Header Wordmark 1

Logo Wordmark là một biểu tượng có tính trường tồn với bất kỳ doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào. Bất kể là công nghệ, thời trang, bất động sản, đồ ăn thức uống hay một nhóm ngành nào khác thậm chí chưa thể gọi tên. 

Còn được biết đến như “Logotypes”, đây là loại logo thiết kế hoàn toàn từ chữ cái và chỉ bao gồm tên thương hiệu. Không hình ảnh, không biểu tượng, wordmark đôi khi tối giản chỉ còn 1 đến 3 ký tự.

Tuy nhiên, đơn giản không đồng nghĩa với nhàm chán. Ngược lại, loại logo này còn giúp cải thiện độ nhận diện thương hiệu. Trên thực tế, rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đang sử dụng logo wordmark, như: Google, Coca-Cola, FedEx, … Logo wordmark nổi bật nhờ chính sự tối giản và dễ nhận diện của nó trên mọi nền tảng, mọi kích thước. 

Khi nào nên sử dụng Logo Wordmark?

When to Use 1

Vì không bao gồm hình ảnh hay biểu tượng nào, nhiều người cho rằng đây là kiểu logo nhạt nhòa, kém thu hút. Tất nhiên đó là một nhận định sai lầm. Trước hết, hãy điểm qua một số trường hợp logo wordmark được khuyên dùng cho thương hiệu:

Doanh nghiệp ở thời điểm sơ khai:

Khi mới chập chững bước vào thị trường, logo trực diện như wordmark không phải ý tưởng tồi. Logo wordmark giúp thương hiệu xây dựng nền tảng nhận diện ban đầu từ font chữ, màu sắc logo, … Khi vị thế doanh nghiệp cải thiện hơn, logo hoàn toàn có thể được rút gọn thành dạng logo chữ lồng (monogram logo) với cùng màu sắc và typeface. 

Tên doanh nghiệp ngắn gọn:

Lý tưởng hơn là tên thương hiệu chỉ gồm 1 cụm từ. Nếu wordmark quá dài, logo sẽ bị rối mắt và khó áp dụng lên ấn phẩm có kích thước nhỏ. 

Tên doanh nghiệp khác biệt:

Logo nhấn mạnh tính độc đáo của thương hiệu nhưng khi không có hình ảnh hỗ trợ, thông điệp truyền thông có thể kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một cái tên độc lạ sẽ khiến thương hiệu nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, logo wordmark vẫn là lựa chọn tối ưu.

Sẵn sàng thử nghiệm nhiều màu sắc:

Mặc dù kiểu chữ là chìa khóa với các logo đánh dấu từ, nhưng không nên bỏ qua màu sắc. Một mảng màu có thể là sự khác biệt giữa dấu từ dễ quên và dấu mà mọi người nhớ. Cân nhắc sử dụng kiểu chữ cổ điển với sự thay đổi màu sắc hoặc sử dụng bảng màu tương phản để nhấn mạnh tên doanh nghiệp của bạn.

 

Mẹo thiết kế logo Wordmark

Như đã đề cập, đơn giản không đồng nghĩa với tẻ nhạt, nếu như thiết kế đúng cách. Sau đây là một vài tips dành cho bạn khi bắt tay vào thiết kế một logo wordmark:

Yếu tố tối quan trọng: Typeface

Typeface được chọn lựa sẽ là chìa khóa giúp biểu đạt tốt nhất cá tính của logo. Thay vì tạo nên một logo với những ý nghĩa lộn xộn không thể truyền tải được đến công chúng. Con người có những kết nối mạnh mẽ với mặt chữ và thường tìm kiếm sự đồng cảm thông qua đặc tính, kiểu dáng, phong cách của một vật thể nhất định. Bởi vậy, font chữ với những tính cách riêng của chúng đóng một vai trò rất lớn trong việc định hình cách công chúng nhìn nhận về thương hiệu. 

Trước khi đi vào chọn lựa typeface phù hợp cho doanh nghiệp, có một số thuật ngữ bạn cần chú ý đến:

Weight: độ dày hay mảnh của những ký tự trong typeface, cũng có thể là dạng chữ in đậm, nghiêng, thường, …

Casing: ký tự trong dạng viết thường hay in hoa, hoặc chỉ viết hoa chữ cái đầu, …

Một wordmark bao gồm toàn chữ in hoa với độ dày cao sẽ tạo cảm giác nghiêm túc và cứng nhắc. Một logo khác với nét chữ mảnh có sự thu hút và dễ đọc hơn. Hãy cân nhắc kỹ về thông điệp thương hiệu muốn truyền tải đến công chúng để chọn được typeface phù hợp nhất. 

Ngoài ra, có 4 dạng font chính thường được sử dụng trong thiết kế logo đó là: serif, sans serif, slab serif và script. 

Serif wordmarks 1

Ví dụ font serif trong wordmark có các thương hiệu như Prada, Forbes.

Sans serif wordmarks

Sans serif xuất hiện trong các thương hiệu tân thời hơn như Google, Calvin Klein.

Slab serif wordmarks

Slab serif gồm có Honda, Volvo – thường được sử dụng bởi các thương hiệu muốn thể hiện sự bản lĩnh, mạnh mẽ và tự tin.

Script wordmarks

Font script mang sự tinh tế và dấu ấn cá nhân cao, như logo của Cadillac, Coca-Cola.

Nên nhớ, trước khi thiết kế logo của riêng mình, việc tìm hiểu và phân tích về cách các đối thủ đang làm cũng rất quan trọng.

Chú ý tới Kerning và Tracking của ký tự:

Kerning and tracking 1

KerningTracking là 2 thuật ngữ trong thiết kế đề cập đến khoảng cách trong font chữ, nhưng mỗi khái niệm có sự khác biệt riêng.

Kerning: khoảng cách giữa các ký tự, chữ cái độc lập. Độ kerning càng cao thì các chữ cái đứng càng xa nhau và ngược lại. Điều chỉnh độ kerning giúp logo giữ được tỉ lệ cân đối và thuận mắt hơn cho người xem.

Như logo của Zara, các chữ cái gần như trùng lên nhau còn logo Nivea thì có phần rời rạc hơn.  Cả 2 thiết kế này đều được điều chỉnh kerning một cách có chủ đích, tạo sự cân bằng với font chữ gốc. 

Kerning 1

Tracking: cũng ảnh hưởng tương đối đến tinh thần của thiết kế. Hãy nhìn vào độ giãn của chữ trong logo Avon, khác hẳn so với logo Brother – các chữ cái đứng sát liền nhau. Avon mang đến cảm giác của một người tiên phong còn Brother là sự đáng tin cậy, an toàn. 

Tracking 1

Khi thiết kế, độ kerning và tracking cần được đảm bảo đạt chuẩn để logo bắt mắt nhất có thể.

Cỡ chữ rất quan trọng:

Thiết kế có hệ thống phân cấp thông tin riêng mà trong đó, các vật thể có kích thước lớn thường thu hút sự chú ý hơn. Khi thiết kế logo wordmark, một biến tấu khá thú vị nằm ở việc tùy chỉnh kích cỡ của một vài ký tự to/nhỏ hơn các ký tự khác. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho duy nhất một chữ cái, như trong logo của Braun hoặc the Beatles.

Artboard 1 copy 23 100 1

 

Hãy thỏa sức sáng tạo cùng cỡ chữ để làm nổi bật khía cạnh nào đó trong logo mà bạn muốn công chúng chú ý đến nhất.

Tạo ra dấu ấn riêng cho ký tự:

Một typeface tốt không chỉ nằm ở mặt chữ mà còn hơn thế. Dù thêm các chi tiết đánh dấu vào logo không phải lúc nào cũng dễ áp dụng trong thực tiễn, có một số trường hợp vẫn khiến wordmark nổi bật hơn.

Như logo của Vans, đầu chữ V kéo dài lên toàn bộ mặt chữ tạo cảm giác chuyển động, tiến lên phía trước – quá hoàn hảo cho thương hiệu giày trượt ván. Hay logo của Hubspot, thậm chí còn tích hợp cả một hình ảnh vào giữa các chữ cái. Hình ảnh các nhánh vươn ra từ chữ “O” tượng trưng cho kênh marketing đa nền tảng mà Hubspot cung cấp, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển hơn về mọi mặt.

Artboard 1 copy 24 100 1

Sử dụng màu sắc một cách khôn ngoan:

Màu sắc cũng quan trọng không kém gì font chữ trong việc tạo ra một wordmark ấn tượng.

Con người liên kết màu sắc với cảm xúc vừa có chủ đích vừa trong vô thức. Do đó, khi lựa chọn bảng màu cho logo, hãy nghĩ về thông điệp bạn muốn truyền tải và màu sắc nào sẽ biểu đạt rõ thông điệp đó nhất. 

Artboard 1 copy 25 100 2

Đồng thời, hãy chú ý rằng mỗi logo ví dụ trên đây chỉ có tối đa là 2 màu. Bởi vì đơn giản là càng ít màu được chọn, càng dễ dàng để kiểm soát chúng. Subway và Flickr đều chia logo thành 2 bộ phận màu riêng biệt. Trong khi đó The Guardian chọn cùng 1 tone màu nhưng tạo tương phản bằng độ đậm nhạt. 

Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bảng màu bạn chọn đang giúp tôn lên font chữ. Ví dụ, nếu typeface đã đủ vui nhộn, năng động, màu sắc có thể dịu hơn và ngược lại.

Đừng quên kết hợp hình khối:

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy cân nhắc kết hợp hình khối vào trong logo để tăng sự cá tính cho thương hiệu. Hình khối có thể giúp một khía cạnh quan trọng của thương hiệu được nổi bật. Như cách hình oval bao quanh chữ “Sho” trong “Showtime” hay Z trong “LaZboy”.

Artboard 1 copy 26 100 1

Hình vuông và chữ nhật giúp tăng thêm sự táo bạo nhưng đồng thời cân bằng cho logo. Hình tròn và oval tượng trưng cho sự bền vững và đoàn kết, trong khi đó tam giác thì đa nghĩa hơn, tùy thuộc vào từng ngữ cảnh. 

Đơn giản sử dụng các đường thẳng hoặc ngang cũng là cách để biểu đạt sức mạnh, sự phát triển. Biến tấu đa dạng các hình khối và cân nhắc xem đâu có thể là cách giúp củng cố thông điệp thương hiệu. Miễn là đừng phức tạp hóa và làm rối mắt thiết kế. 

Lời nhắn dành cho bạn:

Wordmark là dạng logo khá đơn điệu so với những thể loại khác. Nhưng không đồng nghĩa với việc chúng bị đánh giá thấp. Wordmark tập trung vào tiểu tiết và sự chính xác, do đó có khả năng tạo ra một thiết kế, đa năng và cá tính. 

Không chắc chắn làm thế nào để thiết kế logo workmark? Hãy thử thiết kế logo Malu Design

banner 1280 x 800 malu 04

Nếu bạn đang tìm một đơn vị uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logohệ thống bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0988 622 991, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của Malu Design sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!

————————

Malu Design – Branding Identity Agency

Hotline: 0988 622 991