canh tranh trong kinh doanh

Thực tế mà nói, những câu chuyện cạnh tranh trong kinh doanh là sự bắt buộc và đáng được ca ngợi, bởi chỉ có cạnh tranh mới giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển đi lên và khách hàng sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất.

Một số những thương hiệu trong những cuộc chiến này đã sớm tỏ sự sợ hãi và nhanh chóng rút lui khỏi thị phần, số còn lại đã đứng lại, viết cho chúng ta những câu chuyện cạnh tranh đầy sức thu hút.

Dưới đây là những câu chuyện cạnh tranh trong kinh doanh vĩ đại của thế giới, cùng Malu khám phá nhé:

1. Coke và Pepsi

Chắc không cần nói quá nhiều về sự nổi tiếng của câu chuyện cạnh tranh này đâu nhỉ. Trong sự điên rồ để độc tôn vì chí chiếm lĩnh, Coke và Pepsi đều phạm phải hai sai lầm rất lớn. Một, họ quá tự mãn. Và hai, họ thua chiến lược.

cau chuyen canh tranh coca va pepsi

Quá bận tập trung vào cuộc chiến cạnh tranh với nhau, cả Coke và Pepsi đều đã để lọt một lượng lớn thị phần vào tay của Red Bull, không những thế, Red Bull đang sẵn sàng quay trở lại thị trường tập trung vào các đồ uống sức khỏe và snacks. Hứa hẹn một cuộc chiến thị phần đầy cam go theo thế “kiềng 3 chân”.

2. Nike và Reebok

Nike nhanh chóng chiếm được vị trí đầu bảng trong lĩnh vực giầy thẻ thảo. Nhưng cũng có đôi lúc vào giữa thập kỉ 80 của thế kỉ trước, Reebook đã đá bay Nike ra khỏi vị trí đó.

cau chuyen canh tranh nike va reebok

Chỉ khi hãng giầy danh tiếng Nike quyết định kí hợp đồng với ngôi sao của đội Chicago Bulls – Michael Jordan, và ra mắt mẫu giày Air Jordans, Nike mới trở lại nơi mình xứng đáng. Hàng năm Air Jordans vẫn tạo ra khoản lợi nhuận đạt hơn 2 tỷ đô, trong khi đó Reebok đã bị Adidas mua lại vào năm 2005.

3. MCI và AT&T

Đây có thể coi là một trong những case study kinh điển. Câu chuyện cạnh tranh này bắt đầu bằng việc MCI kiện AT&T, sau đó thắng 1.6 tỷ đô và cướp lấy sự thống trị của AT&T trong ngành công nghệ viễn thông. MCI đã mở đường một loạt những gói dịch vụ mới, chiến lược mới để tham gia cuộc chơi và sắp đặt lại những luật lệ, củng cố một niềm tin cho khách hàng về vấn đề giá cả phải song hành với chất lượng.

cau chuyen canh tranh mci va att

Thế nhưng đáng tiếc rằng, dù rất cố gắng MCI vẫn thua trong câu chuyện cạnh tranh thị phần nay, tuyên phố phá sản vào năm 2002 và bị Verizon mua lại vào năm 2005.

4. Lamborghini và Ferrari

Chúng đều là những siêu xe, đều gắn mác Made In Italy, và đều đắt đến một cách…quá đắt. Vào năm 2010, Doanh thu thuần của Ferrari đạt 2.7 tỉ đô, trong khi chiều hướng ngược lại Lamborghini chỉ 132 triệu đô – Nuff nói

cau chuyen canh tranh lamborghini va ferrari

5. McDonald’s và Burger King

Câu chuyện cạnh tranh burger này bắt đầu bằng 2 sản phẩm Whopper của Burger King và Big Mac của McDonald’s. Cả hai công ty đều đang cố gắng đưa tới khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất với giá tiền hợp lý nhất.

cau chuyen canh tranh mcdonald va burgerking

Thế nhưng các nhà phê bình ẩm thực lại cho rằng (và ai cũng nhận ra rằng) ăn burger nhiều là quá không tốt cho sức khỏe. Rồi cuối cùng, điều buồn cười là hai hãng quyết định cạnh tranh nhau xem burger của ai “tốt cho sức khỏe” hơn.

6. Ford và GM

Câu chuyện cạnh tranh của hai hãng ô tô này đã kéo dài hơn 100 năm. Thuở ban đầu của cuộc chiến, Ford luôn là người được yêu thích hơn. Ford chiến thắng, tuy nhiên, ngắn chẳng tày gang.

cau chuyen canh tranh ford va gm

GM đã vượt mặt Ford trong suốt 8 thập kỷ sau đó, và rồi… GM tuyên bố phá sản vào năm 2011.

7. Bill Gates và Steve Jobs

Có hẳn một bài hát riêng để kể về câu chuyện cạnh tranh của Bill Gates và Steve Jobs đủ để ta thấy sự nổi tiếng của hai con người này.

cau chuyen canh tranh billgates va stevejobs

Họ có thể không thích sản phẩm mà người kia làm ra, nhưng không có nghĩa là họ không giúp đỡ nhau qua cơn hoạn nạn. Jobs đã từng vay 150 triệu đô từ Gates để tiếp tục duy trì Apple.

8. Energizer và Duracell

Cả hai công ty đều lựa chọn thỏ làm linh vật đại diện cho hãng. Và ngay cả ở Việt Nam cũng có “Pin Con Thỏ”

cau chuyen canh tranh energizer va duracell

9. IBM và HP

HP đã và đang vượt mặt IBM về doanh thu trong thập kỉ vừa qua, và được dự đoán tiếp tục tiến xa hơn nữa, nhưng đôi lúc câu chuyện cạnh tranh không chỉ nằm ở trên giấy tờ.

cau chuyen canh tranh ibm va hp

IBM có những chiến lược bán hàng ổn định và phù hợp trong khi HP lại lựa chọn những hành động mang tính chiếm lĩnh thị trường.

10. Airbus và Boeing

Họ đã đối đầu trực tiếp với nhau kể từ thập niên 90. Và câu chuyện máy bay này sẽ còn dài dài bởi những cuộc kiện tụng nhau về vấn đề công nghệ và giá cả.

cau chuyen canh tranh airbus va boeing

11. Disney Channel và Nickelodeon

Disney là “ông vua” trong ngành giải trí của trẻ em trên thế giới. Nhưng Nickelodeon đôi lúc đã làm Disney cảm thấy sợ hãi. Vậy nên kết cục là Disney đã phải cướp luôn đội ngũ lãnh đạo của Nickelodeon về làm việc cho mình.

cau chuyen canh tranh disney channel va nickelodeon

12. Camel và Marlboro

Cuộc chiến về thuốc lá, cũng giống như rất nhiều các sản phẩm khác, không chỉ quyết định bởi nó có “ngon” hay không. Sẽ có những người cả đời chỉ hút đúng một loại thuốc, nhưng cũng có những người sẽ hút bất kể loại thuốc nào có giá rẻ nhất, hoặc tiện mua nhất.

cau chuyen canh tranh marlboro va camel

Vậy nên trong khi Camel và Marlboro đang bận cạnh tranh thị phần với nhau bằng việc thay đổi bao bì và slogans, nhiều chuyên gia nói rằng, họ nên tập trung vào việc phân phối sản phẩm để người tiêu dùng mua thuốc lá tiện lợi hơn.

13. DC và Marvel

Cùng quay trở lại những năm 1990, khi cuộc chiến này mới bắt đầu, Marvel đã suýt phá sản. Và quý nhân phù trợ Disney đã mua lại Marvel vào năm 2009. Từ đó trở đi, Marvel liên tục có những thành công vang dội.

cau chuyen canh tranh marvel va dc

Ở phía bên kia câu chuyện cạnh tranh này, DC trở thành một phần của tập đoàn Time-Warner vào năm 1989 và cũng gặt hái được những thành công nhất định. Cả hai đều dành cho nhau những lời khen ngợi và tôn trọng dành cho nhau, chỉ có fan của Marvel hay DC là vẫn liên tục tranh luận xem ai tốt hơn ai mà thôi.

14. Apple và Microsoft

Đối với khách hàng, Apple là công ty luôn tạo dựng hệ sinh thái để độc quyền tất cả các mảng, trong khi Microsoft lại làm điều hoàn toàn ngược lại.

cau chuyen canh tranh apple va microsoft

Vậy nên, Apple thì tiếp tục tạo ra những sản phẩm mà không cho phép “giao du kết bạn” với những sản phẩm bên ngoài khác. Thì Microsoft lại đưa ra chiến lược để làm sao có thể tương thích với nhiều ứng dụng trên các nền tảng khác nhau.

15. Nintendo và Sony

Cuộc chiến này có vẻ như Sony đã dành được chiến thắng, nhưng cũng không thể phủ nhận những nỗ lực của Nintendo trong suốt năm tháng qua.

cau chuyen canh tranh sony va nintendo

Ngày nay, trò chơi phải đi kèm với đồ họa đẹp, Sony đã làm điều đó tốt hơn Nintendo. Đó là lý do cho sự thống trị của Sony trên thị trường game thế giới.

16. Budweiser và Miller

Tổng thống Benjamin Franklin từng nói said, “ Bia là bằng chứng cho tình yêu của Chúa dành cho chúng ta, Chúa muốn chúng ta được hạnh phúc.”

cau chuyen canh tranh budweiser va miller

Budweiser và Miller đã chiến đấu với nhau rất nhiều năm để chiếm lĩnh vị trí đầu bảng trong lĩnh vực đồ uống này.

17. Adidas và Puma

Câu chuyện cạnh tranh này căng thẳng tới nỗi, những người làm việc cho Adidas và Puma sẽ không “thèm” nói chuyện với nhau.

cau chuyen canh tranh adidas va puma

Chỉ khi đến năm 2009, hai người sáng lập của hai hãng, cũng là anh em của nhau qua đời, cả hai công ty mới bắt đầu bỏ qua việc hận thù, và cạnh tranh công bằng sòng phẳng với nhau.