Nếu nghĩ rằng thiết kế logo là một nhiệm vụ dễ dàng, có lẽ bạn không phải là một designer. Ngay cả với dân “pro”, thiết kế logo luôn là một quá trình gian nan. Nó đi từ khâu nghiên cứu, chuyên môn đến thực thi với rất nhiều sự cân đo đong đếm.
Chỉ cần một vài sơ suất nhỏ cũng có thể hủy hoại quá trình này và sản phẩm cuối cùng. Do đó, dự đoán được các trục trặc có thể phát sinh trong quá trình thiết kế logo sẽ giúp ích rất nhiều.
Dưới đây, Malu đã liệt kê 10 lỗi sai phổ biến trong thiết kế logo mà designer không nên bỏ lỡ:
Không có quy trình rõ ràng:
Quá trình brainstorm có thể sinh ra 30, thậm chí 300 ideas. Tuy nhiên, nếu không có guidelines cụ thể, gần như là bất khả thi để chắt lọc được ý tưởng nào hiệu quả. Kết cục là chúng ta rơi vào vòng lặp luẩn quẩn và mất thời gian.
Để tiết kiệm thời gian, công sức của tất cả mọi người, hãy lên quy trình rõ ràng ngay từ đầu.
Nhầm lẫn các thuật ngữ:
Tiến trình thiết kế không thể diễn ra suôn sẻ nếu không ai hiểu ai đang nói gì. Bởi vậy, hãy chắc chắn rằng các thuật ngữ được giải thích và hiểu đúng. Logo thì đã quá quen thuộc nhưng những định nghĩa phát triển từ nó: Logomark, Wordmark hay Combination mark không phải ai cũng nắm rõ.
Logomark: Hình ảnh đại diện cho thương hiệu (ví dụ: dấu phẩy swoosh của Nike hay quả táo của Apple)
Wordmark: Logo bao gồm tên thương hiệu nhưng được thiết kế phong cách hơn (ví dụ Coca Cola hay Gucci)
Combination mark: Sự kết hợp của cả 2 thành tố trên (ví dụ Puma)
Không nghiên cứu đủ kỹ:
Thiết kế logo là một quá trình giao tiếp cốt lõi giữa thương hiệu và khách hàng. Làm thế nào để chỉ với một hình ảnh, câu chuyện thương hiệu được truyền tải? Càng nghiên cứu sâu, nhiệm vụ này càng dễ dàng hơn.
Những designer mới “chân ướt chân ráo” vào nghề, hoặc các thương hiệu thiếu kiên nhẫn thường nhảy ngay vào giai đoạn brainstorm mà bỏ qua kiến thức. Đa phần trường hợp này sẽ tạo ra những logo kém hiệu quả.
Vậy khi nào đã là trang bị đủ kiến thức? Hãy thử xây dựng một khảo sát về Brand Audit để đánh giá về mục tiêu và tầm nhìn thương hiệu cũng như các hoạt động truyền thông. Khi có đầy đủ dữ liệu như vậy, creative brief sẽ bài bản và hiệu quả hơn nhiều.
Đổ màu logo trước:
Một logo tốt phải tốt ngay cả khi chúng đứng độc lập – tức là chưa có màu sắc. Tuy màu sắc là một nhân tố cực kỳ quan trọng, đổ màu logo ngay từ đầu đôi khi sẽ cản trở quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm.
Designer nên thiết kế logo với 2 sắc tố cơ bản là đen và trắng trước. Điều này giúp việc chọn lọc và rút gọn các options dễ dàng hơn. Khi đã chốt được option cuối cùng, hãy tham khảo cách chọn màu đúng cho thương hiệu như sau đây.
Dùng chung một kiểu Typography cho Wordmark và các nội dung khác của thương hiệu:
Với wordmark, bạn sẽ muốn tìm đến một typography đơn giản và rõ ràng. Dù vậy, chúng cũng không thể sơ sài đến mức như font Arial cỡ 12. Tại sao lại như vậy? Wordmark cần phải có sự độc đáo, riêng biệt nhất định. Bởi nó là hiện thân của hình ảnh thương hiệu. Tất nhiên dùng typeface đơn giản không có gì là xấu, nhưng chúng cần được thêm một chút cá nhân hóa.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Các Loại Fonts Chữ Phổ Biến Và Cách Sử Dụng
Sử dụng hình ảnh quá phổ thông:
Nghe thì có vẻ quá hiển nhiên nhưng vẫn cần phải nhắc lại. Không có điều gì khiến thiết kế mờ nhạt hơn việc dùng những hình ảnh quá phổ biến. Ví dụ: cái bắt tay thể hiện tinh thần cộng đồng. Hay bóng điện tượng trưng cho những ý tưởng. Vấn đề trong thiết kế logo đó là nó phải mang dấu ấn riêng của thương hiệu.
Sử dụng hình ảnh không thích hợp:
Thứ kinh khủng nhất thường đến từ những chi tiết rất nhỏ thôi. Điều này đặc biệt đúng trong thiết kế. Hình khối và khoảng trắng (không gian âm) giúp củng cố thông điệp thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, chúng lại phản tác dụng. Đã từng có rất nhiều thiết kế logo bị giải mã thành những hình ảnh phản cảm, không phù hợp do hình khối hoặc không gian âm. Tất nhiên, nó đã bị hiểu sai so với chủ đích ban đầu.
Giải pháp là hãy luôn tham khảo ý kiến từ nhiều người khác. Bởi bản thân người thiết kế thường quá đắm chìm vào sản phẩm và khó có thể chú ý đến các lỗi sai.
Logo thiếu tính ứng dụng:
Logo sẽ được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó cần phải nổi bật trong cả in ấn và truyền thông online, và ở những kích cỡ đa dạng. Nếu logo quá phức tạp, khi bị render xuống cỡ nhỏ hơn thường xảy ra trục trặc. Một logo hiệu quả giống như dấu ấn vượt thời gian – phát triển đi lên cùng sự lớn mạnh của thương hiệu.
Thất bại vì chạy theo số đông:
Ai cũng muốn logo của mình thật nổi bật và khác biệt, Tuy nhiên, khá là khó để không bị cuốn theo xu hướng và tiêu chuẩn chung của ngành. Điều này càng được chứng thực trong những năm gần đây, khi cả ngành công nghiệp dần trở nên đồng nhất.
Ví dụ, nhà thiết kế James Edmonson từ Oh No Type Comapny đã chỉ ra sự tương đồng trong các logo nổi tiếng như sau:
Không phải lúc nào chạy theo xu hướng cũng là tốt. Hãy nhớ rằng logo đang cố gắng tạo ra sự giao tiếp với khách hàng. Quan trọng là bạn phải diễn giải được tại sao những element nhất định lại có thể củng cố mục tiêu của thương hiệu.
Không cung cấp logo guidelines:
Đây là một trong những lỗi sai căn bản nhất mà người mới vào nghề hay mắc phải. Đừng dốc hết sức lực để thiết kế một logo tuyệt hảo rồi tự hủy hoại nó bằng cách để mọi người sử dụng chúng bừa bãi, không có quy chuẩn, hướng dẫn cụ thể.
Hãy đọc ngay bài viết về Brand Guidelines để nắm được rõ hơn bạn nhé!
————————————————————————————————————-
Mong rằng, với những thông tin trên, quá trình thiết kế logo của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Nếu vẫn cảm thấy khó khăn, hãy liên hệ với những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành như đội ngũ của Malu bạn nhé!
Nếu bạn đang tìm một đơn vị uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logo, hệ thống bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0988 622 991, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của Malu Design sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!
————————
Malu Design – Branding Identity Agency
Hotline: 0988 622 991