Thời gian chúng ta làm việc hiệu quả nhất trong ngày không đồng nghĩa với lúc chúng ta sáng tạo nhất, bởi vì năng suất làm việc tối ưu và thời điểm đạt mức sáng tạo cực đại của mỗi người thường không trùng nhau.
Đó là năm 1869, trong phòng nghiên cứu của mình, nhà khoa học Dmitri Mendeleev đang tập trung tìm kiếm những nguyên tắc để sắp xếp các nguyên tố hóa học theo một trật tự có ý nghĩa. Việc tìm kiếm này dường như là nỗi ám ảnh to lớn đối với Mendeleev vì ông đã dành nhiều năm trời nghiên cứu nhưng nó vẫn như một bài toán cứng đầu không có lời giải. Một ngày nọ, ông quyết định viết tất cả các nguyên tố lên các tấm thẻ ghi chú, mỗi tấm thẻ chứa đựng tên và thuộc tính của một nguyên tố nhất định, ông di chuyển các tấm thẻ khắp phòng thí nghiệm, sắp xếp chúng theo nhiều mô hình khác nhau cho đến khi tuyệt vọng và ngủ gục trên bàn làm việc của mình. Khi tỉnh dậy, bất ngờ thay, ông đã biết được lời giải cho bài toán hóc búa đó. Tiềm thức của Mendeleev trong lúc ngủ đã sắp xếp các tấm thẻ đúng theo cách mà ông đang tìm kiếm bấy lâu.
Và như thế đấy, đó là cách mà Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đã ra đời.
Như bạn thấy đấy, thực tế đã có rất nhiều ý tưởng đột phá và sáng tạo nảy ra trong những lúc chúng ta không ngờ tới, như khi ngủ, đi bộ, tắm hoặc ngồi suy nghĩ thẩn thơ. Nhưng trông chờ những lúc như vậy để tìm được những phát kiến hay ho thì không đáng tin cậy và không thể kiểm soát được. Vì vậy, tôi quyết định tìm hiểu xem có những cách nào có thể khai thác tiềm năng sáng tạo dưới sự điều khiển của ý thức hay không, và may mắn thay, tôi đã tìm được sáu cách thức giúp chúng ta tự luyện tập và chủ động thực hiện để có thể phát huy sự sáng tạo của mình. Và mỗi cách thức đều có những nghiên cứu khoa học chứng minh tính hiệu quả của nó luôn đấy nhé. Rất đáng để bạn thử đấy.
Sáng tạo là gì?
Sáng tạo nói chung chính việc bạn luôn phải cố gắng tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để tạo ra những thứ mới mẻ từ những thứ tiền đề đã có mà không bị trùng khớp với bất cứ sản phẩm nào khác có trên thị trường dù là hữu hình hay vô hình. Còn tùy vào từng tình huống, lĩnh vực cụ thể mà sáng tạo có thể là:
Là dám nghĩ khác đi, làm khác đi
Ví dụ: Thông thường bất cứ ai cũng đều có suy nghĩ phải học cao đẳng – đại học mới có thể thành công. Nhưng bằng sự sáng tạo của bản thân, bạn có thể đi một con đường khác bằng cách lập nghiệp từ những thứ sẵn có tại nhà/địa phương như nuôi cá, trồng rau… Phát triển thành một nhà cung cấp chẳng hạn.
Nhìn nhận một vấn đề theo một chiều hướng khác đi, một góc độ khác đi mà không bị hạn chế bởi thói quen, tập quán, những cái đã có sẵn
Ví dụ: Thông thường người ta thường ăn trái cây sau đó bỏ vỏ đi. Nhưng khi nhìn theo một góc độ khác thì vỏ trái cây cũng có những lợi ích nhất định mà bạn có thể ủ để dùng làm phân trồng lại cây trồng của mình rất tốt.
Là sắp xếp mọi thứ theo một cách mới, trật tự mới khác hoàn toàn so với lối sắp xếp cũ
Là nghiên cứu và tìm tòi để tạo ra các sản phẩm, các giá trị vật chất – tinh thần, các cách giải quyết mới không bị phụ thuộc vào cái cũ
Là tìm kiếm và tạo ra những thứ thực tế giúp ích cho con người, cho xã hội và đáp ứng cho sự cần thiết mà vốn dĩ chưa có. Được mọi người đón nhận và thiết thực
Ví dụ: Trong y tế hiện nay chưa có loại thuốc chữa bệnh chó dại mà chỉ có vacxin ngừa dại. Vậy nên việc nghiên cứu tạo ra sản phẩm là một loại thuốc chữa dại đáp ứng nhu cầu cấp thiết là một sự sáng tạo mang tính nhân loại.
Là khám phá ra những cái mới, những cái cải tiến từ những cái cũ có sẵn
Ví dụ: thay vì bỏ đi những chiếc bóng đèn cũ, những chai lọ cũ thì người ta thường tận dụng nó cắt ra để trồng cây cảnh rất đẹp mắt và tiết kiệm, sáng tạo.
Là hoạt động mà con người tạo ra sản phẩm đáp ứng sự mới mẻ và có giá trị tiến bộ hơn cái cũ
5 bước sáng tạo để khai phá ý tưởng mới
1. Hãy bắt đầu từ việc thu thập thông tin và học hỏi kiến thức
Quan điểm cho rằng sáng tạo là bản năng của mỗi người là một quan điểm sai lầm. Thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện tư duy sáng tạo thông qua việc học tập và trải nghiệm. Trong tiếng Anh sáng tạo chính là creation hay có nghĩa là sự tạo ra. Và để tạo ra được sự sáng tạo thì bước đầu tiên chính là thu thập các thông tin và học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.
Ví dụ, đối với Designer, Marketer, ngoài việc trang bị các kiến thức nghề nghiệp bạn cần phải trau dồi thêm các kỹ năng liên quan cùng việc thành thạo các công cụ phân tích chân dung khách hàng. Bên cạnh đó, thu thập các thông tin thứ cấp và sơ cấp sẽ giúp bạn dự đoán chính xác các xu hướng Thiết kế, Marketing trong tương lai cùng sự thay đổi trong mong muốn khách hàng về sản phẩm. Từ đó đề xuất ra các giải pháp phù hợp.
2. Sắp xếp các kiến thức cũ dưới góc độ mới
Bước tiếp theo trong quy trình sáng tạo là gì? Đôi khi sáng tạo ra những thứ mới là điều vô cùng khó khăn, do vậy, bạn có thể rèn luyện tư duy sáng tạo thông qua việc tiếp cận những kiến thức đã cũ theo một cách khác mới lạ hơn. Chẳng hạn, bạn có thể đứng trên phương diện của một nhà văn để giảng dạy bộ môn toán học, từ đó đưa đến một số cách tiếp cận mới mẻ hơn để thu hút học viên.
Ngoài ra, đối với một số vị trí công việc đòi hỏi khả năng sáng tạo liên tục thì khi bạn bí ý tưởng, đừng ngại ngần dừng hẳn công việc đó để thử thách trong một lĩnh vực mới. Sau một thời gian bạn sẽ tìm lại được cho mình niềm cảm hứng sáng tạo riêng và khác biệt.
Một số desinger sẵn sàng tạm rời công việc 1 – 2 năm để dành thời gian cho bản thân với những chuyến du lịch thú vị, trong mỗi chuyến đi, họ trải nghiệm và tận hưởng. Sau đó, chia sẻ những kinh nghiệm độc đáo trên các diễn đàn du lịch và trang blog của riêng mình. Sau khoảng thời gian này, họ tìm lại cảm hứng làm việc và “làm mới” tâm hồn, nhanh chóng quay lại công việc trước đây. Đây hoàn toàn có thể được hiểu là ví dụ giải thích cho đổi mới sáng tạo là gì.
3. Thả lỏng đồng nghĩa với việc tạo ra năng lực cho bản thân
Đôi khi áp lực không phải là cách tuyệt vời để tạo môi trường sáng tạo. Lúc này, hãy thả lỏng bản thân, làm một điều gì đó mới mẻ, tận hưởng ly cà phê buổi sớm hoặc đi đến nơi bạn muốn ghé thăm, biết đâu ý tưởng sáng tạo sẽ đột nhiên xuất hiện bất ngờ.
4. Hãy để ý tưởng tự nhiên tìm đến bạn
Nghe có vẻ lạ lùng nhỉ? Thực ra điều này lại rất thực tế. Chúng ta quên làm sao được định luận nổi tiếng “Luật hấp dẫn của Newton” xuất hiện trong giây phút vô cùng tình cờ khi quả táo rơi xuống đầu. Lúc này, với bộ óc thiên tài và những tò mò không hồi kết về thế giới xung quanh, ông suy nghĩ về lý do cho việc táo rơi. Nhờ vậy, Newton đã cho ra đời định luật vạn vật hấp dẫn. Đây được coi như là ví dụ điển hình cho việc hãy để ý tưởng tự nhiên tìm đến!
5. Phát triển tư duy sáng tạo từ những ý kiến phản hồi
Có một phương thức sáng tạo khá hiệu quả hiện nay là thay đổi dựa trên các ý kiến phản hồi, feedback từ khách hàng. Điều này thường được áp dụng trong lĩnh vực Thiết kế, Marketing, đặc biệt là nghiên cứu thị trường. Đôi khi việc cải tiến sản phẩm lại xuất phát trực tiếp về sự tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng. Đó có thể là một lời ca ngợi, một sự phàn nàn, nhưng cho dù là gì, bạn hãy tận tâm suy nghĩ, tư duy sáng tạo sẽ đến để tìm ra giải pháp thay đổi.
Bí ý tưởng? Làm sao để có ý tưởng sáng tạo?
#1: ĐỪNG QUÁ TẬP TRUNG VÀ NHẬN BIẾT KHUNG GIỜ VÀNG CỦA BẢN THÂN
Nếu bạn đang cần tìm kiếm ý tưởng mới, thì cách tốt nhất để đạt được điều đó là đừng làm việc gì cả. Nghe có vẻ khó hiểu nhỉ, nhưng não bộ của chúng ta luôn có lý lẽ riêng của nó, nếu bạn càng cố gắng tập trung, khả năng cao là bạn sẽ tự đẩy bản thân mình vào ngõ cụt. Trong quyển sách Imagine: How Creativity Works (tạm dịch: Hãy tưởng tượng: Trí sáng tạo hoạt động như thế nào), tác giả Jonah Lehrer miêu tả rằng cảm xúc và trí tuệ khi thư giãn sẽ phát triển nhiều hơn là khi tập trung cao độ.
Theo giáo sư tâm lý học Sian Beilock (Đại học Chicago), tính sáng tạo của một người hoàn toàn có thể bị kìm hãm nếu họ sử dụng quá nhiều sức lực trong một quãng thời gian nhất định. Giáo sư khẳng định rằng thời gian chúng ta làm việc hiệu quả nhất trong ngày không đồng nghĩa đó là lúc chúng ta sáng tạo nhất, bởi vì năng suất làm việc tối ưu và thời điểm đạt mức sáng tạo cực đại của mỗi người thường không trùng nhau. Ví dụ như những “morning person”, tuy họ là những người làm việc cực kì hiệu quả vào buổi sáng nhưng “điểm rơi sáng tạo” của họ lại thường vào buổi chiều hoặc tối muộn. Vì thế, nếu những “morning person” này cố gắng ép bản thân phải nghĩ được nhiều ý tưởng mới lạ vào buổi sáng thì kết quả thu được hoàn toàn phản tác dụng mà thôi.
Cách giải quyết cho vấn đề này là hãy dành nhiều thời gian lắng nghe bản thân hơn. Khi đó, nếu chúng ta đã nhận biết được thời điểm vàng cho năng lực logic và năng lực sáng tạo của mình, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp tính chất công việc phù hợp với từng thời điểm vàng đó. Lúc não bộ sáng tạo nhất, chúng ta sẽ làm các công việc liên quan đến phát kiến ý tưởng mới, hội họa, sáng tác. Còn lúc não bộ logic nhất, chúng ta sẽ dành cho những nhiệm vụ tính toán, lập kế hoạch, các công tác ngoại giao.
Vì vậy, khi đã khoanh vùng được khung thời gian sáng tạo, hãy tạm gác sự tập trung hay logic qua một bên và nhường chỗ cho những ước mơ, cảm xúc, sự tưởng tượng, sự thư giãn dẫn dắt đến thế giới sáng tạo nhất bên trong mỗi người.
#2: TẬN DỤNG GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG VIỆC NHÀM CHÁN
Trải qua sự nhàm chán giúp tăng khả năng sáng tạo của con người bởi vì khi thực hiện những công việc buồn tẻ và lặp đi lặp lại, não bộ của chúng ta đã có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Đó là trích dẫn từ đồ án nghiên cứu của nhóm tiến sĩ tâm lý tại trường đại học Central Lancashier, Anh Quốc để tìm câu trả lời cho giả thuyết liệu sự buồn chán có giúp tăng khả năng sáng tạo hay không. Các tiến sĩ đã thực hiện nghiên cứu khi chia các tình nguyện viên thành hai nhóm với số lượng bằng nhau. Nhóm thứ nhất được yêu cầu phải sao chép các trang danh bạ điện thoại bằng tay với mục đích gia tăng cảm giác buồn chán trong họ. Nhóm thứ hai không phải thực hiện công việc sao chép này. Kết quả là sau khi nhóm thứ nhất trải qua hàng giờ đồng hồ trong những trang danh bạ tẻ nhạt, họ được chuyển qua các hoạt động khác thì tư duy sáng tạo của họ trở nên vượt trội hơn đáng kể so với nhóm thứ hai.
Giá trị của sự nhàm chán là mang lại thời gian thư giãn cho cơ thể để sau đó tư duy của chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, các giác quan nhạy bén hơn, cảm xúc dồi dào hơn và sức sáng tạo chắc chắn bùng nổ hơn bao giờ hết. Tương tự như kĩ năng #1, sức sáng tạo sẽ được phát huy nếu chúng ta biết cách sử dụng năng lượng não bộ hợp lý.
#3: ĐI BỘ/ ĐẠP XE
Một nghiên cứu được trường đại học Stanford công bố vào năm 2014 đã chỉ ra rằng hành động đơn giản nhất để gia tăng sự sáng tạo là đi bộ.
Nghiên cứu được thực hiện trên bốn nhóm đối tượng. Nhóm đầu tiên được yêu cầu đi bộ trên máy chạy bộ trong phòng tập thể dục. Nhóm thứ hai được yêu cầu chỉ ngồi yên trong không gian ngoài trời. Nhóm thứ ba được yêu cầu đi bộ ngoài trời và nhóm thứ tư được đẩy trên những chiếc xe lăn ngoài trời. Sau các quãng thời gian bằng nhau, bốn nhóm tập trung lại và cùng thực hiện một bài kiểm tra về tính sáng tạo. Kết quả là sức sáng tạo của hai nhóm đi bộ (đi bộ bằng máy thể dục và đi bộ ngoài trời) cao hơn đến 60% so với hai nhóm ngồi (ngồi một chỗ và ngồi trên xe có di chuyển). Như vậy, sức khỏe của trí óc liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất, nếu không tìm được những ý tưởng mới thì hãy đi dạo vài vòng trong sân hoặc quanh văn phòng nhé.
#4: KẾT NỐI CÁC KIẾN THỨC
Tiến sĩ Robert Epstein, giảng viên tại University of California (San Diego), đã tiến hành nghiên cứu cho thấy để có thể phát huy được khả năng sáng tạo, chúng ta nên biến những công việc dưới đây thành một phần tất yếu và lặp lại chúng thường xuyên, thậm chí là mỗi ngày nếu có thể:
– Ghi lại những ý tưởng mới trong một cuốn sổ tay, tạp chí, máy ghi âm, hoặc có thể là một chiếc khăn giấy nếu bạn đang dùng bữa hoặc ở ngoài đường.
– Dấn thân vào một vài kế hoạch táo bạo mà không cần quan tâm đến kết quả hay tính khả thi của nó, mục đích là để não bộ vượt qua vùng an toàn và chạm đến những điều tưởng chừng không thể. Tìm cách cho con chó biết bay là một ví dụ, Epstein cho rằng những công việc phi thực tế này sẽ giúp bộ não chúng ta tự liên kết các kiến thức có sẵn trước đó và tạo ra những ý tưởng mới lạ.
– Mở rộng kiến thức bằng cách tham gia các lớp học hoặc đọc sách có nội dung không liên quan đến nghề nghiệp của bạn. Việc đa dạng kiến thức sẽ tạo nên những liên kết thần kinh mới, suy luận mới, hun đúc ngọn đuốc tri thức mỗi ngày một minh anh hơn, soi rõ hơn đến nhiều góc khuất của thế giới mà bạn chưa khám phá. Khi đã có nhiều kiến thức, bạn sẽ có thêm cơ sở dữ liệu để liên kết chúng lại và tạo ra những sản phẩm trí thức có sự đan xen, mới lạ, đa dạng.
– Bên cạnh việc tự thu nạp kiến thức, bạn cũng có thể xây dựng cho mình các mối quan hệ xã hội với những cá nhân thú vị và sáng trí, họ sẽ là người mang năng lượng tích cực và kiến thức mới đến cho bạn. Thường xuyên dùng bữa tối với những người bạn vui vẻ hoặc thay đổi cách bài trí bàn làm việc sẽ giúp bạn phát triển thêm những ý tưởng cơ bản.
Năm ngoái, Tạp chí Nghiên cứu Sáng tạo (Tập 20, Số 1) đã công bố một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng duy trì 4 thói quen kể trên đã thực sự phát huy tác dụng, giúp tăng cường sự sáng tạo. Bảy mươi bốn nhân viên văn phòng từ Quận Cam, California, đã thực hiện theo các bài tập cải thiện sự sáng tạo của Epstein và sau tám tháng luyện tập liên tục, tỷ lệ tạo ra ý tưởng mới của nhóm nhân viên này được đánh giá đã tăng lên 55%, nhờ các ý tưởng đột phá đó mà họ kiếm về cho công ty hơn 600.000 đô la và tiết kiệm được các khoản khác đến gần 3,5 triệu đô. Bạn thấy đó, đôi khi không cần phải chờ đợi ý tưởng mới xảy ra mà chúng ta có thể chủ động rèn luyện một vài thói quen đơn giản mỗi ngày bằng cách liên tục mở rộng kiến thức và xâu chuỗi chúng lại với nhau. Có thể bạn cũng sẽ nhận được kết quả mỹ mãn như bảy mươi bốn nhân viên ở California đấy.
#5: THAY ĐỔI NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT
Nhà thần kinh học Gregory Berns nói rằng chỉ khi chúng ta tiếp xúc với những điều chưa bao giờ trải qua thì não bộ mới được kích thích để suy nghĩ vượt khỏi lối mòn. Vì vậy, để kích thích trí tưởng tượng, hãy tìm kiếm những môi trường, công việc, nơi ở mà bạn chưa bao giờ đặt chân đến trước đây. Tiến sĩ Epstein cũng đã xác nhận quan điểm tương tự như phía trên đã đề cập, hãy bắt đầu thay đổi những thứ cũ kĩ trên tường nhà, bàn làm việc, những chủ đề nói chuyện hằng ngày, học một ngôn ngữ mới, đọc một quyển sách mới…
Thay đổi mọi thứ, ngay trong những điều nhỏ nhặt. Sự sáng tạo sẽ rất biết ơn nếu bạn mang đến những thức ăn tinh thần mới cho bộ não mỗi ngày.
#6: NGỦ
Năm 2004, tạp chí khoa học Tự nhiên (Tập 4, 6,972) đã công bố nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ có vai trò to lớn không chỉ đối với thể chất mà còn giải quyết các vấn đề tinh thần. Trong nghiên cứu, những người tham gia được giao nhiệm vụ giải những bài toán dài và tẻ nhạt, sau đó, họ được nghỉ giải lao trong 8 giờ đồng hồ. Kết quả là số người giải được bài toán sau khi ngủ trong giờ giải lao cao hơn gấp đôi so với người không ngủ. Giấc ngủ chính là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự sáng tạo của bạn. Và tương tự như đã đề cập trong #1 và #2, bộ não của chúng ta cũng cần được nghĩ ngơi và tịnh dưỡng trước khi phát huy hết công lực của nó.
Riêng với bản thân mình, tôi đã thử tất cả các kỹ thuật trên nhưng đúc kết lại tôi thấy đi bộ là hiệu quả nhất. Khi đang “bí” ý tưởng, tôi chỉ cần đứng dậy khỏi bàn làm việc, không mang theo điện thoại và đi bộ 10 phút là đã cảm nhận được sự đổi mới trong mình. Dường như trong 10 phút đó, tôi giải phóng được những suy nghĩ tù túng, thoát khỏi không gian chật hẹp, dọn dẹp các suy nghĩ cũ kĩ để nhường chỗ cho sự thông suốt và sáng tạo đến với mình.
Thôi không nói về tôi nữa, hãy tóm tắt nhanh lại 6 cách thức giúp tăng khả năng sáng tạo đã được khoa học chứng mình nhé:
#1: Thư giãn, đừng quá căng thẳng, đừng quá tập trung
#2: Thử những công việc buồn chán là cơ hội để bộ não được nghỉ ngơi
#3: Đi bộ
#4: Mở rộng và kết nối các nguồn tri thức như một thói quen hằng ngày
#5: Thay đổi môi trường ngay cả trong những điều nhỏ nhặt
#6: Ngủ để tăng khả năng sáng tạo
Hãy thử tất cả và chọn ra lọc cách thức thực sự tốt nhất cho bạn sau. Chúc bạn thành công nhé!