Đối với dân thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, máy tính đồ hoạ không còn là “máy tính” mà là một chiếc cần câu cơm chính hiệu. Vì vậy trong bài viết này, Malu sẽ hướng dẫn các bạn cách đầu tư hợp lý cho 1 cấu hình PC đồ họa chuyên nghiệp.
Bước 1: Xác định ngân sách và mục tiêu – Điều kiện tiên quyết khi mua PC đồ hoạ chuyên nghiệp
Build bộ PC đồ hoạ như thế nào là tốt nhất? Đây là câu hỏi mà nhiều người bắt đầu quan tâm tới PC đặt ra. Malu định nghĩa chữ “tốt” ở đây là điểm giao thoa giữa nhu cầu của bạn và mức ngân sách mà bạn có thể chi được, tránh việc nhu cầu “trên trời” nhưng ngân sách lại ở “dưới đất”.
Dựa vào kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong ngành thiết kế, Malu tạm chia ra thành 3 dạng nhu cầu về đồ hoạ như sau:
Nhóm chuyên thiết kế đồ họa 2D: Sử dụng các phần mềm như Photoshop, Illustrator, Indesign và Corel, Autocad 2D… Với nhu cầu này, bạn không cần phải sử dụng cấu hình máy tính quá cao. Ngân sách đầu tư cho PC của bạn có thể rơi vào 6-10 triệu là hợp lý.
Nhóm chuyên thiết kế đồ họa 3D: Sử dụng các phần mềm như Photoshop, Autocad 3D, Maya, 3D Max, Blender, Unity và Cinema 4D, Lumion… Với nhu cầu này, bạn cần phải lựa chọn PC có cấu hình cao . Những thông số bạn cần chú ý đến như card đồ hoạ, CPU, độ phân giải màn hình… Ngân sách đầu tư cho PC của bạn có thể rơi vào 10-15 triệu là hợp lý.
Nhóm chuyên dựng video, kỹ xảo trong phim: Sử dụng các phần mềm cao cấp After Effect, Premiere, Audition và Sony Vegas… Đây là nhóm nhu cầu đồ họa nặng, ngoài các yêu cầu về cấu hình máy tính rất cao, các bạn còn cần chú ý đến quạt tản nhiệt, màn hình, chuột, các cổng kết nối…. Không có quy chuẩn nào về giá cho nhu cầu này. Giá càng cao, cấu hình càng khủng thì chắc chắn PC của bạn sẽ render video càng nhanh.
Bước 2: Xác định cấu hình bạn cần
Bước này nghe thì rất khó, rất chuyên môn nhưng thực hiện lại dễ vô cùng. Bạn hãy list ra cho mình một danh sách những phần mềm đồ hoạ hay dùng hoặc sẽ dùng, sau đó tìm kiếm trên google theo cú pháp “tên phần mềm + requirements“, ví dụ như “photoshop requirements” là sẽ tìm ra trang ghi cấu hình đề nghị. Những thông số này thường là của hãng sản xuất ra phần mềm nên thường rất chuẩn.
Các bạn lưu ý rằng đây là cấu hình tối thiểu để chạy thôi nhé. Đối với những file hoặc tác vụ nặng hơn thì đương nhiên sẽ cần cấu hình cao hơn để có thể chạy mượt nhất.
Bước 3: Lựa chọn máy móc, phần cứng
Đây là một bước đặc biệt quan trọng và là bước gần cuối cùng để đưa ra thành phầm cho bạn: 1 chiếc PC đồ hoạ chuyên nghiệp phù hợp với nhu cầu và chi phí có thể đầu tư (bước cuối cùng là bước thanh toán tiền thôi, haha)
Tốt nhất bạn nên tìm đến những cửa hàng uy tín để nhờ tư vấn, hoặc nên đi lựa chọn cùng một anh chị dân kỹ thuật nào đó. Tuy nhiên, Malu vẫn giải thích cho bạn hiểu một số điểm mấu chốt về phần cứng để các bạn có thể hình dung và hiểu được những gì mà anh chị tư vấn hoặc anh chị kỹ thuật nói với bạn nhé!
Khi lựa chọn máy tính đồ hoạ, chúng ta quan tâm tới những phần sau:
Màn hình
Đối với dân thiết kế đồ hoạ thì màn hình có độ phân giải càng cao, kích thước càng lớn thì càng tốt. Ngoài ra các thông số về dải màu, góc nhìn của màn hình càng cao thì càng tốt các bạn nhé.
Mainboard
Nhiệm vụ của mainboard khá đơn giản khi chỉ là đồ chứa tất cả những linh kiện khác của máy gồm Core (CPU), RAM, VGA. Bạn nên chọn những loại main có khả năng nâng cấp sau này bởi vì hiệu năng của máy sẽ bị bóp theo thời gian khi nhà phát hành phần mềm tung ra bản cập nhật mới.
CPU, RAM
Các bạn có thể lựa chọn các thông số này căn cứ vào bước 2 chúng ta đã xác định được cấu hình thích hợp với phần mềm. Các bạn lưu ý rằng những thông số mà bạn xem được chỉ là cấu hình tối thiểu để chạy thôi nhé. Nếu có điều kiện kinh tế hoặc tác vụ thực hiện trên phần mềm quá nặng, thì các bạn vẫn nên đầu tư những cấu hình cao hơn một chút.
Nguồn (PSU)
Thông thường, chúng ta nên mua nguồn từ 350w-600w. Tránh các loại nguồn noname không rõ nguồn gốc. Bởi vì nguồn được ví như sức sống của cả hệ thống. Nếu như nguồn không ổn định, hay chập chờn thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các thành phần khác bên trong máy tính.
Card màn hình (VGA)
Nhiệm vụ chính của VGA là trích xuất, xử lý hình ảnh cho thùng PC, VGA càng cao cấp, chất lượng hình ảnh hiển thị càng xuất sắc. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá phung phí trong phần tư một em card màn hình. Ví như nếu bạn chỉ chỉnh sửa ảnh hay edit vlog thông thường thì việc đầu tư ngay 1 em card màn hình chuyên sử dụng cho những hình ảnh ở chất lượng 2-4K 4k là không cần thiết.
Ổ cứng
Ổ cứng có 2 loại HDD vad SSD. Tốc độ của SSD nhanh và mạnh hơn HDD rất nhiều lần, tuy nhiên giá thành của SSD cũng cao hơn hẳn so với ổ HDD. Mặc dù vậy, nhu cầu sao chép, lưu trữ dữ liệu của anh em đồ hoạ là rất lớn, Malu vẫn khuyên bạn đầu tư một chiếc ổ SSD dung lượng lớn để làm đồ hoạ nha.
Cấu hình máy tính học đồ họa cơ bản
Hiện nay có rất nhiều lựa chọn tốt cho người dùng. Số lượng bộ máy tính, thương hiệu xuất hiện trên thị trường nhiều và đa dạng. Để liệt kê ra thì có rất nhiều, tuy nhiên có một số cấu hình gợi ý đối với bạn đọc như dưới đây. Bạn sẽ dựa trên những cấu hình này để làm cơ sở chọn lựa cho mình. Giá thành những bộ máy tính này dao động từ 10 – 15 triệu đồng.
Đối với máy tính xách tay học thiết kế đồ họa
CPU: Intel Xeon E5-2650/ E5-2680, Core i5 8265U
RAM: 8 – 16GB
VGA: NVIDIA Quadro K620/ K2000/ K5000
Ổ cứng: SSD 120GB + HDD 500GB
Đối với máy tính để bàn PC
CPU: AMD Ryzen 5 2600/ Intel Core i5 9400/ i7 7700/ i3 10100
RAM: 16GB
VGA: NVIDIA GTX 1050 Ti/ GTX 1650/ Quadro K4200/ P400/ AMD Radeon RX 570
Ổ cứng: SSD.120GB + HDD 500GB
Cấu hình máy tính đồ họa tầm trung
Với chi phí bỏ ra từ 15 – 25 triệu đồng trở lên, người dùng có thể chọn lựa những dạng cấu hình sau:
Laptop đồ họa
CPU: Intel Core i5 10210U/ i5 9300H/ i7 6700HQ/ i7 9750H/ AMD Fire Pro/ Ryzen 5 3500U/ Ryzen 7 3750H
RAM: 8 – 16GB
VGA: NVIDA GTX 1050 Ti/ GTX 1650/ Quadro M1000M/ Quadro M2000M/ M620
Ổ cứng: SSD 120GB + HDD 500.GB
PC Workstation đồ họa
CPU: Intel Core i7 9700/ i7 10700/ AMD Ryzen 5 3600X/ Ryzen 7 2700X/ Ryzen 7 3700/ Ryzen 7 3700X
RAM: 16GB
VGA: NVIDIA GTX 1660/ GTX 1660 Ti/ GTX 1660 Super/ Quadro M4000/ Quadro P1000/ AMD Radeon RX 580/ RX 590
Ổ cứng: SSD 120 – 256GB + HDD tùy chọn
Cấu hình máy tính đồ họa cao cấp
Ngân sách của bạn dư giả, cần sử dụng máy tính phục vụ trong thời gian dài. Những bộ cấu hình cao cấp sẽ đáp ứng cho bạn những yêu cầu đó. Với những máy tính đồ họa trang bị cấu hình cao.thì việc họcthiết kế đồ họa sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Laptop chuyên thiết kế đồ họa
CPU: Intel Core i7 10750H/ i9 10980HK/ AMD Ryzen 7 4800HS
VGA: NVIDIA Quadro T1000/ P2000/ GeForce RTX 2060 – RTX 2080
RAM: 32GB
Ổ cứng: SSD 256GB + HDD tùy chọn
Máy tính để bàn chuyên đồ họa
CPU: Intel Core i7 10700K/ Core i9 10900K/ AMD Ryzen 7 3700X/ Ryzen 9 3900X
VGA: NVIDIA GeForce RTX 20- series/ Quadro P2000/ P4000/ AMD RX Vega/ Radeon VII/ Radeon Pro
RAM: 32 – 64GB
Ổ cứng: SSD 256GB + HDD tùy chọn
Macbook, Imac có phù hợp để thiết kế đồ hoạ?
Truyền thuyết kể rằng, dân Designer yêu ai thì yêu, nhưng lúc nào cũng sẽ “cưới” 1 em Macbook làm vợ. Lý do gì mà Macbook lại được dân đồ họa ưa dùng đến như vậy?
Thứ nhất, việc máy Mac thường được người ta gọi là “dành cho đồ họa” là do những năm 1980, Photoshop ra đời và bản đầu tiên là dành cho hệ máy của Apple. Photoshop với sức mạnh của mình đã giúp cho những người làm thiết kế tạo ra những thứ đẹp hơn mà tốn ít công sức hơn. Thời điểm này nhiều phần mềm chuyên dùng cho đồ họa khác như QuarkXpress và các ứng dụng Adobe cũng ra mắt cho Mac trước khi có bản cho Windows.
Bên cạnh đó thì các phần mềm giúp dàn trang, in ấn đầu tiên và tốt nhất thời đó như PageMaker (sau này là Adobe InDesign) cũng chỉ dành cho máy Mac, mãi tới năm 1987 mới ra đời bản dành cho Windows 1.0
Song song đó, Apple cũng rất thông minh khi đưa Mac vào sử dụng trong các trường học về thiết kế tại Mỹ nên nhiều người đã quen với hình ảnh một anh designer ngồi sử dụng Mac cho công việc của mình. Ngày nay nhiều trường thiết kế, cả trong trường đại học lẫn các cơ sở đào tạo bên ngoài, cũng sử dụng Mac cho việc giảng dạy.
Lý do thứ 2, có nhiều phần mềm chất lượng dành riêng cho Mac: RightFont, Sketch, Origami Studio, Xcode, … Ngoài ra vẫn có rất nhiều phần mềm để thay thế cho các phần mềm bạn đang sử dụng trên Windows, có điều giá cả hơi cao (vẫn có thể dùng bản crack) và ít có phần mềm miễn phí.
Thứ 3, Mac quản lý phần cứng rất tốt (đây là lý do sản phẩm của Apple vượt trội về hiệu năng dù cấu hình phần cứng không cao) => hiệu năng vượt trội so với Windows khoảng 2 đến 3 level.
Thứ 4, chất lượng hiển thị rất tốt (màu chuẩn, gần như y hệt lúc in ra, không bị ám màu), màn hình có độ nét cao (2880×1800), đây có lẽ là một trong những lý do lớn nhất khiến Designer thích Mac. Để có được màn hình độ phân giải cao như vậy mà giá bán vẫn cạnh tranh là không hề dễ chút nào. Vì giá bán của các màn hình có độ phân giải cao, cao hơn màn hình chuẩn 1080p khoảng 2-5 lần.
Cuối cùng, thiết kế của Macbook luôn được đánh giá cao (nôm na là đẹp, trông rất chanh xả) Nói cách khác, bạn bỏ nhiều tiền hơn cho máy Mac so với khi mua máy Win thì đổi lại bạn có được thiết kế tốt hơn, máy mỏng nhỏ gọn hơn, màn hình (đôi khi) đẹp hơn, mức độ hoàn thiện cao hơn.
Nếu kinh tế không là vấn đề thì cứ lựa chọn một con Mac phù hợp với nhu cầu sử dụng là tuyệt vời. Còn nếu kinh tế vẫn còn mầm non thì cố gắng tìm Laptop/Pc đồ họa giá rẻ để phục vụ nhu cầu kiếm tiền trước đã. Kiếm tiền rồi thì trải nghiệm Mac sớm thôi.
Kết Luận
Trên đây là một số bộ cấu hình để bạn dễ dàng lựa chọn.hơn trong quá trình tìm mua máy tính để học thiết kế đồ họa trong từng phân khúc. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn có nhiều cấu hình khủng hơn dành.cho những ai quan tâm và thực sự có nguồn kinh phí lớn. Tìm chọn những đơn vị uy tín để mua máy tính là điều cực kì quan trọng. Ở đó bạn sẽ tìm được những trải nghiệm thực tế trên.máy tính với từng phần mềm mình sử dụng.