typeface la gi
Đa số các nhà thiết kế khi mới bắt đầu vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm typeface. Vậy typeface là gì? Hãy cùng Malu tìm hiểu nhé!

 

Typeface là gì?

Typeface hay còn được gọi là Font family, hay kiểu chữ, là một bộ các chữ cái có cùng điểm chung trong thiết kế. Nói cách khác, mỗi typeface là tập hợp các ký tự, mỗi ký tự đại diện cho một chữ cái, số, dấu câu và các biểu tượng khác…

typeface vs font

Nhìn chung, typeface là một định nghĩa rộng, bao trùm lên khái niệm font vì nó không chịu giới hạn về kích thước cũng như định dạng. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng typeface Arial kích thước 10pt, định dạng Bold Italic, nhưng sẽ sử dụng font Arial Bold Italic với kích thước 10pt.

 

Phân loại Typeface

 

Phông chữ có chân (Serif)

Serif

Đây là loại font lâu đời nhất, đã xuất hiện từ thế kỷ 15. Từ “serif” ám chỉ phần “chân” nhỏ ở phần đầu và cuối mỗi ký tự, lấy cảm hứng từ nét vẽ của các họa sĩ thời xưa. 

Font Serif có thể được chia nhỏ ra thành nhiều loại khác như: Old Style, Classical, Neo-Classical, Transitional, Clarendon, … Ngày này, Fon Serif vẫn là một trong những font được dùng phổ biến nhất, tiêu biểu như “Times New Roman”. San Serif xuất hiện dày đặc trong sách, báo, tài liệu thậm chí là thiết kế logo.  Đây là một loại font mang hơi hướng cổ điển.

Một số thương hiệu tiêu biểu có sử dụng Font Serif như: Zara, Tiffany & Co, Abercrombie & Fitch.

logos Serif

Giải mã tâm lý học đằng sau Font Serif:

Font Serif được các doanh nghiệp mong muốn thể hiện sự lịch lãm, tinh tế tin dùng. Logo sử dụng Font Serif mang cảm giác:

  • Niềm tin
  • Tôn trọng
  • Uy quyền
  • Trang trọng

Font chữ có chân là sự lựa chọn phù hợp cho các thương hiệu và lĩnh vực mang tính truyền thống hơn, bao gồm:

  • Công ty tài chính
  • Công ty luật
  • Công ty bảo hiểm
  • Tư vấn

 

Phông chữ không chân (Sans serif)

Sans Serif

Font San Serif không kế thừa những thiết kế tiền nhiệm mà chọn cho mình một cách tiếp cận mới mẻ, tân thời hơn. Chính điều này cũng khiến bộ đôi serif – san serif rất dễ kết hợp với nhau. San Serif có từ thế kỷ 19 và trở nên cực kỳ thịnh hành vào những năm 20,30. Vào khoảng giữa thế kỷ 20, các nhà thiết kế từ Đức tiếp tục phát triển loại font này. Kết quả cho ra đời một bộ font đình đám là Helvetica như ngày nay.

Loại font này được tạo thành từ những đường nét gãy gọn, đơn giản. Chúng không có các chi tiết trang trí mà tập trung đề cao sự dễ đọc dù trong mọi kích cỡ to nhỏ. 

San Serif cũng có các nhánh con như: Grotesque, Square, Geometric, và Humanistic, …

Các thương hiệu sử dụng Font San Serif gồm: LinkedIn, Calvin Klein và The Guardian.

logos Sans Serif

Giải mã tâm lý học đằng sau Font San Serif:

Những font chữ này thường được coi là mang sắc thái lạnh, mượt mà và hiện đại. Do sự xuất hiện áp đảo trong lĩnh vực công nghệ, phông chữ không chân cũng liên hệ mật thiết với sự tiên tiến và liên quan đến công nghệ.

Một vài liên kết và phản ứng cảm xúc mà bạn có thể có khi sử dụng font chữ không chân trong thiết kế của mình bao gồm:

  • Rõ ràng
  • Hiện đại
  • Tin tưởng
  • Tinh vi
  • Tập trung vào công nghệ
  • Tiên tiến

Font chữ không chân là lựa chọn phù hợp cho bất kì thương hiệu nào muốn mang đến cảm giác tiên tiến, cá tính và tinh vi, bao gồm:

  • Công ty công nghệ
  • Thương hiệu thời trang
  • Công ty khởi nghiệp

 

Slab Serif Fonts

Slab Serif

Slab Serif là biến thể từ font Serif cổ điển, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 19. Loại font này thường khá đậm và có sự khác biệt tương đối lớn so với kiểu truyền thống. “Chân” chữ to và đậm hơn nhiều so với Serif gốc. (Nên cái tên “slab” – “ván” mới ra đời).

Loại font này được nhận diện qua vẻ ngoài cứng cáp, mạnh mẽ của nó và thích hợp với các thương hiệu hiện đại hơn là cổ điển. Slab Serif có thể bo tròn hoặc góc cạnh, một số còn trông khá giống như nét chữ viết tay. 

Các thương hiệu sử dụng Font Slab Serif gồm: Sony, Honda, và Volvo.

logos Slab Serif

Giải mã tâm lý học đằng sau Font Slab Serif:

Slab Serif mang đến hình ảnh táo bạo tô đậm sự tự tin, đáng tin cậy và sáng tạo. Thương hiệu muốn tạo cú hích lớn hoặc tinh thần cải tiến, đổi mới cao rất tin dùng font Slab Serif.

 

Script Fonts

Script

Font Script thông dụng trở nên phổ biến vào thế kỷ 20. Loại font này lược bớt tính hình khối trong in ấn và đề cao những đường nét mềm mại, tự nhiên. Script được tách biệt thành 2 phạm trù nhỏ hơn: trang trọng và thông dụng. Đây là loại font giả kiểu dáng của nét chữ viết tay.

Script font trang trọng – như cái tên của nó, là loại font chữ hào nhoáng bậc nhất, gợi nhớ về những nét chữ tuyệt đẹp của các bậc thầy ở thế kỷ 17, 18. Về cơ bản thì loại font này được khuyến khích sử dụng vừa phải, bởi nó ảnh hưởng đến tính dễ đọc của ấn phẩm.  Loại script thông dụng mang cảm giác gần gũi, thân thuộc và dễ áp dụng hơn. 

Các thương hiệu sử dụng Script Font gồm: Coca-Cola, Instagram, và Cadillac

logos Script

Giải mã tâm lý học đằng sau Script Font:

Một vài mối liên hệ và phản ứng cảm xúc mà bạn có thể có khi sử dụng script trong thiết kế là:

  • Tinh tế
  • Tinh vi
  • Lôi cuốn
  • Sáng tạo
  • Hạnh phúc
  • Truyền thống
  • Cá nhân
  • Kì quái

Font chữ có thể là sự lựa chọn tuyệt vời cho một số thương hiệu và lĩnh vực chú trọng sự tinh tế, khác biệt hoặc mang tính cá nhân trong thiết kế của mình, bao gồm:

  • Thương hiệu thực phẩm và đồ uống
  • Thương hiệu thời trang
  • Thương hiệu tập trung vào đối tượng trẻ em

 

Decorative Fonts

Decorative

Decorative Fonts hay Display Fonts là loại font chữ độc đáo và bắt mắt. Chúng được sử dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực và nhu cầu. Decorative Fonts hiếm khi được dùng trong văn bản dài mà thích hợp hơn với dạng logo lettermark hoặc wordmark

Loại fonts này đôi khi có thể kém thẩm mỹ nếu đặt lên một thiết kế quá chuyên sâu. Dù vậy, đây vẫn là một lựa chọn ổn khi dùng làm thiết kế logo.

Các thương hiệu sử dụng Decorative Font gồm:  Toys R’ Us, Lego, và Fanta

logos Decorative

Giải mã tâm lý học đằng sau Decorative Font:

Nhìn chung, loại font này đề cao tính sáng tạo và sự nguyên bản. Tính linh hoạt của nó cũng giúp thương hiệu truyền tải được những cảm xúc cụ thể bằng việc biến tấu, kết hợp nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Một trong số cảm xúc phổ biến là sự vui vẻ, tinh nghịch. Nó cũng thể hiện được các đặc trưng văn hóa, dấu ấn của một thời kỳ lịch sự nhất định. 

 

Monospaced

Đây là loại chữ mà độ rộng của các con chữ là bằng nhau, nhìn chúng ta thường có cảm giác tròn và đều (monospace, lucida… ).

monospace typeface

 

Fantasy Decoration

Đây là loại chữ có hình thù đặc biệt, thường là các hình dạng như đồ vật, con người, hoa văn, nhân vật hoạt hình ,v.v.. (windesign…)

fantasy decoration

 

Mimicry

Mimicry là typeface trang trí với phong cách nhái lại kiểu chữ của một ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Trung, tiếng Ấn hay tiếng Hàn. Những kiểu chữ này hay được dùng để tạo cảm giác “ngoại ngữ” trong thiết kế.

Mimicry

 

Sử dụng typeface thế nào cho đúng?

Lựa chọn phù hợp

Để tùy biến và minh họa tốt cho ý tưởng của mình, hãy thử sức với nhiều giải pháp về Weight (Regular, medium, bold, heavy), Width (narrow, condensed, extended), italics, outline stroke và màu sắc… Sự thay đổi những thuộc tính trên của typeface cũng tạo ra biến đổi rõ rệt cho thông điệp mà bạn muốn truyền tải cho người xem.

Tránh lạm dụng

Hãy cẩn thận và cân nhắc kỹ khi sử dụng các typefaces như Comic Sans, Curlz, Papyrus và Times New Roman.

Khi quan sát các typeface một cách riêng biệt, mỗi một typeface có một ưu thế khác nhau. Tuy nhiên, các designer nên chú ý đến sự ảnh hưởng không nhỏ của các typeface trên vì chúng đang bị lạm dụng nhiều đến mức một người không tinh ý lắm vẫn có thể nhận ra những typeface đó.

 

Lời kết

Trên đây là một số nét cơ bản về typeface mà các designer mới bắt đầu cần nắm rõ.