doanh số bán, cạnh tranh sòng phẳng với mọi đối thủ,.. Hy vọng với bài tổng hợp kiến thức này, khái niệm marketing là gì đã phần nào được làm rõ!