Vài năm trở lại đây, kinh doanh homestay nổi lên như một xu hướng trong ngành công nghiệp du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Đó là do một bộ phận không nhỏ những dân du lịch muốn tìm kiếm những chỗ ở giống ở nhà, có phần ấm cùng thay vì khách sạn hoặc nhà nghỉ thông dụng.
Bắt đầu kinh doanh homestay có thể sẽ dễ dàng nếu như bạn đã có sẵn vài phòng hoặc vài căn nhà. Thế nhưng duy trì sự ổn định đòi hỏi tính cam kết với khách hàng khá cao.
Những người chủ homestay thường xuyên lo lắng về tình trạng phòng đã được lấp trống hay chưa, do đó bạn cần biết 7 mẹo dưới đây để tăng tỷ lệ đặt phòng cho công việc kinh doanh homestay của bạn.
1. Tạo dựng phong cách cho homestay
Đầu tiên, rất nhiều các chủ homestay nghĩ rằng điều này là không cần thiết, nhưng thực tế chỉ ra rằng, bằng việc chau chuốt thêm về mặt thiết kế không gian phòng, cùng đầu tư mua thêm nội thất, tỉ lệ đặt phòng chắc chắn cao hơn hẳn.
Lựa chọn một phong cách tiêu chí bạn muốn sẽ quyết định khách hàng là ai. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là đối tượng người trẻ tuổi, hãy nghiên cứu xem họ thích kiểu phong cách thế nào, trang thiết bị thế nào,.. Hãy xin tư vấn từ những nhà thiết kế chuyên nghiệp để có những ý tưởng tuyệt vời và sáng tạo nhất.
>>> Xem thêm Brand Personality – Tạo Dựng Tính Cách Cho Thương Hiệu
2. Sạch sẽ và bảo trì thường xuyên
Đây là một trong những mẹo cơ bản nhất nhưng cũng đừng ngạc nhiên khi một số người kinh doanh homestay thất bại trong việc duy trì sự sạch sẽ và bảo dưỡng trang thiết bị này.
Bạn đã bao giờ thuê một căn phòng mà ẩm mốc, bẩn thỉu, trang thiết bị thì hỏng lên hỏng xuống chưa?
Đừng để khách hàng của mình có những trải nghiệm vô cùng tệ hại đó. Hãy liên tục kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới các đồ dùng đã quá cũ trong homestay của mình.
3. Cung cấp các đồ vật tiện ích
Đây là cũng một tiện ích nữa mà bạn nên cung cấp cho khách hàng để đem lại những trải nghiệm tốt hơn cho họ. Dầu gội đầu, sữa tắm, kem đánh răng, bàn chải,.. các vật dụng giống như trong bất kì khách sạn nào khác cũng sẽ đem lại điểm cộng trong mặt khách hàng.
Những tiểu tiết nhỏ và sự chuẩn bị chu đáo của bạn sẽ có thể tạo ra những sự khác biệt về tỷ lệ đặt hàng cũng như các review của người đã từng thuê homestay của bạn.
Chắc chắn rồi, mạng wifi chính là thứ bắt buộc. Nếu không có internet, bạn hiểu khách hàng sẽ cảm thấy chán và..”bực tức, bứt rứt” thế nào rồi đó. Một số các đồ vật tiện ích khác mà bên cũng nên cân nhắc đầu tư nhu: bếp nướng BBQ, máy sấy tóc, đồ dùng nấu ăn, tivi,…
4. Chụp ảnh homestay của bạn thật long lanh
Có những bức ảnh ấn tượng, long lanh của mọi góc đẹp nhất trong homestay của bạn chính là chìa khóa lớn nhất để kinh doanh homestay thành công. Hình ảnh đẹp sẽ tạo ra những ấn tượng tốt ngay từ ban đầu đối với những người du lịch khi họ quyết định có đặt phòng hay không.
Hãy chụp homestay của bạn thật chuyên nghiệp, chất nghệ và sắc nét nhất có thể. Một số ảnh bạn cần phải chụp:
- 2 ảnh bên ngoài toàn cảnh homestay của bạn
- 1 ảnh ở phòng khách
- 1 ảnh ở phòng bếp
- 1 ảnh chụp mỗi phòng
- 1 ảnh chụp phòng tắm (phòng vệ sinh)
- Và: 2-3 ảnh những đặc điểm nổi bật, những góc cạnh đẹp nhất của homestay như vườn, chỗ đỗ xe, bể bơi,..
>>> Xem thêm Kỹ thuật bố cục sẽ cải thiện hình ảnh của bạn
5. Sử dụng mạng xã hội
Sự phát triển của công nghệ cho phép chúng ta có thể quảng bá công việc kinh doanh homestay trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn.
Tạo một fanpage trên Facebook và liên tục cập nhật những bức hình đẹp, những người đã từng thuê homestay của bạn cũng là một ý tưởng không tồi.
Hơn thế nữa, bạn có thể giao tiếp với những khách hàng tiềm năng, nhận đặt phòng trực tiếp qua nền tảng mạng xã hội này một cách đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra cũng có một số phần mềm, diễn đàn cho phép bạn đăng tải hình ảnh của homestay bạn, hãy tham khảo lựa chọn này nữa nhé.
>>> Xem thêm 10 mẹo truyền thông mạng xã hội cho các thương hiệu
6. Cho phép đặt phòng online
Đặt phòng online là điều rất cần thiết để bạn biết chính xác số lượng phòng còn trống cũng như tối ưu các phòng cho thuê hơn. Tuy nhiên, vào những mùa cao điểm cũng sẽ khá vất vả để bạn tối ưu được công việc quản lý này.
Khách sạn, và các đơn vị cho thuê đã và đang ứng dụng công cụ quản lý phòng hiện đại, chấp nhận đặt phòng và thanh toán online vô cùng tiện dụng. Hãy bắt kịp xu hướng này ngay, chi phí bỏ ra cho công cụ này chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng
7. Đưa ra các chương trình tri ân khách hàng cũ
Tìm kiếm khách hàng mới đôi khi tốn kém hơn nhiều so với việc bạn chăm sóc khách hàng cũ khiến họ quay lại nhiều lần tiếp theo. Đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân họ , tham khảo các mẹo sau:
- Giảm giá cho lần ở sau. Số lần họ càng ở nhiều, càng được giảm giá nhiều.
- Miễn phí một đêm ở cho những khách đã trở lại một số lần nhất định.
- Tặng một số món quà lưu niệm cho những khách hàng cũ.
Khám phá thêm bài viết hấp dẫn khác từ Malu: