Nhờ việc triển khai những chiến lược Marketing thông minh và hiệu quả, Pepsi đã trở thành một trong những thương hiệu sản xuất nước ngọt và đồ uống nổi tiếng nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Chiến lược Marketing của Pepsi là một trong những case study Marketers nên phân tích và học hỏi. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về 5 chiến lược Marketing nổi bật nhất của Pepsi thông qua bài viết dưới đây.
l. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Pepsico
Theo Wikipedia, PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới với các sản phẩm được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tập đoàn PepsiCo đạt doanh thu ròng khoảng 63 tỷ đô la trong năm 2016 với các nhãn hàng chủ lực bao gồm Frito-Lay, Gatorade, Pepsi-Cola, Quaker và Tropicana. Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm một loạt các sản phẩm đồ uống và sản phẩm được yêu thích với tổng cộng 22 nhãn hiệu, tạo ra khoản 1 tỷ đô la mỗi doanh thu bán lẻ hàng năm.
PepsiCo quan tâm đến việc sản xuất, tiếp thị và phân phối thực phẩm ăn nhẹ có hạt, đồ uống và các sản phẩm khác. PepsiCo được thành lập vào năm 1965 với sự hợp nhất của Công ty Pepsi-Cola và Frito-Lay, Inc. PepsiCo đã mở rộng từ sản phẩm cùng tên Pepsi sang một loạt các thương hiệu thực phẩm và đồ uống rộng lớn hơn, trong đó lớn nhất bao gồm việc mua lại các công ty Tropicana vào năm 1998 và Quaker Oats Company vào năm 2001. Việc mua lại các công ty này giúp Pepsi thêm thương hiệu Gatorade vào danh mục sản phẩm của mình.
Kể từ ngày 26 tháng 1 năm 2012, 22 thương hiệu của PepsiCo đã tạo ra doanh số bán lẻ hơn 1 tỷ đô la Mỹ, và các sản phẩm của công ty đã được phân phối trên hơn 200 quốc gia, dẫn đến doanh thu ròng hàng năm là 43,3 tỷ đô la Mỹ. Dựa trên doanh thu thuần, PepsiCo là doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lớn thứ hai trên thế giới, sau Nestlé. Trong phạm vi Bắc Mỹ, PepsiCo là doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lớn nhất tính theo doanh thu thuần.
Pepsi là một sản phẩm nổi tiếng được sản xuất bởi tập đoàn PepsiCo. Caleb Bradham, một người bán dược phẩm ở New Bern, bắc Carolina phát minh ra Pepsi vào những năm đầu của thế kỷ 20.
Từ những khởi nguồn hết sức bình thường, Pepsi đã sống sót sau hai lần phá sản và trở thành công ty nước giải khát lớn thứ 2 trên thế giới. Ngày nay, biểu tượng toàn cầu của Pepsi là một trong những logo được biết tới nhiều nhất trên toàn thế giới. Các loại nước giải khát của Pepsi-Cola có thể được tìm thấy khắp nơi ở hơn 195 quốc gia trên thế giới.
ll. 5 chiến lược Marketing của Pepsi hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam
Pepsi là một trong những thương hiệu nước uống giải khát nổi tiếng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Một trong những điều làm nên thành công của thương hiệu này đó là Pepsi đã triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả, thu hút khách hàng thành công và tăng doanh thu bán hàng. Về cơ bản, Pepsi đã áp dụng 5 chiến lược Marketing chính như sau:
1. Chiến lược Marketing định vị thương hiệu
Chiến lược Marketing hiệu quả đầu tiên của Pepsi đó là chú trọng vào định vị thương hiệu.
Tập đoàn Pepsico đã định vị rất tốt thương hiệu và sản phẩm của mình trên thị trường. Với 22 thương hiệu trong danh mục đầu tư hiện tại, Pepsico cung cấp đồ ăn nhẹ và đồ uống có hàm lượng calo thấp và bổ dưỡng ngoài các sản phẩm soda thông thường của họ.
Chiến lược định vị thương hiệu của Pepsi là luôn xây dựng cho mình một hình ảnh tươi trẻ, với thông điệp rất trẻ trung và năng động: “Live for now – Sống trọn từng giây”. Bởi khách hàng của Pepsi là những bạn trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 22, thích những trải nghiệm mới lạ và luôn sống hết mình. Thương hiệu Pepsi luôn hướng tới giới trẻ và sự mới mẻ của tương lai.
2. Chiến lược tiếp thị kỹ thuật số
Chiến lược Marketing của Pepsi để thu hút khách hàng đó là tập trung vào tiếp thị kỹ thuật số.
Theo truyền thống, Pepsico luôn đầu tư mạnh vào hoạt động tiếp thị để phát triển trên thị trường và thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo hàng năm của Pepsi , họ đã tăng ngân sách tiếp thị và quảng cáo toàn cầu của mình lên hơn 12% cho năm 2019.
Với sự phát triển của mạng xã hội và các phương tiện kỹ thuật số, Pepsi đã đầu tư ngân sách của mình vào việc triển khai các chiến dịch social media marketing. Một số chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội nổi bật của Pepsi có thể được kể đến như: “Pepsi #Summergram”, “ Khui hè hết nấc”, “Pepsi mang Tết về nhà”,…
Kể từ khi mạng xã hội trở thành xu hướng, Pepsi đã bắt đầu kết nối với khách hàng của họ thông qua các chiến dịch quảng cáo theo thời gian thực. Điều này đã giúp Pepsi kết nối với hàng triệu người trên khắp thế giới cùng lúc, nhanh chóng và tiện lợi. Pepsi cũng có ý thức hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng của mình vì họ nhận thức được rằng những bình luận và tin tức tiêu cực có thể dễ dàng lan truyền trên mạng xã hội và tiếp cận hàng triệu người trong một khoảng thời gian ngắn.
3. Chiến lược quảng cáo đa kênh
Đầu tư vào các kênh phù hợp cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả của Pepsi.
Bên cạnh tận dụng mạng xã hội và fanpage, Pepsi cũng đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo trên TV, đặt các banner và billboard quảng cáo ngoài trời để tiếp cận và thu hút khách hàng, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu.
Fanpage
Bằng những nội dung thú vị, lôi cuốn cùng hình ảnh được thiết kế bắt mắt, fanpage của Pepsi tại Việt Nam đã thu hút hơn 37 triệu lượt thích và theo dõi trang. Fanpage chính là kênh mà Pepsi quảng cáo sản phẩm, giới thiệu các chương trình chiết khấu bán hàng hấp dẫn cũng như tương tác với khách hàng của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Quảng cáo trên TV
Một chiến dịch quảng cáo trên TV thành công của Pepsi có thể kể đến chiến dịch “Pepsi mang Tết về nhà” kết thúc năm 2021.
Câu chuyện trở về nhà ngày Tết vốn là Insight mà hầu hết thương hiệu đều tận dụng cho các chiến dịch vào dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên đối với Pepsi, đó không chỉ là một chiến dịch đơn giản với mục đích truyền thông, mà đằng sau ấy là hành động thực tế, trải nghiệm đầy xúc động với chuyến bay ba màu cùng số hiệu đặc biệt “Mang Tết về nhà”.
Với chiến dịch này, có hơn 1.000 vé máy bay cùng 2.000 vé xe ô tô khứ hồi và các phần quà ý nghĩa khác sẽ được trao cho hơn 3.000 đối tượng sinh viên, công nhân, người lao động đang làm việc xa nhà có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ điều kiện về quê đón Tết cùng gia đình. Bằng chiến dịch vô cùng ý nghĩa, Pepsi đã thành công trong việc làm cho khách hàng tin tưởng thương hiệu hơn và biến khách hàng trở thành người ủng hộ lâu dài của thương hiệu.
Quảng cáo ngoài trời
Đặt những tấm biển quảng cáo ngoài trời cũng là một cách hiệu quả để Pepsi cải thiện độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.
Những tấm biển quảng cáo ngoài trời của Pepsi thường được thiết kế với màu sắc trẻ trung, bắt mắt, tạo cảm giác năng động và vui nhộn. Tận dụng các lợi thế về màu sắc tươi mát và hiện đại, năm 2010 Pepsi đã cho ra mắt một chiến dịch quảng cáo với những chiến billboard được thiết kế sáng tạo kết hợp với đèn kỹ thuật số làm cho biển quảng cáo này vô cùng sinh động và bắt mắt.
Năm ngoái, biển quảng cáo ngoài trời với thiết kế bắt mắt và khẩu hiệu “#SayItWithPepsi” cũng thu hút đông đảo khách hàng, đặc biệt là khách hàng Gen Z khi khẩu hiệu này thể hiện sự năng động, nhiệt huyết, phù hợp với giới trẻ.
Triển khai Marketing đa kênh là một chiến lược quan trọng trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng ở nhiều kênh truyền thông khác nhau. Khi triển khai, Marketers cần theo dõi sát sao hiệu quả để đánh giá, tối ưu,… Vì vậy, việc cần báo cáo Marketing là cần thiết, giúp Marketers đo lường, theo dõi hiệu quả Marketing, tối ưu các chiến dịch để gia tăng chuyển đổi.
4. Chiến lược tận dụng Influencer Marketing
Influencer Marketing cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả của Pepsi.
Ngoài các chiến dịch quảng bá, Pepsi cũng phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ đối tác và tài trợ để nâng cao nhận thức về thương hiệu. Đặc biệt, họ đầu tư rất nhiều vào tiếp thị thể thao, hợp tác với nhiều tổ chức thể thao khác nhau trên toàn thế giới để quảng bá bản thân tại các thị trường thiết yếu.
Ví dụ, vào năm 2015, Pepsi đã hợp tác với Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA). Năm 2016, họ hợp tác với Ban kiểm soát Cricket ở Ấn Độ. Và vào năm 2017, thương hiệu này đã hợp tác với UEFA Champions ‘League lần thứ hai để quảng bá một số thương hiệu của họ.
Bên cạnh đó, Pepsi cũng hợp tác với nhiều nhóm nhạc, ca sĩ nổi tiếng để quảng cáo thương hiệu.
Ngày 12-9-2020, BlackPink, một trong những nhóm nhạc hàng đầu châu Á, đã chính thức trở thành đại diện phát ngôn của Pepsi. Bốn thành viên sẽ đồng hành cùng Pepsi, thế hệ Pepsi Cola mới, Không Calo lan tỏa tiếng nói của giới trẻ – “Dám Nói Không”, khuyến khích thế hệ “gen Z” vượt qua mọi giới hạn, truyền cảm hứng sống hết mình cho đam mê và sống thật với bản thân. Đây là một chiến dịch dùng KOLs để quảng cáo và PR cho thương hiệu cực mạnh của Pepsi.
Bên cạnh đó, Pepsi cũng là đơn vị tài trợ chính cho Rap Việt – Chương trình ca nhạc hot nhất hiện nay. Thông qua chương trình, Pepsi đã thành công trong việc cải thiện độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.
Chiến lược luôn đổi mới sản phẩm
Một chiến lược Marketing của Pepsi hiệu quả đó là luôn đổi mới sản phẩm.
Pepsi thường xuyên đầu tư vào bao bì và chất lượng sản phẩm của mình. Thương hiệu này cũng đã mở rộng việc cung cấp sản phẩm bằng cách thêm nhiều lựa chọn bổ dưỡng hơn cho những người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe của họ. Danh mục sản phẩm đa dạng với nhiều sự lựa chọn và hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, tất cả đều nằm trong chiến lược Marketing hiệu quả của Pepsi..
Bao bì và chất lượng sản phẩm của Pepsi luôn được đổi mới. Thương hiệu này cập nhật thiết kế của mình thường xuyên với mục đích đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của khách hàng.
lll. Cách Pepsi Việt Nam triển khai chiến lược Marketing theo mô hình 4P
Pepsi cũng đã triển khai chiến lược Marketing theo mô hình 4P một cách hiệu quả với chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, hệ thống phân phối và các chiến dịch quảng cáo sản phẩm phù hợp với khách hàng mục tiêu tại Việt Nam.
1. Chiến lược Marketing của Pepsi về sản phẩm (Product)
Sản phẩm Pepsi phát triển mạnh trong bối cảnh xã hội đang phát triển, mọi người thường xuyên bận bịu với công việc của mình và không có nhiều thời gian nên rất ưa chuộng đồ ăn nhanh và đồ uống có ga đi kèm như Pepsi.
Bên cạnh đó, Pepsico cũng đã sản xuất loại Pepsi dành riêng cho người ăn kiêng để mở rộng thị trường.Thông qua việc giảm lượng đường, Pepsi đã cho ra mắt sản phẩm Diet Pepsi.
Hiện nay, Pepsi đã nghiên cứu và cho ra mắt chai nhựa đầu tiên trên thế giới được làm hoàn toàn từ năng lượng tái tạo và sản phẩm dư thừa trong chế biến thực phẩm. Loại chai Green PET được sản xuất từ các nguyên liệu sinh học như: vỏ ngô, cỏ.. qua rất nhiều bước chuyển đổi. Pepsi còn sử dụng chính những phế phẩm trong khi quy trình sản xuất thực phẩm của mình như vỏ khoai tây, vỏ cam và vỏ yến mạch để sản xuất chai Green PET. Loại chai này có tính năng sử dụng và cảm quan bên ngoài giống như loại chai sản xuất từ dầu mỏ.
Với sản phẩm đa dạng cùng bao bì và kiểu dáng được thiết kế tiện lợi và thân thiện với môi trường, Pepsi đã thuyết phục được số lượng lớn khách hàng sử dụng sản phẩm của mình thay vì đối thủ cạnh tranh.
2. Chiến lược Marketing của Pepsi về giá (Price)
Pepsi đã định giá sản phẩm của mình thông qua một số chiến lược chính sau:
- Định giá thâm nhập thị trường: Khác với các chiến lược định giá thấp để chắt lọc thị trường, Pepsi đã chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp với mục đích thâm nhập thị trường nhằm thu hút số lượng lớn khách hàng, đồng thời đạt được thị phần lớn.
- Định giá chiết khấu: Pepsi sẽ điều chỉnh giá để cung cấp chiết khấu cho khách hàng thanh toán trước thời hạn hoặc mua số lượng lớn.
- Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: các kiểu sản phẩm của Pepsi được định giá khác nhau và tỉ lệ với chi phí tương ứng để sản xuất từng loại sản phẩm.
3. Chiến lược Marketing của Pepsi về hệ thống phân phối (Place)
Về hệ thống phân phối, Pepsi có một hệ thống phân phối đa dạng thông qua việc hợp tác với các siêu thị, đại lý, các cửa hàng ăn nhanh, rạp chiếu phim,…
Pepsi đã mang sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường Việt Nam thông qua các kênh phân phối trung gian. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và không ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô.
Pepsi đã phân phối sản phẩm thông qua các kênh siêu thị lớn như: BigC, Metro, Co.opmart,… Bên cạnh đó, Pepsi cũng mở rộng hệ thống kênh phân phối bằng việc hợp tác với các đại lý và các cửa hàng ăn nhanh như Lotteria, KFC và McDonald’s.
Đọc thêm: Phân tích chiến lược Marketing Mix của McDonald’s chi tiết nhất
Hệ thống phân phối của Pepsi luôn được mở rộng để đảm bảo cho việc sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng trên mọi khu vực địa lý. Người tiêu dùng có thể tiếp cận được với sản phẩm Pepsi một cách dễ dàng.
4. Chiến dịch Marketing của Pepsi về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Mặc dù nước giải khát của Pepsi có hệ thống sản xuất hiện đại, cùng với hương vị truyền thống và độ ngọt nồng, rất phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, thì việc xúc tiến và quảng bá sản phẩm mới là phương tiện hữu hiệu để Pepsi đến gần với người tiêu dùng và đã đạt được doanh số lớn như hiện tại.
Đối với thị trường Việt Nam, Pepsi nắm bắt và hiểu rõ các trạng thái như: Biết, hiểu, thích, chuộng, tin và mua của người tiêu dùng, từ đó áp dụng các công cụ hỗ trợ đầy sáng tạo và hiệu quả.
Khi mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam, cùng tầm nhìn của một thương hiệu toàn cầu thì Pepsi đã triển khai các hoạt động đóng góp cho cộng đồng, với mục đích để PR thương hiệu để thương hiệu của họ gần gũi với người tiêu dùng thông qua chiến dịch rất thành công như: “Uống một lon Pepsi là dành 50 đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt”.
Bên cạnh đó, Pepsi cũng triển khai những chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Ví dụ như với dịp Tết 2021, Pepsi đã triển khai chương trình “Cùng Pepsi mang kỳ lân về nhà”. Với chương trình này, khách hàng khi mua 2 thùng Pepsi 24 Lon thể tích 330ml hoặc 245 ml (giá trị từ 270.000 đồng đến 364.000 đồng) trong khoảng thời gian diễn ra khuyến mại sẽ được tặng 1 thùng Pepsi 8 lon vàng (trị giá 39.500 đồng).