Văn phòng phẩm là một trong những mặt hàng vô cùng thiết yếu, không chỉ với đối với đối tượng học sinh sinh viên, mà còn với cả các văn phòng doanh nghiệp, vốn sử dụng mặt hàng này thường xuyên và liên tục.
Đứng trước nhu cầu lớn của thị trường, việc mở cửa hàng văn phòng phẩm để kinh doanh là một ý tưởng sáng suốt, một cơ hội “ngàn vàng” để bạn thu về nguồn lợi nhuận lớn, chỉ với số vốn đầu tư ban đầu hạn chế. Cùng Malu tìm hiểu bí quyết mở cửa hàng văn phòng phẩm hiệu quả, cùng các nguồn nhập hàng giá rẻ qua bài viết dưới đây:
>> Các bài viết liên quan:
- Kinh Nghiêm Mở Quán Kinh Doanh Cafe
- 12 Bước Bắt Đầu Kinh Doanh Trà Sữa Siêu Lợi Nhuận
- Kinh Doanh Spa: 10 Điều Cơ Bản Cần Biết Để Bắt Đầu
- Làm Giàu Từ Kinh Doanh Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại
- Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Hiệu Quả
Xây dựng ý tưởng kinh doanh văn phòng phẩm
Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, bạn cần phải xây dựng ý tưởng và xác định kế hoạch tổng thể trước đã.
Trong bước này, bạn cần tìm hiểu và xác định đối tượng khách hàng mà cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ của bạn nhắm đến, đó là học sinh, sinh viên; hay các doanh nghiệp công ty với nhu cầu lớn? Cửa hàng của bạn có các đối thủ cạnh tranh nào? Quy mô của họ ra sao?…
Kinh doanh văn phòng phẩm có lời hay không?
Việc kinh doanh văn phòng phẩm chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận lớn nếu bạn xây dựng chiến lược kinh doanh đúng hướng. Để mọi việc trở nên đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy mindmap để phác thảo ý tưởng kinh doanh, xác định bản chất vấn đề, và tìm kiếm khía cạnh sáng tạo trong quá trình hoạch định.
Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần bao nhiêu tiền?
Sau khi thiết lập ý tưởng và kế hoạch kinh doanh phù hợp, đã đến lúc bạn xác định số tiền mình dự định đầu tư vào cửa hàng văn phòng phẩm của mình. Thông thường, bạn đã có sẵn trong tay diện tích mặt bằng kinh doanh, hình dung sơ bộ số lượng mặt hàng buôn bán trong cửa hàng, cũng như các chi phí kèm theo trong quá trình phát triển.
Nếu bạn dự tính mở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ, với diện tích mặt bằng tầm 20 m2 – 40 m2, số vốn cần thiết để kinh doanh sẽ rơi vào tầm 80 – 100 triệu đồng ban đầu.
Chi phí khi mở cửa hàng văn phòng phẩm
Trong tổng chi phí vừa nêu, có một số những loại chi phí bạn cần lưu tâm khi bỏ ngân sách vào đầu tư:
Chi phí mặt bằng
Tùy thuộc vào địa điểm bạn cần thuê, và tùy diện tích mặt bằng để bạn trưng bày sản phẩm. Diện tích vừa tầm cho hoạt động buôn bán và trưng bày sản phẩm là khoảng 20 – 50 m2.
Chi phí hàng tháng cho mặt bằng có thể dao động trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Nhưng nhiều khả năng, chủ nhà sẽ yêu cầu bạn đóng một cọc 3 – 6 tháng một.
Chi phí kho bãi
Bạn cũng cần có một địa điểm để lưu kho hàng hóa của mình. Văn phòng phẩm là mặt hàng có chi phí khấu hao hàng tháng thấp, có thể lưu kho trong thời gian dài. Tuy nhiên, mặt hàng này có thể có tính thời vụ, khi mùa khai trường thường có nhu cầu cao hơn so với các tháng còn lại.
Chi phí nhập nguồn hàng
Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí ban đầu. Thông thường, bạn đầu tư khoảng 40 – 50 triệu giá vốn là đủ cho nhu cầu kinh doanh của một cửa hàng văn phòng nhỏ.
Ngoài ra còn có một số chi phí khác như tủ kệ để trưng bày sản phẩm, máy móc trang thiết bị để bổ trợ hoạt động in hóa đơn,…
>> 7 Bước Quản Lý và Sử Dụng Tiền Bạc Một Cách Thông Minh
Mẹo kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm hiệu quả
Trong quá trình mở cửa hàng văn phòng phẩm, bạn cần phải cân nhắc một số khía cạnh như: địa điểm, cách bài trí, nhân lực và quản trị văn phòng. Dưới đây là một số mẹo cơ bản có thể giúp bạn thành công trong hoạt động kinh doanh văn phòng phẩm.
1. Tìm địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm
Lựa chọn địa điểm mặt bằng phù hợp để mở cửa hàng văn phòng phẩm chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của dự án kinh doanh của bạn.
Tùy vào đối tượng khách hàng và giới hạn ngân sách mà bạn có được sự lựa chọn phù hợp. Nếu đối tượng bạn nhắm đến là học sinh, sinh viên, việc mở cửa hàng tại gần khu vực trường học, ký túc xá là một điều bắt buộc. Nếu khách hàng là các doanh nghiệp, vị trí cửa hàng phải đặt ngay sát các cao ốc văn phòng.
Địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm không nhất thiết phải nằm ở các trục đường lớn trên thành phố, quan trọng là đối tượng khách hàng bạn chọn là ai, và chiến lược kinh doanh của bạn là gì.
2. Bài trí cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm đẹp mắt
Với những cửa hàng văn phòng phẩm cùng buôn bán các loại sản phẩm giống nhau, bí quyết để bạn trở nên nổi bật và khác biệt chính là ở phương diện bài trì hàng hóa. Bạn có thể tham khả o một cách cách bài trí cửa hàng đẹp mắt như sau:
3. Xác định chiến lược Marketing thành công
Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, bạn hoàn toàn có thể phát triển mô hình kinh doanh của mình trên nền tảng kỹ thuật số. Có rất nhiều những kênh truyền thông Marketing khác nhau, như Facebook, SEO, SEM để bạn lựa chọn cho bạn lựa chọn trong việc phát triển hệ thống nhận diện của mình tới khách hàng.
>> 5 Bí Quyết Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu Quả
4. Tuyển dụng nhân sự cho cửa hàng
Với những cửa hàng có quy mô nhỏ, bạn chỉ cần tuyển số nhân lực độ khoảng 2 – 3 người, thay phiên nhau túc trực trong các ca làm việc. Khi tuyển nhân lực, bạn cần chú ý tuyển những người trung thực, cẩn thận, có thái độ nhã nhặn và biết quan tâm tới nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, nguồn nhân lực này cũng cần có những kỹ năng bán hàng và xử lý sổ sách nhất định. Bởi họ chính là những người tư vấn và trực tiếp bán sản phẩm tới khách hàng.
>> 9 Mẹo Chốt Sales Thành Công, Nhanh và Dễ Dàng
5. Sử dụng các chiến lược quản lý cửa hàng hiệu quả
Với bất kỳ một cửa hàng kinh doanh nào, người chủ cũng cần những công cụ bổ trợ đắc lực trong quá trình quản lý kho, quản lý tài chính và quản lý nhân lực. Đó là lý do vì sao bạn nên cân nhắc sử dụng các chiến lược quản lý ngay từ thời điểm bắt đầu mở cửa hàng.
>> Bật Mí 12+ Cách Quản Lý Hàng Tồn Kho Hiệu Quả
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo danh sách một số phần mềm quản lý bán hàng online tốt nhất hiện nay. Đây chính là công cụ đắc lực hỗ trợ hoạt động kinh doanh của bạn có thể đi đúng hướng, thu về khoản tiền “kếch xù”.
Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có thể giúp bạn tạo ra cho mình khoản lợi nhuận lớn, với lượng vốn ít. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải vạch ra cho mình kế hoạch kinh doanh đúng đắn, liệt kê các khoản ngân sách khoa học, lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp với đối tượng khách hàng trọng tâm, tìm nguồn hàng uy tín, giá rẻ, và lựa chọn chiến lược Marketing hợp lý.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ là kim chỉ nam đồng hành cùng bạn trên chặng đường kinh doanh sắp tới. Đừng quên tham khảo trau dồi thêm cho mình những kiến thức bổ ích khác về kinh doanh và marketing trên trang blog của Malu.