Theo đánh giá của tạp chí Forbes, Apple là thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới trong nhiều năm liền mặc cho các thiết bị từ Smartphone đến Table và Laptop của thương hiệu này có giá bán cao hay những chỉ trích của người dùng xoay quanh những khó khăn của họ trong quá trình sử dụng các sản phẩm trong hệ sinh thái Apple.
Mỗi khi Apple cho ra mắt sản phẩm mới, ta lại bắt gặp hình ảnh hàng dài người đứng xếp hàng bên ngoài Apple Store.
Bạn có tò mò muốn biết điều gì làm nên thành công của thương hiệu đắt giá này? Làm cách nào để Apple chiếm được trái tim và sự tin tưởng của người tiêu dùng? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau nhé!
> Khám phá 2 Case Study về Rebrand nổi tiếng khác của Uber và Airbnb
Mục lục bài viết
Toggle1. Trải nghiệm của người dùng
Suy cho cùng, thương hiệu, cũng chỉ là những trải nghiệm của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm / dịch vụ. Lấy ví dụ như Coca Cola chẳng hạn, ai trong chúng ta chẳng biết sản phẩm nước ngọt có ga của thương hiệu này có tác động tiêu cực cho sức khỏe đến như thế nào.
Nhưng hương vị tươi mát của Coca Cola vào ngày hè mà người dùng có thể trải nghiệm lại khiến họ quên đi những “nguy hiểm” đang đón chờ họ từ loại đồ uống này.
Đó cũng là lý do: Dù các sản phẩm thiết bị điện tử của Apple có giá bán “cao đến vô lý” so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, khách hàng vẫn nườm nượp đổ về Apple Store để trải nghiệm sản phẩm mới từ hãng.
Chúng ta có thể thấy: Apple đem đến cho người tiêu dùng hứa hẹn về những trải nghiệm tuyệt vời khi họ sử dụng sản phẩm từ hãng. Không chỉ là cái mã hào nhoáng bên ngoài, các thiết bị công nghệ từ Apple thực sự đem lại những giây phút thoải mái đối với bất kỳ người sử dụng nào.
Dưới đây là những điều dù nhỏ nhặt nhưng lại đóng vai trò quyết định giúp Apple chiếm trọn lòng tin từ những vị khách hàng khó tính:
- Tỉ mỉ trong công đoạn thiết kế và đóng gói sản phẩm.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tụy.
- Theo đuổi chiến lược tập trung phát triển sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp.
- Trong các chiến dịch quảng cáo, Apple luôn cố gắng gắn liền sản phẩm của họ với các hoạt động thường ngày của con người, tạo sự liên tưởng gần gũi với người dùng.
Trong thời đại ngày nay, việc phát triển sản phẩm với chiến lược lấy sự ưu việt của nền tảng công nghệ hay thiết kế để cạnh tranh là một nhiệm vụ dường như “bất khả thi”.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra điều này và dần chuyển sang chiến lược: Đặt khách hàng là trung tâm của mọi sự cải tiến. Điều này cũng đúng như những gì chúng ta thấy ở Apple.
2. Sự trung thành của khách hàng
Apple thấu hiểu yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công trong việc xây dựng thương hiệu của họ: Sự trung thành của khách hàng.
Rõ ràng, đây là một trong những mục tiêu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược Brand Building của mình.
Quy trình để khách hàng của bạn trở nên trung thành với thương hiệu có thể được giải thích ngắn gọn như sau: Biết – dùng – tin – yêu.
Người dùng phải biết đến bạn, sử dụng sản phẩm, cảm thấy hài lòng rồi mới tin tưởng và trở thành “người hâm mộ” thương hiệu của bạn được.
> Nike – Chiến lược xây dựng thương hiệu
3. Chạm tới khía cạnh cảm xúc của người dùng sản phẩm
Apple có một chiến lược rất khôn ngoan mỗi khi họ tung ra sản phẩm mới: Đó là khiến tất cả mọi người phải bàn tán đến những gì liên quan tới sản phẩm đó.
Thông thường, trước khi ra mắt sản phẩm, người hâm mộ thương hiệu “quả táo khuyết” thì háo hức chờ đón, cập nhật từ thông tin liên quan tới sản phẩm, giới công nghệ thì nảy ra những tranh luận sôi nổi xoay quanh những gì mà thiết bị công nghệ đó có thể làm được.
Trước những bàn tán sôi nổi về các sản phẩm của Apple, bạn có muốn được tận tay trải nghiệm thiết bị mới ấy? Tôi dám chắc câu trả lời của bạn là: Có.
4. Suy nghĩ khác biệt
Đối với người hâm mộ của mình, Apple luôn là lẽ phải. Một khi bạn khiến người dùng có được suy nghĩ như trên, chẳng mấy chốc doanh nghiệp bạn sẽ có cả tá những người khách hàng trung thành, sẵn sàng giành hàng giờ liền để tranh luận và bảo vệ cho thương hiệu của bạn.
Điều này dường như đi ngược lại tất cả những gì mọi người nghĩ mình nên thực hiện với khách hàng: Chính doanh nghiệp là người tạo nên xu hướng!
Apple quan niệm: Ban đầu, khách hàng không biết họ cần và muốn điều gì. Việc của “trái táo khuyết” là dẫn lối cho khách hàng, giúp họ hiểu họ cần và mong muốn điều gì ở một sản phẩm công nghệ cao. Tạo ra xu hướng, đó là điều mà Apple thực hiện.
5. Tương tác với khách hàng
Sẽ chẳng có doanh nghiệp nào có thể tồn tại được nếu họ hoàn toàn tách biệt mình với khách hàng. Apple luôn dành thời gian để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dùng sản phẩm do thương hiệu mình sản xuất.
Những sản phẩm mới của Apple luôn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đơn giản là bởi: Mọi thắc mắc, sự không hài lòng của người dùng đều đã được giải quyết trong phiên bản cập nhật này.
Apple thống lĩnh và tạo ra xu hướng mới trên thị trường, nhưng họ cũng không quên giữ khách hàng ngay bên cạnh mình, tương tác và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của họ. Đó chính là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của thương hiệu Apple trên thị trường.
> Google Ads rebrand: Học được gì từ Case Study này?
Hy vọng những thông tin chia sẻ vừa rồi của Malu sẽ là kim chỉ nam đồng hành cùng bạn trong chặng đường xây dựng và phát triển thương hiệu sắp tới. Nếu bạn có những thắc mắc hay vấn đề gì cần chia sẻ, đừng ngại ngần gửi comment ở phía dưới bài viết nhé.