Dù bạn là những Marketer nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, hay chỉ là những anh nhân viên rất bình thường đang làm việc trong các SMEs, bạn luôn cần những công cụ Marketing Online nhằm nâng cao năng suất, cũng như khiến cho những công việc thường ngày trở nên nhẹ nhàng hơn.
100 công cụ Marketing Online dưới đây chắc chắn sẽ là những ứng dụng, phần mềm hữu ích nhất, là “vật bất ly thân” với bất kỳ một Marketer nào. Đặc biệt hơn, bạn sẽ không phải trả bất kỳ đồng nào khi sử dụng, bởi chúng hoàn toàn miễn phí.
Mẹo nhỏ: Hãy sử dụng phím tắt Ctrl + F để tìm công cụ Marketing bạn cần
>>> Cẩm nang toàn diện về Marketing online
I. Công cụ đặt lịch post bài trên các nền tảng mạng xã hội
1. Buffer. Một trợ thủ đắc lực giúp bạn sắp xếp và quản lý các nền tảng mạng xã hội. Buffer có thể đặt lịch post bài, phân tích hiệu suất bài post, cũng như quản lý các tài khoản Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest, và cả tài khoản Google+ nữa. Hãy khám phá thêm những gì anh bạn này có thể bổ trợ nhé.
2. Later. Công cụ Marketing số 1 dành riêng cho Instagram. Nó có thể giúp bạn đặt các kế hoạch và chiến lược Marketing một cách trực quan nhất, thông qua các bảng biểu sinh động. Bên cạnh đó, Later còn có thể tự động quản lý cũng như hỗ trợ trang cá nhân của doanh nghiệp trên Instagram, sắp xếp các ảnh, và khiến chúng gọn gàng, đẹp đẽ hơn.
3. TweetDeck. Đúng như tên gọi của nó, TweetDeck được sinh ra để quản lý các tài khoản Twitter, không chỉ một, mà là nhiều tài khoản. Nhưng còn gì đáng tin cậy hơn, khi TweetDeck chính là con đẻ của Twitter. Thật hữu dụng, mà cũng không kém phần đáng tin!
4. SocialOomph. Quá mệt mỏi vì phải xóa các tweet trên Twitter? SocialOomph sẽ là vị cứu tinh của bạn. Việc quản lý, chỉnh sửa, xóa các bản nháp hay lưu trữ lại chúng sẽ nằm trong tầm tay của bạn. SocailOomph hỗ trợ quản lý tới 5 tài khoản Twitter, hoàn toàn miễn phí. Phiên bản nâng cao của ứng dụng còn hỗ trợ Facebook, Pinterest và LinkedIn.
5. Friends+Me. Ứng dụng này giúp bạn đặt lịch post bài trên Facebook, Google+, LinkedIn, Twitter, và Tumblr. Friends+Me có bản cài đặt cho máy tính để bàn, app trên điện thoại di động, và phần mở rộng ngay trên trình duyệt Chrome. Hơn nữa, nó có thể tích hợp với công cụ Zapier.
6. Crowdfire. Crowdfire cho phép bạn đặt lịch post bài và tìm kiếm các trend mới trên mạng xã hội. Chưa hết, nó còn quản lý các tài khoản Facebook, Twitter, LinkedIn, và Instagram. Đăt hashtag, tự động viết bài, đặt chú thích ảnh, cũng như quản lý nội dung trên blog? Không vấn đề gì, vì Crowdfire sẽ giúp bạn làm những điều trên. Hỗ trợ quản lý video YouTube cũng là một tính năng đáng chú ý của Crowdfire.
7. Hootsuite. Chắc chắn là trợ thủ tốt nhất trong việc sắp xếp nội dung Marketing. Với một tài khoản miễn phí, những gì bạn có là quản lý 3 tài khoản mạng xã hội cùng lúc, cũng như đặt lịch post 30 bài tự động trong ngày và tuần.
8. ScoopIt. Post bài trên các nền tảng mạng xã hội chỉ trong giây lát. Dựa vào những trào lưu, và nội dung lĩnh vực bạn lựa chọn, ScoopIt đưa ra những gợi ý tốt nhất cho content của bạn, rồi phân phối chúng tới các nền tảng mạng xã hội sẵn có. Phiên bản miễn phí có thể cho phép bạn tạo ra 50 bài post trong chủ đề đã lựa chọn (1 chủ đề cho mỗi tài khoản). Hãy sử dụng phần mở rộng của ScoopIt trên Chrome để quá trình phân tích và phân phối nội dung được nhanh hơn.
II. Công cụ tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa:
9. Displaypurposes. Chỉ cần điền một/hai hashtag trên thanh tìm kiếm. Displaypurposes sẽ trả về cho bạn các hashtag có liên quan hiện đang hot nhất trên nền tảng Instagram. Đặc biệt hơn, ứng dụng này còn đưa ra những gợi ý đa ngôn ngữ chính xác, giúp doanh nghiệp bạn có thể tiếp cận lượng người dùng quốc tế một cách hiệu quả hơn. Nhanh, gọn, mà lại hạn chế các hashtag dạng spam hoặc đã bị cấm, đó là những gì ứng dụng này đem lại cho bạn.
10. Google Keyword Planner. Tìm kiếm các keyword bằng công cụ chính chủ của Google, bạn tìm đến đúng địa điểm rồi đó! Google Keyword sẽ hỗ trợ bạn khám phá ra các từ khóa có lượng tìm kiếm “nóng” nhất, đi kèm các từ khóa có liên quan. Bên cạnh đó, Google Keyword cũng đo đạc tính cạnh tranh của các keyword này, cùng khả năng phân tích thời gian search hiệu quả nhất cho chúng.
11. Answerthepublic. Bắt đầu bằng việc điền một keyword hoặc topic bạn quan tâm, chờ trong giây lát, và voila, một bảng biểu dạng sơ đồ tư duy vô cùng trực quan sẽ trả cho bạn kết quả là những câu hỏi có liên quan tới từ khóa, các “giới từ”/”động từ” đi kèm, cùng nhiều những tính năng hữu ích khác. Đây chắc chắn là ứng dụng đắc lực giúp bạn tìm từ khóa và lựa chọn content phù hợp.
12. Keyword Tool. Tìm kiếm từ khóa đang hot trên Google, YouTube, Bing, Amazon, eBay và App Store. Với riêng Google, bạn có thể scan keyword không chỉ dưới dạng văn bản, mà còn trong hình ảnh, video, hay dạng tin tức. Với Amazon, bạn có thể search từ khóa trong các ngành kinh doanh nhất định.
13. Meta Tag Extractor. Công cụ này đến từ nhà phát triển nổi tiếng BuzzStream. Nó giúp bạn phân tách tiêu đề, phụ đề và keyword từ bất kỳ link Website nào và đánh giá tính hiệu quả từ chúng. Bạn nên thêm nhiều các link Website khác nhau để Meta Tag có thể so sánh hiệu quả tiêu đề, phụ đề và keyword giữa chúng.
14. Keyword Eye. Tìm kiếm keyword phù hợp, giúp đạt hiệu quả cao chính là những gì Keyword Eye có thể thực hiện. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn giúp so sánh chỉ số CPC và tính cạnh tranh của các keyword. Vô cùng hữu ích, Keyword Eye còn tự động gợi ý tới bạn các keyword nổi bật từ Amazon, Google và YouTube. Có thể xuất báo cáo dưới định dạng .csv.
15. SpyFu. Điền địa chỉ Website của đối thủ cạnh tranh, và nhận ngay báo cáo về reach, keyword, cũng như nhiều thứ khác ngay trên SpyFu. Khi bạn kích chọn vào các từ khóa, bạn sẽ nhận ngay báo cáo chi tiết và các thống kê có liên quan tới những keyword trên. 5 từ khóa đầu là miễn phí, các từ khóa kế tiếp bạn phải trả thêm tiền cho phiên bản mở rộng.
16. Ubersuggest. Ứng dụng này cung cấp tới người dùng các keyword cùng các thông số có liên quan, như chỉ số CPC, số lượt tìm kiếm, chỉ số cạnh tranh,… Bạn có các tùy chọn giới hạn tìm kiếm nhằm loại bỏ đi các thông tin không cần thiết. Ubersuggest đem đến cho người dùng các trải nghiệm tìm kiếm từ web, ảnh, shopping, YouTube, và tin tức. Copy kết quả bạn tìm được, hoặc xuất chúng dưới định dạng .csv.
17. Moz. Moz giúp bạn khám phá các từ khóa mới, các đường link Website, cùng các số liệu có liên quan. Với công cụ này, bạn có được 20 keyword và 10 đường link miễn phí. Khi tải toolbar Moz SEO, ngay lập tức bạn có được các số liệu có liên quan từ bất kỳ trang Web nào, bao gồm cả các trang Web tìm kiếm như Google.
III. Liên kết với các nhà báo/nhà xuất bản nội dung nổi tiếng
18. Expertise Finder. Mong muốn doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên các thời báo kinh tế nổi tiếng như Wall Street Journal, The New York Times, Bloomberg hay The Economist, hay xuất hiện trên CNN hay BBC? Expertise Finder chính là giải pháp dành cho bạn. Khi có những ý tưởng Marketing đột phá, hay muốn quảng bá cho doanh nghiệp của bạn, hãy sử dụng Expertise Finder và gia nhập ngay vào ngành và liên kết cùng các chuyên gia.
19. GlobalExperts. Công cụ này cho phép bạn liên hệ với các chuyên gia trong ngành, tham khảo các đánh giá và số liệu từ những nguồn truyền thông đáng tin cậy nhất, đến từ Reuters, CNN, BBC và nhiều hơn nữa.
20. Smedian. Smedian là ứng dụng giúp bạn thu hút những nhà báo mới, liên kết với họ để truyền thông về doanh nghiệp của bạn tới công chúng. Khởi đầu từ việc chat, bắt đầu một cuộc thảo luận, và từ đó, liên kết doanh nghiệp bạn tới với giới chuyên gia trong ngành.
IV. Nâng cao và cải thiện chất lượng content marketing
21. Hemingway App. Một trợ thủ vô cùng đắc lực giúp bạn có được một bài content “chất” nhất. Ứng dụng này tìm kiếm và loại bỏ những lỗi ngữ pháp mà copywriter thường xuyên mắc phải, như câu cú dài dòng, cấu trúc ngữ pháp phức tạp, hoặc các lỗi chính tả điển hình. Người đọc content sẽ không còn gặp khó khăn khi tiếp cận content của bạn nữa, nhờ có Hemingway App.
22. Coschedule Headline Analyzer. Như một nhà phân tích, Coschedule giúp đánh giá tổng thể cấu trúc ngữ pháp trong content của bạn. Nhanh chóng, ứng dụng này nhận diện những từ ngữ bạn nên hoặc không nên dùng, phân loại tiêu đề của bạn thành các tiểu mục một cách vô cùng khoa học và trực quan nhất (với các dạng như: Tiêu đề chung, danh sách, how-to,…).
23. Grammarly. Khỏi bàn cãi về Grammarly, đây chính là ứng dụng nổi tiếng nhất về kiểm tra và cải thiện chất lượng bài viết, content. Grammarly chứa đựng những tính năng ưu việt, như kiểm tra số từ, mức độ dễ đọc/nắm bắt thông tin của bài viết. Đặc sắc hơn, Grammarly còn giúp copywritter biết được thời gian để người đọc bình thường đọc content trong bao lâu. Thật đáng để lưu tâm!
>>> Hướng Dẫn Cách Viết Content Marketing Hay
V. Công cụ Email Marketing hiệu quả
24. MailChimp. Mở đầu cho danh sách là ứng dụng MailChimp. MailChimp có thể giúp bạn tạo lập template cho chiến dịch Email, landing pages, cũng như các form survey bổ trợ Marketing. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn cho phép bạn gửi tự động email Marketing với số lượng data lớn. Lượng template email đa dạng giúp bạn có nhiều sự lựa chọn trong việc gửi mail, như thông báo, hay đề xuất sản phẩm mới.
25. SendGrid. Công cụ quản lý email này không chỉ giúp bạn xây dựng và phân phối chiến dịch email Marketing tới khách hàng, mà còn giúp quản lý tệp data khách hàng, thực hiện bài test A/B (đặc thù trên mail), và theo dõi hiệu suất công việc. Những tính năng thú vị của SendGrid còn bao gồm phân chia tệp khách hàng theo sở thích, tuổi tác, và các phân loại khác, giúp bạn xây dựng các template linh hoạt theo chủ đề.
26. Beefree. Sức hút của Beefree không chỉ dừng lại ở cái tên của nó, ứng dụng này còn cho phép bạn xây dựng template và gửi chúng tới các tệp data nhanh chóng, chỉ trong giây lát. Tương thích với cả nền tảng desktop và smartphone, Beefree cung cấp lượng template đa dạng, giúp bạn truyền tải thông điệp tới người đọc một cách chuyên nghiệp và tối ưu nhất.
27. Neverbounce. Từ tệp data của bạn, Neverbounce giúp bạn phân tích các địa chỉ mail có thể gửi và cung cấp những số liệu hoàn toàn miễn phí. Điểm mạnh nhất của Neverbounce chính là ở tính năng phân loại mail có thể gửi và mail không hợp lệ; giữa mail rác, mail tạm thời và mail chính chủ.
28. Mail-tester. Giống như tên gọi của nó, nhiệm vụ của Mail-tester chính là việc giúp nhận biết chiến dịch email Marketing bạn xây dựng có nằm trong thư mục spam của khách hàng hay không. Đồng thời, ứng dụng này cung cấp cho bạn lời khuyên, và giải pháp nâng cao hiệu suất cho chiến dịch.
29. Streak. Ứng dụng này bao gồm các tính năng như hỗ trợ hoạt động CRM của doanh nghiệp, theo dõi hơn 200 email hàng tháng, và các công cụ bổ trợ email Marketing đặc thù. Khi bạn tải phần mở rộng của ứng dụng Streak trên Chrome, bạn có thêm các công cụ hữu ích khác giúp template email trở nên đẹp mắt và hiệu quả hơn trong chiến dịch.
30. Hubspot Email Signature Generator. Hubspot sẽ giúp bạn xây dựng chữ ký mail độc-đẹp-lạ, bằng những hình ảnh và icon trên mạng xã hội. Hãy làm nổi bật mail của bạn bằng 8 chủ đề độc đáo, không đâu có thông qua Hubspot Email Signature Generator.
31. Putsmail. Dịch vụ Putsmail cho phép bạn test các email định dạng HTML trước khi gửi tới khách hàng và hỗ trợ lên tới 10 mail test. Ứng dụng này còn cho phép kiểm tra mail dưới định dạng văn bản thuần (plain-text version), cùng bản tùy chọn dành riêng cho Apple Watch.
32. Contact Form WPForms. Là một plugin bổ trợ cho công cụ soạn content WordPress nổi tiếng, Contact Form cho phép bạn tạo một form liên hệ trên WordPress chỉ trong giây lát. Có cả tá form dành cho bạn lựa chọn, như: form đơn giản, form cho hoạt động kêu gọi quyên góp, form order, form xin nhận tài liệu,…., tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng của bạn.
33. Share Link Generator. Công cụ này là trợ thủ đắc lực trong việc chia sẻ link share Facebook, Twitter, Google +, và cả trong việc chia sẻ link mail. Các đường URL chia sẻ sẽ hoạt động trơn tru ngay cả trong chiến dịch email Marketing bạn soạn tới khách hàng.
34. FreshMail. Chốt lại bảng danh sách những ứng dụng về email Marketing tiện ích nhất chính là FreshMail. Công cụ này giúp xây dựng chiến dịch email, tự động gửi mail cho tệp data, xuất báo cáo, và quản lý, theo dõi mức độ hiệu quả của chiến dịch. Phiên bản dùng thử cung cấp cho bạn khả năng quản lý 100.000 địa chỉ mail, soạn 1000 email và trải nghiệm các tính năng độc đáo trong vòng 30 ngày.
>>> Tất tần tật về Email marketing
VI. Công cụ Marketing giúp hỗ trợ chỉnh sửa và thiết kế
35. Crello. Crello giúp bạn chỉnh sửa và thiết kế các template cho các nền tảng mạng xã hội, dựa trên hàng ngàn lựa chọn khác nhau. Ngoài ra, thiết kế cho trang web, blog, ấn phẩm quảng cáo và Marketing cũng nằm trong “tầm ngắm” của Crello. Nhưng nổi bật nhất cho ứng dụng này chính là ở bộ sưu tập những template hoạt họa ấn tượng, hứa hẹn sẽ mang tới cho khách hàng những trải nghiệm về nhãn quan thú vị nhất.
36. Wix. Sử dụng các template của Wix, bạn có thể lập cho doanh nghiệp mình một website ưng ý nhất. Có cả tá tùy biến dành cho bạn: với chủ đề trải rộng từ doanh nghiệp, nhiếp ảnh, video, âm nhạc, forum, và nhiều hơn nữa. Các template này hoàn toàn tương thích để xây dựng các trang landing.
37. Animoto. Công cụ này rất hữu ích trong việc thiết kế cũng như chỉnh sửa video phục vụ hoạt động Marketing. Sử dụng storyboard/chủ đề đã có sẵn, việc của bạn chỉ là thêm nhạc, chỉnh sửa filter và thêm các ghi chú. Animoto còn cho phép bạn thêm logo, biểu tượng chìm (watermarks) và phụ đề cho video.
38. Freelogoservices. Bạn muốn thiết kế cho mình một logo độc đáo? Sử dụng Freelogoservices bằng cách thêm đoạn text bạn muốn design, đưa ra các tùy chỉnh thích hợp và đợi kết quả trả về. Chọn logo bạn cảm thấy ưng ý nhất, điều chỉnh font chữ, màu sắc và các tính chỉnh có liên quan, bạn đã có cho mình logo vừa đẹp mắt, lại chẳng mất khoản phí nào.
39. Venngage. Quá nhàm chán với những thông tin khô khan? Lo sợ người đọc ngán tới tận cổ trong một rừng thông tin mà bỏ lỡ thông điệp Marketing bạn muốn truyền tải? Đừng lo, Venngage sẽ giúp bạn “kể lại câu chuyện xưa như Diễm” qua cái nhìn thú vị hơn rất nhiều bằng infographic, thông qua các bảng biểu, hình vẽ theo từng chủ đề khác nhau: địa lý, mốc thời gian, bảng so sánh, danh sách,…
40. Google Fonts. Ngay chính Google cũng cung cấp cho bạn công cụ bổ trợ design vô cùng hữu ích – Google Fonts – một cách hoàn toàn miễn phí. Bạn có quyền lựa chọn trong thư viện hơn 888 họ font khác nhau, với đủ các thể loại, từ dạng hẹp, có chân, không chân, viết tay,… Google Fonts còn hỗ trợ các phông chữ cho các ngôn ngữ khác nhau, giúp bạn tiếp cận với lượng khách hàng quốc tế tiềm năng.
41. WhatFont. Ứng dụng này giúp bạn nhận diện font ngay trên trang Web bạn đang lướt. Kích cỡ, độ rộng, kiểu dáng, hay ngay cả họ font cũng được WhatFont tìm ra trong nháy mắt. Bị ấn tượng với một phông chữ độc lạ? Đã có WhatFont tra cứu giúp bạn.
42. Tiny Png. Nhiệm vụ của Tiny Png rất đơn giản: Chỉ cần up ảnh định dạng .png hoặc .jpg lên, và Tiny Png sẽ nén dung lượng của ảnh đó giúp bạn. Bạn có thể nén tới 20 ảnh, với dung lượng mỗi ảnh chỉ tới 5 MB mỗi file. Nhờ một công nghệ nén đặc biệt, Tiny Png có thể khiến chất lượng ảnh trở nên đẹp mỹ mãn, với độ lớn của file nhỏ đáng kể.
43. Iconfinder. Đau đầu về cả tá icon bạn cần thiết kế cho ấn phẩm? Iconfinder sẽ giúp bạn tìm chúng. Lựa chọn trong hàng loạt các icon màu và đơn sắc, trong 60 các thể loại khác nhau, từ 12 phong cách đặc sắc. Bạn sẽ choáng ngợp bởi những chủ đề Iconfinder cung cấp, như 3D, hoạt họa, pixel, và nhiều hơn nữa.
44. DeGraeve. Màu sắc thì có muôn hình vạn chạm. Từ một bức tranh/bức ảnh đầu vào, DeGraeve có thể phân tích và trả về cho bạn bảng màu hoàn chỉnh, giúp công việc thiết kế của bạn trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn. Giờ đây, các ấn phẩm Marketing, Website hay ngay cả các post từ mạng xã hội của bạn sẽ có được bảng màu theo đúng ý muốn của bạn nhất. Ứng dụng này sẽ trả về 2 bộ bảng màu cho mỗi ảnh bạn upload.
45. Hubspot CTA template pack. Download tới 50 mẫu template tùy chọn, dành cho các nền tảng khác nhau (từ PowerPoint, landing pages, email, cho tới các ấn phẩm Marketing), với các chủ đề đa dạng ứng biến tùy mục đích sử dụng.
46. PlaceIt. Với PlaceIt, bạn có thể test thử ấn phẩm Marketing sẽ trông như thế nào sau khi được in ra, hoặc trên các nền tảng kỹ thuật số. Lựa chọn ấn phẩm, upload lên PlaceIt, và bạn sẽ có cái nhìn trực quan nhất về ấn phẩm của mình.
VII. Khám phá xu hướng và trào lưu mới
47. FollowerWonk. Ứng dụng này giúp bạn tìm kiếm các tài khoản Twitter mới, so sánh tính hiệu quả trong Marketing giữa các tài khoản mạng xã hội, lần theo các bài Tweet, phân tích lượng follower và nhiều điều khác nữa. Ứng dụng này dành riêng cho mạng xã hội Twitter.
48. Feedly. Feedly giúp bạn khám phá và lần theo các content, bài báo, blog, kênh YouTube và nguồn RSS bạn quan tâm. Chỉ cần đặt keyword, bạn đã có những nội dung và thông tin theo một trật tự sắp xếp khoa học.
49. Hubspot Blog Ideas Generator. Bạn chỉ cần điền 5 danh từ khác nhau, và có ngay những chủ đề blog nóng nhất liên quan tới từ khóa vừa tìm kiếm.
50. Google Scholar. Chắc hẳn bạn không xa lạ gì với công cụ này. Google Scholar sẽ giúp bạn khám phá các bài báo/nghiên cứu từ bất kỳ nguồn học thuật đáng tin cậy nào.
51. Portent. Bạn đang bí ý tưởng để tạo ra một đề mục/headline bắt tai, ấn tượng? Portent là một giải pháp hoàn hảo. Bạn chỉ cần điền các keyword, và Portent sẽ trả ngay cho bạn đề mục đem đến hiệu quả Marketing cao nhất. Tuy vậy, bạn cần đôi chút chỉnh sửa về ngữ pháp và chính tả sau khi nhận kết quả trả về.
52. Content Row. Một ứng dụng nữa bổ trợ việc đặt title/đề mục tối ưu cho hoạt động Marketing. Hãy điền keyword, và bạn sẽ nhận được 25 gợi ý đề mục ấn tượng nhất.
53. Latest is. Một công cụ bắt trend Twitter thời thượng! Vào trang chủ của Latest Is, và ngay lập tức nhận được top 10 bài Tweet hot nhất, được bàn tán nhiều nhất. Nhanh chóng, trực quan và hiệu quả. Bạn có thể chia sẻ các bài Tweet này thông qua nút share được tích hợp ngay trên ứng dụng.
54. Alltop. Với một giao diện đơn giản, bạn sẽ nắm trong tay cả thế giới với những tin tức, chủ đề từ nhiều kênh truyền thông có uy tín. Bắt kịp xu hướng, và truyền đạt chúng ngay trong các ấn phẩm Marketing của bạn.
55. Google Trends. Chốt lại bảng danh sách chính là “ông lớn” trong làng công nghệ: Google. Khám phá ngay những trào lưu mới nổi, đa quốc gia, không biên giới với Google Trends. Công cụ còn cung cấp các bảng biểu phân tích số liệu vô cùng trực quan, dựa trên keyword bạn đã điền. Độ tin cậy của các số liệu đã được kiểm chứng, từ công cụ tìm kiếm có tuổi đời gần 20 năm của Google.
VIII. Công cụ quản lý và tổ chức công việc
56. Trello. Mở đầu bảng danh sách chính là Trello, một công cụ nổi tiếng giúp bạn tổ chức các project, công việc, kế hoạch một cách đơn giản, nhanh chóng và trực quan. Miễn phí và linh hoạt, việc quản lý dự án cùng đồng nghiệp chưa bao giờ đơn giản đến vậy.
57. Station. Bạn đã bao giờ cảm thấy mệt mỏi và ngập mặt với một tá các tab công việc trong Chrome. Bừa bộn và thiếu tổ chức, đã đến lúc bạn tìm kiếm giải pháp mới, đó chính là Station. Chỉ bằng công cụ Station, tất cả các tag công việc sẽ được nhóm lại, gọn gàng, linh hoạt, dễ tìm kiếm và dành riêng cho bạn. Loay hoay với tag Excel bảng tính, lục tung từng ngõ ngách để tìm Trello dự án sắp tới? Chỉ cần mở Station, và mọi thứ trong chớp mắt được giải quyết.
58. Slack. Chắc bạn chẳng lạ gì Slack – một “mạng xã hội” dành riêng cho môi trường doanh nghiệp. Nhưng bạn có biết rằng, Slack còn có thể quản lý các đầu việc, chia sẻ file công việc trong mạng lưới doanh nghiệp, quản lý các công cụ (lên tới 10 ứng dụng), tạo dựng kênh truyền thông nội bộ/công cộng, cũng như thực hiện video call, hội nghị. Slack có thể làm choáng ngợp với những gì nói có thể thực hiện.
59. Uberconference. Nhắc đến công cụ có thể thực hiện video hội nghị, Uberconference chính là ứng cử viên sáng giá. Bạn có thể thực hiện buổi họp với 10 người tham gia, chia sẻ các file công việc, ghi hình cuộc họp hoàn toàn miễn phí. Hãy đăng nhập, đăng ký tên doanh nghiệp, số điện thoại, upload ảnh cá nhân và bắt đầu cuộc họp, việc còn lại cứ để Uberconference lo!
60. Asana. Theo dõi tiến độ làm việc của các thành viên trong nhóm chưa bao giờ trở nên dễ dàng hơn, nhờ Asana. Với khả năng có thể chia sẻ tới 15 thành viên, bạn thỏa sức tạo dựng các công việc, quản lý dự án, và trao đổi với các member, ngay trên Asana.
61. Hellosign. Trợ thủ đặc biệt Hellosign sẽ giúp bạn nhanh chóng ký tên vào các văn bản trực tiếp trên Google Drive, và các nền tảng lưu trữ dữ liệu khác. Chẳng cần phải mất thời gian click và download từng file văn bản một, chỉ cần nhấn nút “sign” và voila, chữ ký điện tử đã được ký trong văn bản.
62. Dropbox. Không cần phải bàn cãi, Dropbox chính là “ông lớn” trong ngành điện toán đám mây. Công cụ này giúp lưu trữ dịch chuyển, cũng như sao chép dữ liệu hoàn toàn trực tuyến. Sau khi đăng ký tài khoản, bạn có ngay 2 GB dữ liệu trống, hoàn toàn miễn phí.
63. Evernote. Lưu trữ và chia sẻ thông tin vừa nhanh chóng, vừa an toàn với Evernote. Không chỉ là công cụ ghi chú đơn thuần, bạn hoàn toàn có thể lưu nhật ký, quản lý dự án, tạo to-do list, chia sẻ nội dung ngay trong ứng dụng này.
64. Cyfe. Giám sát và chia sẻ các tài liệu doanh nghiệp quan trọng trên Cyfe. Được xây dựng giao diện như một bảng thống kê dữ liệu dạng dashboard, Cyfe tạo cho người dùng cảm giác như đang theo dõi “các thông số tài chính thực”. Thông số Marketing, web analytics,… đều được thể hiện trên “dashboard” của Cyfe.
IX. Công cụ quản lý các tài khoản mạng xã hội
65. Embedsocial. Cùng Embedsocial, bạn có thể “nhúng” các album ảnh từ Facebook, Instagram, hay từ các story trực tiếp trên Website của doanh nghiệp. 10 album ảnh đầu là hoàn toàn miễn phí. Đừng lo lắng rằng các thông tin “nhúng” sẽ bị lỗi thời, bởi Embedsocial sẽ cập nhật thông tin sau mỗi 24 giờ.
66. Facebook Debug. Để quản lý các tài khoản, bài post trên Facebook, và các tin nhắn trên Messenger, không có gì hữu ích và đáng tin cậy hơn việc sử dụng ngay công cụ chính chủ do Facebook phát triển: Facebook Debug. Bạn chỉ cần dán đường link Website cần theo dõi, và Facebook Debug sẽ trả về các thông số có liên quan, như IP máy chủ, xem trước liên kết (khi chia sẻ đường link trên Facebook), thời gian phản hồi,…
67. Tweriod. Nhiệm vụ của công cụ này là phân tích bài tweet của doanh nghiệp bạn, và các tài khoản đang theo dõi bạn. Từ đó, ứng dụng đưa ra khoảng thời gian hợp lý và tối ưu nhất để bạn post tweet tới đối tượng data khách hàng trọng tâm. Bạn hoàn toàn có thể có số liệu phân tích từ hơn 1000 người theo dõi, hoàn toàn miễn phí.
68. Likealyzer. Đúng như tên gọi của ứng dụng, Likealyzer giúp phân tích hiệu quả trang Facebook của bạn; đưa ra các lời khuyên; so sánh page của bạn với đối thủ cạnh tranh, các đối tác, và các page Facebook khác. Bạn còn có thể chuyển đổi từ bản phân tích thô, xuất thành một bảng báo cáo chuyên nghiệp, bằng Likealyzer.
69. Mustbepresent. Với Mustbepresent, bạn có ngay bản báo cáo về chỉ số tính gắn kết các tài khoản mạng xã hội với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, bạn còn có thể so sánh các chỉ số của doanh nghiệp với chuẩn chung trong ngành.
70. Fanpage Karma. Một công cụ rất hữu ích cho các page Facebook. Ứng dụng này hỗ trợ việc đo lường KPI và các bảng phân tích trực quan cho từng post, content. Bạn còn có thể giám sát độ hiệu quả của các post, khi các mention sẽ được gửi ngay tới mail của bạn (khi có).
71. Barometer. Công cụ này cung cấp cho bạn các thông số insight cho post Facebook: phần trăm khách tiếp cận, chỉ số tính gắn kết (engagement rate), lượng người bàn tán về post, và cả những feedback tiêu cực mà post của bạn đã tạo ra. Chưa hết, Barometer còn cung cấp cả các thông số liên quan tới sự lan truyền của post của bạn (từ viral reach và organic reach hàng tháng).
72. SharedCount. Một ứng dụng khác bổ trợ hoạt động quản lý tài khoản Facebook. Trợ thủ này giúp bạn theo dõi lượt share, tương tác từ các post Facebook, và ngay cả trên trang Web của doanh nghiệp bạn.
73. BuzzBundle. BuzzBundle sẽ giúp bạn quản lý các nền tảng mạng xã hội, tìm kiếm các lượt “bàn tán” về doanh nghiệp/thương hiệu bạn, và tăng khả năng gắn kết của khách hàng với bạn. Đặc biệt, công cụ này có thể giúp bạn post/trả lời trực tiếp các comment của khách hàng mà không cần truy cập lại tài khoản mạng xã hội. Vô cùng tiện lợi, mà hoàn toàn miễn phí.
X. Công cụ quản lý SEO
74. Screaming Frog. Bạn gặp nhiều khó khăn trong việc viết các bài SEO, đã có Screaming Frog giúp bạn tính toán các chỉ số nhằm tối ưu hóa content của bạn trong các công cụ tìm kiếm. Nó nhận diện đường link Website (xem nó còn sống hay chết), các ảnh, đường script, CSS và nhiều hơn nữa.
75. Peek. Ứng dụng này sẽ phân tích ngay lập tức các vấn đề về SEO trong content của bạn, như các lỗi thường mắc phải, đường link, từ khóa,… Quá trình phân tích sẽ trả kết quả ngay trong giây lát.
76. Google Search Console. Tiếp theo trong danh sách top 100 công cụ Marketing miễn phí chính là một ứng dụng thuộc chính chủ Google. Công cụ này giúp đo lường lượt traffic của Website, nhận diện các lỗi thường gặp trong SEO, nâng cao hiệu quả và nâng thứ hạng content của bạn trên Google Search.
77. SEOquake. Thanh công cụ SEOquake trên Chrome sẽ giúp bạn đánh giá tính hiệu quả các các đường link nội bộ và link bên ngoài, so sánh thứ hạng các domain và trang Web,…
78. Serprobot. Serprobot sẽ đánh giá thứ hạng bài content của bạn khi chạy SEO trên Google, dựa trên từ khóa bạn nhập vào. Bạn có thể điền tối đa 5 từ khóa khi sử dụng Serprobot.
79. Segment. Bạn có thể theo dõi lượt người truy cập trang Web, hoặc số lượt người sử dụng app do doanh nghiệp bạn phát triển. Segment hỗ trợ việc theo dõi tới hơn 1.000 người dùng, hoàn toàn miễn phí. Sử dụng công cụ bổ trợ của Segment để có các bản thống kê các chỉ số dựa trên thời gian thực.
80. Copyscape. Một công cụ giúp bạn có thể kiểm tra xem content của bạn có bị copy-paste trên các website/nền tảng kỹ thuật số khác không. Nếu content của bạn bị copy, Copyscape sẽ gửi ngay đường link và nhấn mạnh nội dung bị sao chép tới bạn.
81. Seochat’s Advanced Meta Tag Generator & Google Search Results Preview. Công cụ này hỗ trợ bạn cách tạo tiêu đề, gợi ý keyword, chủ đề, ngôn ngữ, và nhiều thứ khác, giúp nâng cao chất lượng bài SEO.
82. Google’s Mobile-Friendly Test. Công cụ chính chủ của Google này giúp kiểm tra tính thân thiện của bài content trên nền tảng các thiết bị di động. Bạn chỉ cần nhập đường link, và Google sẽ trả bài phân tích tới bạn. Việc tối ưu hóa SEO trên di động chưa bao giờ đơn giản tới vậy.
XI. Công cụ quản lý và phân tích Website
83. Mixpanel. Mixpanel sẽ cung cấp tới bạn bảng phân tích chi tiết về Website doanh nghiệp bạn. Phiên bản miễn phí bao gồm việc hỗ trợ 5 project, bản báo cáo thông số trong 60 ngày,…
84. SimilarWeb. Đo lường và theo dõi tính hiệu quả của Website doanh nghiệp bạn thông qua thuật toán xử lý đa nền tảng của SimilarWeb. Phiên bản miễn phí cho phép bạn nhận được 5 bản báo cáo mỗi lần, thông số phân tích trong 1 tháng trên nền tảng di động, và 3 tháng thông số traffic trên Web.
85. GTmetrix. Công cụ này đánh giá và phân tích tốc độ tải của Website, và đưa ra các lời khuyên hữu ích giúp tăng và nâng cao hiệu suất tải Web.
86. Pingdom. Pingdom giúp bạn có thể nhận biết khoảng thời gian load cho bất kỳ trang Web nào, so sánh chúng với danh sách các Website khác nhau, đặt thứ hạng và xếp điểm đánh giá. Công này này cũng gợi ý các lời khuyên nhằm giúp bạn nâng cao hiệu suất tải Website.
87. Varvy. Trợ thủ Varvy tính toán điều chỉnh và thiết kế content giúp nâng cao hiệu quả SEO. Bạn chỉ cần điền đường link, mọi phân tích của công cụ sẽ xuất hiện ngay với các thông tin về tính dễ đọc, độ an toàn, tốc độ tải page, một số chỉ dẫn chuyên môn, và hơn thế nữa.
88. WebPageTest. WebPageTest sẽ đưa ra bảng đánh giá logic về độ load Website, tính tường minh (khả năng đọc hiểu của khách hàng) về các bài content,… Bạn chỉ cần điền đường link, chọn địa điểm địa lý cần test, và chọn trình duyệt, kết quả sẽ trả ngay trong tức khắc.
89. Website Grader. Giống những công cụ trước trên bảng danh sách, bạn có thể nhận được bảng đánh giá về hiệu suất Website, khả năng tương thích với các thiết bị di động, SEO, và tính an toàn trên Website Grader một cách sinh động (dưới các thang điểm đánh giá). Bảng báo cáo cũng bao gồm khuyến nghị về kích cỡ page, tốc độ tải, code HTTP, và một số thông tin khác.
90. Google Developers PageSpeed. Bạn có thể nhận các bảng báo cáo tách biệt dành cho điện thoại và desktop về khả năng load page, những lời khuyên nhằm tối ưu hóa SEO từ các chuyên gia và thuật toán phân tích hàng đầu từ Google.
91. Siteliner. Với Siteliner, bạn có thể tìm kiếm những content bị lặp lại, các đường link bị hỏng, và phân tích khả năng bị bỏ qua bởi các máy tìm kiếm. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể nhận biết điểm chung và điểm độc nhất về chất lượng content của bạn so với các đối thủ cạnh tranh, có thể so sánh kích cỡ page, thời gian load trang, và số từ trong mỗi content so với các trang Web khác.
>>> Hướng Dẫn Cách Tăng Traffic Cho Website
XII. “Nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng (Lead nurturing)
Nhằm thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng trong một thị trường ngách, bạn cần các công cụ Marketing nhằm “nuôi dưỡng” các đối tượng khách hàng này.
92. Sumo. Từ việc đăng ký sử dụng dịch vụ, bạn hoàn toàn có thể nhận các bản phân tích miễn phí hàng tuần, sử dụng công cụ đã tích hợp sẵn để thiết kế, tạo lập email và các công cụ truyền thông Marketing cho đối tượng khách hàng tiềm năng.
93. Drip. Drip giúp bạn phân tích, theo dõi, thực hiện các công việc Marketing tự động, cá nhân hóa, và báo cáo tiến độ công việc. Drip hỗ trợ tệp khách hàng lên tới 100 đối tượng. Để sử dụng Drip, bạn phải tải công cụ bổ trợ, nhập tệp khách hàng, kích hoạt chiến dịch và theo dõi các chỉ số phân tích.
94. Hubspot CRM. Cần một hệ thống CRM để quản lý và nâng cao mối quan hệ với khách hàng? Hãy sử dụng công cụ CRM này, hoàn toàn miễn phí. Nó giúp bạn theo dõi các contact, sổ sách, sắp xếp lịch hẹn, đặt lịch email. Mối quan hệ của bạn với khách hàng sẽ được cải thiện đáng kể, nhờ có Hubspot CRM.
95. Freshsales. Freshsales giúp bạn quản lý khách hàng, duy trì liên lạc, nâng cao hoạt động email Marketing, chăm sóc khách hàng, cùng nhiều tính năng hữu ích khác, dành cho nền tảng di động, desktop,…
96. Zoho CRM. Ứng dụng mã nguồn mở Zoho CRM cho phép doanh nghiệp (được lập nhiều nhất 3 tài khoản) quản lý khách hàng tiềm năng, quản lý tài liệu doanh nghiệp và nhiều tiện ích khác.
>>> 5 Mẹo Tìm Kiếm Insight Khách Hàng
XIII. Công cụ theo dõi các lời nhắc
Những “mentions” (hay các đề cập) từ các nguồn truyền thông bên ngoài tới doanh nghiệp là vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể lan tỏa và nâng cao độ nhận biết thương hiệu từ khách hàng.
97. Mentionmapp. Với Mentionmapp, bạn có thể tiếp cận lượt mentions, retweet, hashtag liên quan tới doanh nghiệp và thương hiệu của bạn. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận những gợi ý về bài tweet từ các follower nhằm nâng cao chất lượng content trên Twitter.
98. Awario. Muốn khám phá cả thế giới nói gì về thương hiệu của bạn? Sử dụng ngay Awario nhằm “lần” theo các mentions dưới những bảng biểu trực quan, so sánh sự phổ biến của thương hiệu bạn với các đối thủ cạnh tranh, và nhận báo cáo chi tiết.
99. Google Alerts. Giống như tên gọi, công cụ này sẽ thông báo tới bạn ngay khi có những đề cập, hoặc bàn tán từ truyền thông bên ngoài về thương hiệu. Bạn còn có thể giới hạn kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực và ngôn ngữ bạn đã lựa chọn.
100. Twitter Report from Union Metrics. Muốn tìm kiếm các lượt mentions về doanh nghiệp của bạn trên Twitter? Twitter Report chính là giải pháp. Công cụ này cung cấp cho bạn tất tần tật những gì thế giới bên ngoài đang nói về bạn, qua hashtag, keyword hay account bạn nhập vào.
Liệu 100 công cụ marketing online trên đã thực sự làm bạn hài lòng? Nếu Malu còn bỏ lỡ bất cứ một công cụ hữu hiệu ưa thích của bạn, hãy cho chúng tôi được biết nhé.