1014 Designers Code of Ethics Dan Social c1fd5b24728429b6a481332130881d18

Bạn có rất nhiều ý tưởng nhưng lại không biết cách triển khai thành một sản phẩm đồ họa. Bạn đang tự học phần mềm thiết kế, nhưng thiết kế của bạn mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm mô phỏng theo ví dụ có sẵn. Vậy bạn có biết, đó là dấu hiệu của việc bạn đang thiếu một yếu tố cực kỳ quan trọng để thành công trong các mảng của ngành thiết kế đồ họa – tư duy thiết kế. Vậy, tư duy thiết kế là gì? Tư duy thiết kế gồm những giai đoạn nào? Hãy để Malu bật mí cho bạn nhé!

0527 Design Thinking in Business Dan Social 15dcc11fcc47a8152f55421d77e6c8bc

Tư duy thiết kế là một quá trình phi tuyến tính được lặp đi lặp lại. Với các Designer, họ thường sử dụng tư duy thiết kế để thấu hiểu mong muốn của đối tượng mục tiêu, đặt ra và kiểm tra các giả định, xác định lại vấn đề cũng như sáng tạo các giải pháp cho các mẫu test thử nghiệm và nguyên mẫu Prototype.

Tư duy thiết kế là một quá trình 5 bước. Với các Designer, đây là một trong những công cụ cực kỳ hữu giúp giúp giải quyết những vấn đề khó khăn hoặc những vấn đề chưa xác định rõ ràng.

Hiệu quả của tư duy thiết kế

Năm 1969, Herbert A.Simon – nhà khoa học đã đạt giải Nobel, lần đầu tiên đề cập đến tư duy thiết kế trong The Sciences of the Artificial. Ngoài ra, ông cũng đã có rất nhiều nghiên cứu giúp xây dựng bộ nguyên tắc của tư duy thiết kế. 

5 giai doan cua tu duy thiet ke 2 1920w

Tiếp nối thành công của Herbert A.Simon, nhiều chuyên gia ở những lĩnh vực khác nhau (bao gồm cả kiến trúc và kỹ thuật) cũng đã góp phần giúp định nghĩa này trở nên hoàn thiện hơn. Ngày nay, tư duy thiết kế ngày càng thể hiện tầm quan trọng đối với ngành thiết kế đồ họa. Đó là:

  • Điều chỉnh lại xu hướng phát triển của sản phẩm thiết kế, lấy con người làm trung tâm, đi sâu vào insight của người dùng.
  • Giải quyết những vấn đề khó khăn và chưa xác định rõ ràng trong quá trình thiết kế.
  • Giúp Designer khám phá ra những phương pháp mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
  • Thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức tiến hành cải tiến trong kinh doanh.
  • Tư duy thiết kế giúp Designer tiếp cận những thông tin chi tiết của các vấn đề, nâng tầm khả năng sáng tạo.
5 giai doan cua tu duy thiet ke 3 1920w

Chính vì thế mà trong những năm gần đây, các bộ môn về tư duy thiết kế đã được các trường đại học, cao đẳng và học viện thiết kế hàng đầu thế giới đưa vào chương trình đào tạo của mình.

5 giai đoạn của tư duy thiết kế

Chúng ta sẽ tập trung vào mô hình năm-giai-đoạn do Hasso-Plattner từ Học viện Thiết kế Stanford (d.school) đề xuất. d.school là trường đại học đi đầu khi đề cập đến giảng dạy Tư duy thiết kế. Theo d.school, năm giai đoạn trong Tư duy thiết kế bao gồm: Đồng cảm, Định nghĩa (vấn đề), Tưởng tượng, Quá trình dựng mẫu, và Kiểm tra. Hãy cùng xem kĩ hơn năm giai đoạn Tư duy thiết kế này nhé.

 

5 giai doan cua tu duy thiet ke 4 1920w
5 giai đoạn của tư duy thiết kế

Giai đoạn 1: Đồng cảm – nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của đối tượng mục tiêu

Sự đồng cảm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quy trình thiết kế lấy con người làm trung tâm. Sự đồng cảm cũng giúp Designer gạt bỏ những giả định mang tính chủ quan về thế giới cũng như có một cái nhìn thật sự sâu sắc về nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

Để tìm kiếm sự đồng cảm với các đối tượng mục tiêu, Designer có thể tiến hành các nghiên cứu từ đơn giản đến phức tạp.

primary research nguyen cuu so cap

Giai đoạn 2: Xác định – định danh nhu cầu và vấn đề của đối tượng mục tiêu

Đây là quá trình tổng hợp lại những thông tin và đưa đến kết luận dựa trên những thông tin đã được tích lũy ở giai đoạn 1. Từ đây, Designer có thể xác định lại các vấn đề cốt lõi trong các bản báo cáo.

5c11748242a68d9a047b2b6f how to build a customer persona 1639020029

Personas là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay giúp xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Trong giai đoạn 2 của tu duy thiết kế, Personas đại diện cho một “nhân vật” mà khách hàng và Designer đều có thể tham gia và sử dụng hiệu quả trong quá trình thiết kế. Personas thường được sử dụng để phát triển các sản phẩm truyền thông, tiếp thị hoặc nhằm phản ánh quan điểm của con người về tư duy trong lĩnh vực thiết kế đồ họa (tư duy thiết kế đồ họa).

Giai đoạn 3: Ý tưởng – thách thử các giả định để tạo ra ý tưởng mới

Nền tảng kiến thức đã tích lũy trong giai đoạn 1 và 2 chính là đòn bẩy giúp Designer tạo ra các ý tưởng mới. Nói một cách đơn giản hơn, đó chính là tư duy “think out of the box”. Đây chính là giai đoạn Designer sẽ tìm kiếm phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và độc đáo (branstorm).

5 giai doan cua tu duy thiet ke 7 1920w

Giai đoạn 4: Tạo mẫu – Biến những ý tưởng trở thành các giải pháp thực thụ

Tạo mẫu Prototype chính là bước tiếp theo trong 5 giai đoạn của tư duy thiết kế. Bước này giúp Designer tìm kiếm giải pháp tốt nhất trong mỗi vấn đề. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, thông thường các nhóm thiết kế thường tạo ra một số phiên bản prototype thu nhỏ của sản phẩm để kiểm tra ý tưởng của mình.

5 giai doan cua tu duy thiet ke 8 1920w

Giai đoạn 5: Kiểm tra – đánh giá các giải pháp

Đây là bước cuối cùng trong 5 giai đoạn tư duy thiết kế. Tuy vậy, tư duy thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại liên tục và Designer cũng có thể liên tục lặp lại các giai đoạn trước nhằm bổ sung thêm, tìm kiếm hoặc loại trừ cái giải pháp thay thế.

5 giai doan cua tu duy thiet ke 9 1920w

Trên đây là 5 giai đoạn của tư duy thiết kế. Có một lưu ý nhỏ là 5 giai đoạn này không phải là các bước tuần tự. Trong quá trình vận dụng, Designer có thể bỏ qua một số bước hoặc lặp đi lặp lại 1 bước nhiều lần. Bởi, suy cho cùng thì mục tiêu xuyên suốt của tư duy thiết kế chính là đạt được sự hiểu biết sâu sắc về người dùng cũng như tìm kiếm các giải pháp phù hợp.

Mối quan hệ giữa tư duy thiết kế và công cụ thiết kế

Thông qua các cuộc khảo sát, Alves, R. và Jardim Nunes đã thu thập hơn 164 phương pháp và công cụ liên quan đến thiết kế. Dựa trên nhiều khía cạnh như: động cơ sử dụng, đối tượng, các hình thức đại diện, hoạt động trọng quá trình thiết kế… họ đã nhóm chúng lại thành những nhóm phương pháp phù hợp nhất.

Hầu hết các phương pháp này đang được sử dụng để xác định vấn đề. Do vậy, lựa chọn các phương pháp và công cụ thiết kế phù hợp đặc biệt quan trọng trong những bước đầu tiên trong 5 giai đoạn của tư duy thiết kế.

Trên góc độ thiết kế, có thể coi tư duy thiết kế đóng vai trò chủ đạo. Trong đó, lựa chọn công cụ thiết kế phù hợp là một trong những tiền đề quan trọng giúp triển khai các giai đoạn của tư duy thiết kế. Có một lưu ý nhỏ chính là, các công cụ thiết kế thông thường là công cụ vật lý. Chẳng hạn: bút, giấy, bảng hoặc các phần mềm thiết kế đồ họa.

5 giai doan cua tu duy thiet ke 10 1920w

Ngoài ra, vai trò của các công cụ thiết kế cũng được thể hiện ở việc tạo các mẫu Prototype, giúp đánh giá tính khả thi của ý tưởng thiết kế.

Designer có thể căn cứ các tiêu chí như: kỹ thuật trực quan hóa, khả năng tăng cường giao tiếp, đối tượng hướng đến… để lựa chọn công cụ thiết kế phù hợp.

Tư duy thiết kế (Design thinking) trong kinh doanh

Các kỹ thuật và chiến lược tư duy thiết kế có thể áp dụng cho mọi cấp độ trong doanh nghiệp. Phương pháp này đặc biệt quan trọng với các vị trí lãnh đạo từ trung cấp và cao cấp, những người phụ trách phát triển sản phẩm/ dịch vụ cho doanh nghiệp, đào tạo và huấn luyện nhân viên.

BrownArtboard 1 copy 2@2x

“Tư duy thiết kế bắt nguồn từ những kỹ năng mà các nhà thiết kế đã học được qua nhiều thập kỷ trong quá trình đáp ứng nhu cầu của con người với điều kiện hạn chế về nguồn lực. Bằng cách tích hợp mong muốn của người dùng với điều kiện công nghệ và kinh tế, các nhà thiết kế đã có thể tạo ra những sản phẩm mà chúng ta yêu
thích ngày nay. Ngày hôm nay, phương pháp tư duy này cần được áp dụng triệt để để thực sự giải quyết nhiều vấn đề lớn hơn.” Tim Brown

Đặc điểm của tư duy thiết kế

Nghiên cứu cho thấy những người sở hữu tư duy thiết kế được đặc trưng bởi một số đặc điểm sau:
Lấy con người làm trung tâm. Họ liên tục xem xét sản phẩm/ dịch vụ được tạo ra sẽ đápứng nhu cầu của con người như thế nào. Đối với họ, lợi ích người dùng là yếu tố ràng buộc chính đối với quá trình thiết kế.
Khả năng hình dung, mô tả ý tưởng cách trực quan.
Khuynh hướng đa chức năng. Các nhà thiết kế xem xét nhiều giải pháp khác nhau cho mộtvấn đề. Một mặt ghi nhớ bức tranh toàn cảnh của vấn đề, mặt khác họ cũng tập trung vào cácchi tiết cụ thể của nó.
Tầm nhìn hệ thống. Họ xem xét vấn đề một cách hệ thống, từ nhiều khía cạnh khác nhau để đi tới một giải pháp tổng thể.
Khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt. Các nhà thiết kế biết cách giải thích bằng lời nói về quá
trình sáng tạo của họ. Họ là những người phát minh ý tưởng và sáng tạo trong việc liên kết các yếu tố không rõ ràng.
Tinh thần tập thể, làm việc nhóm. Họ sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt và làm việc hiệu quả với những người thuộc các
bộ phận khác nhau.
Không đặt ra giới hạn lựa chọn. Thay vì giới hạn bản thân trong một danh sách giải pháp nhất định, các nhà thiết kế tin rằng vẫn còn đó những hướng đi tốt hơn chưa được khám phá. Vì vậy, họ luôn nỗ lực tìm kiếm những lựa chọn thay thế có lợi nhất trước khi đi đến quyết định cuối

Tư duy thiết kế (Design thinking) là một quá trình nhiều chiều

Tư duy thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại phi tuyến tính bao gồm 5 giai đoạn: 1. Đồng cảm, 2. Xác định, 3. Ý tưởng, 4. Nguyên mẫu và 5. Kiểm tra. Bạn có thể thực hiện các giai đoạn song song, lặp lại chúng và quay trở lại giai đoạn trước đó tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình — bạn không cần phải làm theo thứ tự.
Tu duy thiet ke la mot qua trinh nhieu chieu

Đó là một quá trình mà phải tham gia một chút sâu hơn vào giải quyết vấn đề, bạn phải tìm cách hiểu người dùng của bạn, giả định thách thức và các vấn đề được xác định lại . Quá trình tư duy thiết kế có cả khía cạnh khoa học và nghệ thuật, vì nó yêu cầu chúng ta hiểu và thách thức các kiểu suy nghĩ tự nhiên, hạn chế của chúng ta và tạo ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề mà người dùng của chúng ta gặp phải.

Tư duy thiết kế về bản chất là một cách tiếp cận giải quyết vấn đề với mục đích cải tiến sản phẩm . Nó giúp bạn đánh giá và phân tích các khía cạnh đã biết của một vấn đề và xác định các yếu tố ngoại vi hoặc mơ hồ hơn góp phần vào các điều kiện của một vấn đề. Điều này trái ngược với một cách tiếp cận khoa học hơn trong đó các khía cạnh cụ thể và đã biết được thử nghiệm để đi đến giải pháp.

Bản chất lặp đi lặp lại và định hướng lý tưởng của tư duy thiết kế có nghĩa là chúng ta liên tục đặt câu hỏi và tiếp thu kiến thức trong suốt quá trình . Điều này giúp chúng tôi xác định lại một vấn đề để chúng tôi có thể xác định các chiến lược và giải pháp thay thế không rõ ràng ngay lập tức với mức độ hiểu biết ban đầu của chúng tôi. Tư duy thiết kế thường được gọi là tư duy bên ngoài, khi các nhà thiết kế cố gắng phát triển những cách tư duy mới không tuân theo các phương pháp giải quyết vấn đề nổi trội hoặc phổ biến hơn — giống như các nghệ sĩ thường làm.

 

Kết luận:

Quá trình tư duy thiết kế ngày càng trở nên phổ biến trong vài thập kỷ qua bởi vì nó là chìa khóa thành công của nhiều tổ chức toàn cầu nổi tiếng. Tư duy bên ngoài này hiện được giảng dạy tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới và được khuyến khích ở mọi lĩnh vực.

Giữa việc học tư duy thiết kế và học công cụ thiết kế có một mối quan hệ mật thiết. Trong đó, tư duy thiết kế giúp cho ý tưởng của Designer được triển khai một cách bài bản, có hệ thống. Công cụ thiết kế lại giúp triển khai tư duy thiết kế (trong một số công đoạn). Vậy nên, sau khi đã tìm hiểu về ngành thiết kế đồ họa và nhận thấy bản thân có những dấu hiệu phù hợp để trở thành Designer, đừng quên học tư duy thiết kế song song rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa.